Nghĩ về nét độc đáo trong Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ phạm vi bài viềt này xin nói lên cảm nghĩ về một trong 3 bộ phận nói trên của hệ Tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là đạo đức Hồ Chí Minh. Thiết nghĩ đây là nét độc đáo nhất trong hệ tư tưởng của Người. Bởi lẽ bộ phận đạo đức trong hệ tư tưởng nói trên được thế hiện là đặc trưng kết hợp giữa tinh hoa dân tộc với tinh hoa thời đại, trong đó bao trùm là tính tư tưởng nhân văn được diễn đạt một cách khái quát: độc lập và thống nhất cho Tổ quốc, tự do và dân chủ cho nhân dân, công bằng và hạnh phúc cho mọi người; hòa bình và hữu nghị cho các dân tộc, sự phát triển các quan hệ văn hóa và nhân dân cho thời đại. 

Đạo đức Hồ Chí Minh được các nhà nghiên cứu khẳng định là tấm gương đạo đức lớn, là sức mạnh chính trị, tinh thần to lớn cho toàn Đảng, toàn dân noi theo. Đạo đức Hồ Chí Minh bao gỗm 2 bộ phận là tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức. 

Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đã đóng góp làm phong phú thêm tư tưởng đạo đức cách mạng của đạo đức học Mác-Lênin, được biểu hiện vận dụng nhuần nhuyễn giữa tính nhân văn của các dân tộc Việt Nam với đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân. 

Tấm gương đạo đức của Nguời là đỉnh cao đặc trưng con người mới. Đó là: Suốt đời hy sinh cho dân tộc không một chút riêng tư, hết lòng yêu thương nhân dân, lấy dân làm gốc; chí công vô tư, cần kiệm liêm chính; giản dị, khiêm tốn; suỗt đời học tập rèn luyện vươn lên. Từ đó Người đã hết lòng vì sự nghiệp giải phóng con người bao gổm: đồng bào bị đau khổ, nhân loại bị áp bức không phân biệt màu da, chủng tộc… yêu con người, tin vào sức mạnh con người và đem lòng chí công vô tư để đối xử với con người. 

Đạo đức Hồ Chí Minh còn được thể hiện rõ nét và độc đáo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc qua 2 thời kỳ, Người đã kế thừa và nâng cao truyền thóng đạo đức của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh với kẻ thù: "Lấy chí nhân thay cường bạo, lấy đại nghĩa thắng hung tàn''. Người không những thế hiện lòng nhân đạo đối với kẻ thù, cảm thông đối với những ai lầm đường lạc lối và với cả những người lính viễn chinh, công cụ của giai cấp bóc lột cũng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Người vẫn mời Vĩnh Thụy (Bảo Đại) và giám mục Lê Hữu Từ làm cồ vấn cho Chính phủ. 

Khi lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đa chủ trương thực hiện chính sách thêm bạn bớt thù; đã cử các ông Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch Chính phủ, NguyễnTườngTam, làm Bộ trưởng Ngoại giao, Vũ Hồng Khanh làm Phó Chủ tịch Quân ủy hội, cùng nhiều nhân vật khác của Quốc dân Đảng tham gia vào Ban Thường trực Quốc hội. Điều đó nói lên đức khoan hồng, đại độ và bản lĩnh của Người. Ngày 31-5-1946, trong thư gởi đổng bào Nam Bộ, Người viết: "Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay, trong mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác, nhưng cả thảy đều là dòng dõi tổ tiên ta. 

Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ; có thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang''. Trong công cuộc giải phóng miền Nam, Đảng và quân đội ta thực hiện tư tưởng của Người: ''Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Tuy nhiên, phải đánh như thế nào đề miền Nam ít tổn thất về sinh mạng và của cải nhân dân. Thể hiện tính nhân đạo của Người, lúc sinh thời là đánh thế nào làm tan rã về tỗ chức của quân ngụy, đánh sụp đổ về tinh thần và ý chí, đồng thời mở con đường sống cho quân ngụy còn có ngày cải tà qui chính quay về với dân tộc. 

Ngày nay, đất nước đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc phát huy nâng cao Tư tưởng Hồ Chí Minh là rất to lớn. Điều đó sẽ giúp cho việc đổi mới chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh; đồng thời đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân và kiều bào ở nước ngoài, cũng như mở ra chính sách ngoại giao làm bầu bạn các nước trên thế giới; nhằm huy động sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 

Theo báo Long An

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website