Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng vũ trang

Thượng tướng - Giáo sư Hoàng Minh Thảo

Xuất phát từ yêu cầu của cách mạng giải phóng dân tộc, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Bởi theo Người, bản chất của chủ nghĩa thực dân, đế quốc là dùng bạo lực phản cách mạng để cướp nước, để thống trị: Muốn đòi được quyền lợi cho dân tộc, giành lại độc lập tự do cho đất nước thì không còn con đường nào khác là phải tự đứng lên dùng bạo lực cách mạng để thực hiện khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng. 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang được bắt nguồn từ đấu tranh chính trị, lấy mục tiêu chính trị làm cơ sở; từ đó giác ngộ quần chúng, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc; lấy dân làm gốc, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; kế thừa truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trên thế giới và sức mạnh của thời đại; tiến hành chiến tranh nhân dân với ba thứ quân; kết hợp chặt chẽ hai phương thức chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy. Trong thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, bạo lực cách mạng phải là sức mạnh của toàn dân tộc để đánh bại kẻ địch mà trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. 
Trong chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tháng 12-1944, Người nêu rõ: ''Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang của các địa phương giúp để huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được làm cho các đội này trưởng thành mãi lên''. Tiếp đến, trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 19-12-1946, Người nói: ''Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gương dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân, cứu nước''. 
Quan điểm Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng là sức mạnh của toàn dân tộc. Trên cơ sở quan điểm đó, tổ chức lực lương vũ trang nhân dân từng bước được phát triển bao gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, hình thành quân chủ lực và quân địa phương, lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. 
Cách tổ chức và bố trí lực lượng vũ trang nhân dân đã được Hồ Chí Minh kế thừa từ truyền thống của tổ tiên ta đánh giặc: có quân triều đình, quân các lộ và hương binh, làng chiến đấu nhưng đã được nâng lên một tầm cao mới đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức chiến tranh; phương thức chiến tranh nhân dân địa phương (chiến tranh du kích) và phương thức chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực (chiến tranh chính quy) nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Từ trong kháng chiến trường kỳ của dân tộc, so sánh lực lượng giữa ta và địch lúc đầu có sự chênh lệch lất lớn. Địch có số lượng hơn ta nhiều về quân đội, máy bay, đại bác xe tăng với các loại vũ khí hiện đại. Còn ta thì bắt đầu từ tầm vông, giáo mác của các đội tự vệ, đội du kích mà đi lên. Các lực lương vũ trang của ta lúc đầu chỉ là những đơn vị nhỏ mà điển hình là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với 34 chiến sĩ, trang bị rất thô sơ, thiếu thốn về nhiều mặt. Nhưng Hồ Chí Minh đã khẳng định: ''Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam''. Nếu chỉ nhìn vào lực lượng vũ trang của ta lúc đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh đã ví như ''châu chấu đá voi'', vậy mà chỉ ít năm sau voi đã ''bị lòi ruột ra'' và cuối cùng ta đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. 
Phương pháp luận lãnh đạo chiến tranh của Hồ Chí Minh là xây dựng lực lượng vũ trang trong sự kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui, Người nói: ''Chúng ta có ba lực lượng quân sự: vệ quốc quân, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Vệ quốc quân phải lo đánh trận để tiêu diệt địch… Bộ đội địa phương phải phụ trách đánh những trận vừa và phải chuẩn bị chiến trường sẵn sàng khi Vệ quốc quân đánh trận to ở địa phương mình. Dân quân du kích là một lực lượng rất rộng rãi, khắp cả nước. Hễ giặc Pháp và Việt gian bước chân đến đâu, là mắc phải lưới đó ngay''. 
Chiến tranh du kích được hình thành và phát triển trên cơ sở phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng ở địa phương, vừa đánh địch vừa tổ chức quần chúng đứng lên đánh địch bằng mọi hình thức, thực hiện toàn dân đánh giặc ở từng cơ sở, từng địa phương. Lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích trụ bám vững chắc ở địa phương nhằm sát thương rộng khắp, tiêu diệt một bộ phận quân địch, tạo nên thế trận xen kẽ có lợi cho ta, buộc địch phải phân tán, chia cắt lực lương để đối phó, làm cho chúng đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu, đẩy địch vào thế sa lầy nguy khốn, bộc lộ sơ hở, tạo điều kiện thuận lợi và thời cơ để bộ đội chủ lực của ta chủ động tập trung đánh tiêu diệt lớn quân địch. 
Trong quá trình phát triển của cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi bộ đội chủ lực là lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh chính quy, là lực lượng cơ động trên những địa bàn quan trọng của các chiến trường. Nó có nhiệm vụ tiêu diệt quân chủ lực của địch, cùng với bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân, giáng những đòn tiêu diệt lớn vào lực lương quân sự của địch, giải phóng đất đai, làm chuyển biến cục diện chiến tranh, đánh bại ý chí xâm lược của địch, giành thắng lợi quyết định trong chiến tranh. Năm 1949, Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh thành lập Bộ đội địa phương. Tháng 8 năm đó Người cho thành lập Đại đoàn (Sư đoàn) 308. Đại đoàn Quân tiên phong trên con đường vận động chiến- Tiếp đó năm 1950 các đại đoàn 304, 312, 316 và các trung đoàn độc lập lần lượt ra đời. Nhờ đó đến năm 1954 quân chủ lực của ta mới có đủ sức mạnh tập trung một lực lượng gồm 11 trung đoàn bộ binh thuộc 4 đại đoàn để tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, với địch có 17 tiểu đoàn quân tinh nhuệ thuộc 3 binh đoàn của Pháp. Điều đặc biệt, ngay từ đầu năm 1953, Người đã sớm cho thành lập các trung đoàn pháo và pháo phòng không cũng là một lực lượng quan trọng góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu. 
Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, sức mạnh không quân của Mỹ là con chủ bài, Người đã theo kịp thời đại tổ chức ra không quân, hải quân và phòng không để đối phó với lực lượng không quân hùng mạnh của địch, một yếu tố ngày càng trở nên có tính chất quyết định trong chiến tranh hiện đại công nghệ cao ở các nước có trình độ hiện đại tinh xảo. Sự sáng suốt của Người là ngay từ năm 1964 sau khi Mỹ cho máy bay ra đánh phá miền Bắc thì đến năm 1965 Người đã cho tổ chức bộ đội tên lửa phòng không để đến năm 1972 ta mới có ''Điện Biên Phủ trên không'' ở Hà Nội, Hải Phòng đánh bại cuộc tiến công bằng hoả lực đường không của địch, buộc Mỹ phải rút khỏi miền Nam. 
Để thực hiện ''Đánh cho Nguỵ nhào'' khi hoạt động của quân ta và dân ta trên các chiến trường đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Mình về xây dựng lực lượng vũ trang nhằm tạo ra thế và lức mới, ta đã cho thành lập các quân đoàn. Nhờ đó, trong chiến cuộc mùa xuân năm 1975 ta đã có điều kiện để thực hiện mưu kế chiến lước là căng định ra hai đầu Nam-Bắc chiến tuyến. Quân đoàn 2 kìm giữ định ở Tây Bắc Huế-Đà Nẵng, Quân đoàn 1 tổng dự bị chiến lược áp sát bờ Bắc sông Bến Hải, Quân đoàn 4 kìm giữ định ở Bắc Sài Gòn, buộc địch phải phòng ngự bị động và bố trí Sư đoàn dù và Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ là lực lượng cơ động chiến lược ở Huế-Đà Nẵng và Sài Gòn để sẵn sàng đối phó với ta. Mưu kế chiến lược này nhằm làm cho địch bị sơ hở ở quãng giữa là Tây Nguyên, tạo thế có lợi cho Tây Nguyên. Sau đó ta đã bất ngờ tăng thêm lực lượng cho Tây Nguyên tạo thành quả đấm chủ lực mạnh, giáng một đòn chí mạng vào nơi hiểm yếu của địch ở Buôn Ma Thuật. Địch ở Tây Nguyên bị phá vỡ tạo nên một cục diện chiến tranh mới, đẩy địch vào thế hỗn loạn về chiến lược và suy xụp nhanh chóng. 
Chiến thắng Tây nguyên và chiến thắng kế tiếp Huế Đà Nẵng, với sức mạnh của năm quan đoàn, ta đã liên tục tiến công và cuối cùng đã tiêu diệt chiến lược, bắt sống toàn bộ nội các của địch ngay tại sào huyệt của chúng ở Sài Gòn bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 
Phải có lực lượng mới đánh tiêu diệt được quân địch. Phải đánh tiêu diệt chiến lược mới giành được thắng lợi; tiêu diệt chiến lược nhỏ thì giành thắng lợi nhỏ, tiêu diệt chiến lược lớn thì giành thắng lợi lớn; tiêu diệt chiến lược cả bộ thống soái của địch thì mới giành được thắng lợi triệt để, trọn vẹn, kết thúc chiến tranh. 
Chiến tranh ngày nay, nếu có xảy ra thường là chiến tranh vũ khí công nghệ cao; chiến tranh bằng hoả lực đường không; bằng máy bay và tên lửa hành trình kết hợp với tiến công của lục quân cơ giới. 
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ta là cuộc chiến tranh nhân dân chính nghĩa chống xâm lược, vẫn phải lấy tinh thần làm cơ sở, vẫn phải là chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống dân tộc ''lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều''. Ta có kém địch về vũ khí thì phải vận dụng phương châm lấy hiện đại thông thường có một ít tinh xảo để đánh lại hiện đại tinh xảo. Phải lấy quân khu và tỉnh đội làm cơ sở chiến đấu. Quân khu và tỉnh có chiến đấu gìm địch lại ở các địa phương để tiêu hao, chia cắt quân địch thì lực lượng cơ động của Bộ mới có điều kiện và thế lợi để tiêu diệt địch. Quân khu và tỉnh là tạo thế cho lực lượng cơ động như thế địch mới bị ba lầy và bị tiêu hao tiêu diệt về sinh mạng và tinh thần chiến đấu mới giảm sút. Muốn thế các quân khu và tỉnh cũng phải có lực lượng phòng không mạnh. Dân quân du kích phải cùng với chủ lực đánh tên lửa hành trình của địch. 
Chiến tranh ngày nay vẫn là chiến tranh nhân dân ba thứ quân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui. Cái mới khác trước là để chống lại chiến tranh không-bộ của kẻ địch xâm lược thì ta phải có phương pháp luận bộ-không. Ngày nay chiến đấu đánh trả cuộc tiến công hoả lực đường không của địch cũng quan trọng như đánh địch ở trên bộ. Các đơn vị pháo binh công binh xe tăng vận tải đều phải có biên chế trang bị vũ khí phòng không. Ta phải đánh mạnh cả ở trên bộ và trên không, đặc biệt chú trọng đến lực lượng phòng không của cả ba thứ quân tạo thành thế trận chiến tranh nhân dân về phòng không. Đồng thời phải kết hợp hai phương thức chiến tranh nhằm chia cắt địch, tiêu hao tiến tới tiêu diệt quân địch. Địch bị tiêu diệt ở trên bộ và bị đánh đau ở trên không địch bị thiệt hại nhiều, bị lún sâu vào sa lầy, không hy vọng vào thắng lợi thì chúng mới bị đánh bại về ý chí xâm lược. 
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng lực lượng vũ trang ngày nay là 
xây dựng ''Quân đội nhân dân theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”. Bảo đảm có đủ sức mạnh sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân như lời Bác Hồ đã dạy: ''Quân đội ta, phải trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng''. 
(BÁO QĐND) 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website