Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng ý thứcc kỷ luật quân sự cho cán bộ, chiến sĩ quân đội ta

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện kỷ luật tự giác nghiêm minh cho quân đội. Người khẳng định: "Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm. 

Vì vậy, kỷ luật phải nghiêm minh"(1). Thông qua những bài viết, những lần đến thăm các đơn vị quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cập đến vấn đề kỷ luật, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng quân đội chính quy. Người chỉ rõ vai trò to lớn của kỷ luật quân sự: "Kỷ luật là sức mạnh của quân đội"(2), "Bộ đội không có kỷ luật đánh giặc nhất định thua"(3). Chủ tịch Hồ Chí Minh không những chỉ rõ vai trò, bản chất của kỷ luật quân sự, mà Người còn chỉ ra con đường và biện pháp để giáo dục, bồi dưỡng ý thức kỷ luật quân sự cho cán bộ, chiến sĩ quân đội ta, nổi bật trên một số nội dung sau: 

Thứ nhất, phải giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ luôn nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, mệnh lệnh, chỉ thị được giao. 

Ý thức kỷ luật quân sự của quân nhân biểu hiện tập trung ở sự hiểu biết sâu sắc, sự nhất trí và lòng tin tưởng hoàn toàn vào pháp luật Nhà nước, điều lệnh kỷ luật quân đội, tin tưởng vào khả năng chấp hành nghiêm kỷ luật của bản thân mình. Đây chính là điều kiện để mỗi quân nhân nhận rõ trách nhiệm xã hội của mình, từ đó tự giác hành động theo các yêu cầu của xã hội cũng như pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dạy rằng, muốn có kỷ luật tự giác nghiêm minh thì phải làm cho quân nhân thông suốt nhiệm vụ được giao. Người viết: "Trong quân đội mệnh lệnh từ trên xuống dưới phải thấm xuống mỗi đội viên. Chỗ nào mệnh lệnh không xuống thì chỗ đó hỏng"(4). Theo Người, con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để bộ đội nâng cao nhận thức về kỷ luật là phải tăng cường giáo dục chính trị, phải học tập chính cương, chính sách của Đảng cho hiểu mà làm cho đúng. Ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới một vấn đề có tính quy luật là hành động đúng phải trên cơ sở nhận thức đúng. Khi nhận thức đúng các quy luật khách quan, cùng với tình cảm cách mạng trong sáng sẽ tạo ra niềm tin sắt đá. Niềm tin ấy chính là động lực to lớn thúc đẩy bộ đội ta thông suốt nhiệm vụ, vượt qua khó khăn để thực hiện nghiêm các yêu cầu của kỷ luật quân sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc nâng cao ý thức giác ngộ về chính trị như là một điều kiện tiên quyết, một nhân tố quan trọng để cho bộ đội thông suốt nhiệm vụ, hình thành nên ý thức kỷ luật quân sự. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cao cấp toàn quân tháng 3 năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 12, quân đội ta chỉnh huấn chính trị tốt, làm cho toàn quân nhất trí với Nghị quyết của Trung ương Đảng và những nhận định của Tổng Quân ủy, do đó mà nâng cao thêm ý thức tổ chức và kỷ luật, nội bộ đoàn kết và phấn khởi"(1). Thực tiễn xây dựng quân đội cho thấy, sau mỗi lần sinh hoạt chính trị, việc nâng cao trình độ giác ngộ chính trị của cán bộ đã làm cho kỷ luật ở các đơn vị cũng được nâng cao. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Phàm làm việc gì cũng vậy, bất kỳ lớn bé, bất kỳ khó dễ, nếu không ra sức thì chắc không thành công"(2). Đối với hoạt động của các lực lượng vũ trang, Người chỉ rõ: "…mọi việc đều khó khăn, đánh giặc lại càng khó khăn hơn. Nếu dễ thì ai làm cũng được, không phải chờ đến các chú. Vì vậy, gặp khó khăn thì phải cố vượt cho bằng được thì nhất định thắng lợi"(3). Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc giáo dục, bồi dưỡng ý chí quyết tâm cho bộ đội là bồi dưỡng cho họ có quyết tâm đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc; quyết tâm đấu tranh chống lại thói quen lạc hậu và chủ nghĩa cá nhân. Quyết tâm đối với từng người trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình; với việc, với người thì nhất thiết phải phê phán, đấu tranh, loại bỏ những hiện tượng phi đạo đức, tàn dư đạo đức cũ. Vì chủ nghĩa cá nhân là mẹ đẻ của biết bao tội lỗi hư hỏng, tạo nên những động cơ hoàn toàn không trong sáng, trái với yêu cầu của kỷ luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: "Do cá nhân chủ nghĩa mà sinh ra tự do chủ nghĩa, không nghiên cứu nghiêm chỉnh, chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, không tôn trọng pháp luật và thể lệ của Nhà nước. Tự do cho mình là đúng, hành động theo ý riêng, phát biểu theo ý riêng, không báo cáo và xin chỉ thị của cấp trên, xem thường tổ chức và kỷ luật"(4). Vì vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng ý thức kỷ luật quân sự cho bộ đội phải gắn liền với bồi dưỡng ý chí quyết tâm đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dạy cán bộ quân đội ta trong giáo dục, bồi dưỡng ý chí quyết tâm cho bộ đội phải giáo dục, bồi dưỡng niềm tin có cơ sở khoa học, dựa trên sự giác ngộ của mỗi quân nhân vào lý tưởng cao đẹp mà người quân nhân theo đuổi và phải luôn quan tâm chăm lo tới mọi mặt đời sống, nhu cầu, động cơ, mục đích của bộ đội. Người đã chỉ huấn: "Đối với binh sĩ thì từ lời ăn tiếng nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất thiết phải biết và hết sức chăm nom, có đồng cam cộng khổ với binh sĩ thì khi dẫn họ đi đâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng đi, khi bảo họ đánh họ sẽ hăng hái đánh"(1). 

Thứ tư, giáo dục, bồi dưỡng ý thức kỷ luật quân sự cho bộ đội phải gắn với rèn luyện tác phong chính quy. 

Ý thức kỷ luật quân sự không chỉ tồn tại như một yếu tố tinh thần, mà còn là sự biểu thị của tác phong hành động của mỗi quân nhân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc rèn luyện tác phong hành động, giữ nghiêm kỷ luật cho bộ đội được thực hiện trước hết thông qua việc hướng dẫn cụ thể, tỷ mỷ của người cán bộ. Việc hướng dẫn hành động càng cụ thể, tỷ mỷ bao nhiêu thì càng bớt được sai lầm vi phạm kỷ luật bấy nhiêu. Người quan niệm: "Trừ những người cố ý phá hoại, ngoài ra không ai cố ý sai lầm, sai lầm là vì không hiểu, không biết"(2). Vì vậy, xây dựng tác phong hành động đúng kỷ luật của cán bộ không những chỉ dựa trên cơ sở giáo dục cơ bản, mà còn phải dựa vào sự hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên sâu sát của cán bộ các cấp, làm cho các hành vi kỷ luật thành một thói quen. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cán bộ từ chỉ huy trở xuống phải cố gắng hơn nữa trong công tác, trong học tập, từ bước đi, cái chào đều phải chính quy hoá, cán bộ phải làm trước và làm gương cho các chiến sĩ…". 

Thực tế cho thấy ở đâu, lúc nào cán bộ thực sự là tấm gương sáng về kỷ luật, thì ở đó chiến sĩ sẽ có ý thức kỷ luật quân sự và ngược lại, ở đâu cán bộ buông lỏng kỷ luật, tự do tuỳ tiện, thì ở đó sẽ có nhiều hiện tượng vi phạm kỷ luật. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ tự mình nêu gương cho cấp dưới là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất. Hiện nay, cán bộ trong quân đội ta phải làm việc với tất cả lương tâm và trách nhiệm của mình và luôn là tấm gương sáng để động viên dẫn dắt bộ đội vượt qua khó khăn trở ngại, giữ nghiêm kỷ luật quân sự, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trong quân đội cách mạng, cán bộ phải làm gương mẫu, phải chăm nom đến đời sống, tinh thần, vật chất của chiến sĩ, phải gương mẫu học tập và giữ nghiêm kỷ luật"(4). 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng ý thức kỷ luật quân sự cho cán bộ, chiến sĩ quân đội ta mãi mãi là kim chỉ nam cho hành động, là cơ sở phương pháp luận cho cán bộ, chiến sĩ quân đội ta giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao ý thức kỷ luật quân sự, góp phần xây dựng quân đội nhân dân theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. 

Theo Lê Văn Làm, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website