Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào tạo

Dân tộc Việt Nam có truyền thống hàng nghìn năm văn hiến, truyền thống hiếu học. Một trong những con người tiêu biểu cho truyền thống hiếu học, có nhiều đóng góp trong việc xây dựng nền giáo dục cách mạng Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Là người sáng lập ra chế độ mới, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngay sau ngày độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là một trong những nhiệm vụ cấp bách của chế độ mới. Bởi vì, ''một dân tộc dốt là một dân tộc yếu'', ''Dốt thì dại, dại thì hèn''. 

Theo Hồ Chí Minh, “một chế độ mới ra đời, điều cần thiết đầu tiên là phải nhanh chóng xóa bỏ nền giáo dục nô lệ, Thực dân Pháp muốn làm cho dân ngu để trị''. Đối với chúng ta, vấn đề không chỉ là nhận thức thế giới mà còn phải cải tạo thế giới. Muốn làm được điều đó, nói như V.l. Lê Nin, mù chữ sẽ đứng ngoài chính trị. Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải làm cho nhân dân biết đọc, biết viết, từng bước nâng cao dân trí. Bởi vì nước ta là nước dân chủ, dân là chủ và dân làm chủ. Công việc kháng chiến, kiến quốc, đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Chúng ta phải đem tài dân, sức dân, của đân để làm lợi cho dân. Muốn làm được điều đó, cần phải có giáo dục và giáo dục lại nhân dân. 

Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục sẽ tạo ra tính liên tục của cách mạng. Trên cơ sở nâng cao dân trí, nhân dân sẽ biết quyền lợi, bổn phận, có kiến thức mới để tham gia vào công việc xây dựng. Sự thành công của các nước, không có yếu tố nào quan trọng hơn giáo dục. Giáo dục sẽ tạo ra ''những nguyên liệu” không có sẵn trong tự nhiên như kỹ sư, chuyên gia, bác học... Giáo dục - đào tạo sẽ góp phần quyết định làm cho non sông Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu. Giáo dục tạo ra nhân cách và từng bước hoàn thiện con người. 

Mặt khác, giáo dục còn là yếu tố quyết định trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ tổ chức quản lý. Giáo dục sẽ giúp cho người học có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới mà nếu không có nó thì sẽ không giữ vững được nền độc lập, không thể tham gia vào công việc kiến thiết xây dựng nước nhà dân giàu, nước mạnh. Giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân có kiến thức mới để biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc...'' Theo Hồ Chí Minh, giáo dục chỉ phát huy hết vai trò, sức mạnh của mình khi thực hiện đúng đắn phương châm, phương pháp giáo dục. Người đã nhiều lần căn dặn các nhà giáo phải luôn gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ thực tế, học tập phải kết hợp với lao động sản xuất Giáo dục phải kết hợp cả 3 khâu: gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu xem nhẹ bất kỳ khâu nào cũng đều hạn chế đến kết quả của giáo dục, thậm chí có thể đưa lại những hậu quả khó lường... Hồ Chí Minh quan niệm giáo dục đào tạo là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Kết quả giáo dục phụ thuộc rất lớn vào đường lối của Đảng, trách nhiệm của chính quyền, các ngành, các cấp, các đoàn thể, của cha mẹ học sinh. Phải tạo ra sức mạnh tổng hợp cho công tác giáo dục – đào tạo của Đảng. Bởi vì, giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần còn lại thuộc về vai trò của các đoàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để có một nền giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao, thể hiện bản chất tốt đẹp của nền giáo dục XHCN thì phải thật sự dân chủ, bình đẳng trong giáo dục; phải gắn liền với thi đua và phương pháp nêu gương... 

Nhìn lại nền giáo dục cách mạng Việt Nam gần 60 năm qua, chúng ta càng thấy rõ một sự thật: Lúc nào và ở đâu nghiên cứu và quán triệt đầy đủ Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo thì ở đó đem lại những thành tựu và niềm tự hào lớn cho nền giáo dục nước nhà. Hiện nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta coi giáo dục làquốc sách hàng đầu nhưng làm thế nào để hiện thực hóa điều đó thi chúng ta vẫn còn đang tìm tòi. Đội ngũ giáo viên vẫn đang còn phải lo toan quá nhiều việc để lo cho cuộc sống gia đình. Những biện pháp cụ thể để chặn đứng những tiêu cục, xuống cấp trong giáo dục vừa thiếu, vừa yếu, lại không đồng bộ. Trước đây, phong trào thi đua ''dạy tốt, học tốt'' không bị chủ nghĩa hình thức chi phối ngày nay bệnh thành tích đang làm mờ đi thực chất giáo dục. Hai năm gần đây, việc cãi cách phương pháp ra đề thi đại học, bước đầu xác định là một vị thuốc trong thang thuốc làm giảm căn bệnh của những cơn sốt luyện thi, dạy thêm, học thêm. Đó là những kinh nghiệm cần được nghiêm túc đánh giá, tổng kết để tìm ra bước đi thích hợp cho nền giáo dục nước ta trong những năm tới. 

Theo báo Lâm Đồng

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website