Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu thiết thực của cách mạng Việt Nam

(ĐCSVN)- Vĩ đại, thiên tài, kiệt xuất là những từ hay nhất để mô tả tầm vóc của lãnh tụ “vạch đường thời đại”, làm xoay chuyển chiều hướng phát triển của lịch sử dân tộc hay lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh là một trong số rất ít những con người lỗi lạc được Việt Nam và thế giới suy tôn bằng tất cả những danh hiệu cao cả, vinh quang nhất. 

Những nhận định của Người về kết cục của chiến tranh thế giới lần thứ II, về các mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam (Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ…) đó là những dự cảm thiên tài của con người “thông thiên, đạt địa, tri nhân”. 

Với nhãn quan thấu suốt không gian và thời gian, Hồ Chí Minh đã hình dung khái quát diễn trình lịch sử nhân loại và lịch sử Việt Nam theo quy luật vận động tất yếu của nó. Nhìn lại khiViệt Nam còn trong chế độ thực dân, nửa phong kiến, việc đánh đổ thực dân Pháp, đánh đổ tập đoàn phong kiến tay sai giành độc lập cho dân tộc, giành ruộng đất cho dân cày là vấn đề bức thiết nhất. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã vùng lên giành chính quyền trong cả nước vào tháng 8 – 1945. Chính quyền đã về tay nhân dân nhưng đất nước vừa trải qua nạn đói khủng khiếp với hơn hai triệu người chết, nhân dân lao động đang sống trong cảnh cùng cực về vật chất và tinh thần; hơn 90% dân số mù chữ; ngân sách nhà nước trống rỗng; thù trong, giặc ngoài đe doạ… Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Hồ Chí Minh đã phát động cả nước ra sức chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Chủ trương cực kỳ đúng đắn và sát hợp của Hồ Chí Minh đã được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng và đã vượt qua một bước hiểm nghèo. Nhưng, khó khăn là quá lớn, thời gian là quá ngắn cho nên dù cố gắng rất cao cũng chỉ giải quyết được những yêu cầu hết sức cấp bách. Đời sống của nhân dân vẫn còn rất khó khăn. Bởi vậy, trong thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, tháng 10 – 1945, Hồ Chí Minh viết: “… Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. 

Sau đó, Người chỉ thị: “Chúng ta phải thực hiện ngay: 

- Làm cho dân có ăn 

- Làm cho dân có mặc 

- Làm cho dân có chỗ ở 

- Làm cho dân có học hành. 

Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức được cho tự do, độc lập”. 

Vào thời điểm những năm 40 – 50 của thế kỷ XX, những vấn đề ăn, mặc, ở, học hành cùng với kháng chiến chống Pháp là những bức bách lớn nhất. 

Nói đến mục tiêu cách mạng, cùng với lý tưởng xây dựng thành công CNXH và CNCS với viễn cảnh của cải vật chất – tinh thần vô cùng phong phú, người lao động “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”… thì trước hết cần phải giải quyết những vấn đề thiết thực trong cuộc sống hiện tại của đất nước và của nhân dân. Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại cũng do Người đã thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, hướng mọi cố gắng của Đảng, Chính phủ vào việc chăm lo lợi ích chính đáng, thiết thực của nhân dân. Vì vậy, Người xác định cán bộ là “đầy tớ của nhân dân”, nhân dân là gốc của mọi quốc gia trong mọi thời điểm lịch sử. Nếu cán bộ đảng viên không xác định rõ chân lý đơn giản đó thì không phải là cán bộ của dân dù có cố trưng ra rất nhiều biển hiệu “nhân dân”. “… Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân. Muốn làm như vậy chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính…”. Chính vì vậy, “Cán bộ từ trên xuống phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở” của nhân dân. “… Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi…”. 

Sau Hiệp định Giơnevơ (tháng 7-1954), đất nước chia làm hai miền với hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. 

Miền Bắc xây dựng, miền Nam chống Mỹ. Chống Mỹ để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc. Xây dựng miền Bắc để hàn gắn vết thương chiến tranh; khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần giải phóng miền Nam. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân hai miền Nam Bắc tập trung cao độ cho mục tiêu xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà. Nói chuyện tại hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục ngày 03 – 06 - 1957, Người nhấn mạnh: “…Chủ nghĩa xã hội là cái gì? - Là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do. Nhưng nếu muốn tách riêng một mình mà ngồi ăn no mặc ấm, người khác mặc kệ, thế là không tốt…”. 

Như vậy là, mục tiêu chung của cách mạng không bao giờ tách rời mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Theo tư tưởng của V.I Lênin, giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân cần phải bắc những chiếc cầu nhỏ để tới bến bờ của CNXH. Nếu chỉ nhấn mạnh mục tiêu chung mà coi nhẹ mục tiêu trước mắt, không chú trọng giải quyết những vấn đề nóng bỏng của hiện tại thì đó là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm, duy ý chí hoặc đó là thái độ mượn lý tưởng cao cả để che đậy những động cơ vụ lợi của những phần tử cơ hội chủ nghĩa. Cả hai khuynh hướng này đều rất nguy hiểm vì nó trái với quy luật vận hành của đời sống xã hội và tất yếu sẽ làm mòn mỏi niềm tin và tạo ra sự bất bình của quần chúng nhân dân. 

Thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định mục tiêu chung đã được đề ra từ trước. Mục tiêu đó là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời xác định phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh CNH – HĐH để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Một trong những trọng điểm của công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thiếu dân chủ, lập lại trật tự kỷ cương xã hội. Ngay từ khi vụ tham nhũng lớn ở Ban quản lý dự án PMU 18 – Bộ Giao thông vận tải bước đầu được phanh phui, quần chúng nhân dân, nhất là những cán bộ, đảng viên lão thành càng thấy bức xúc, lo lắng và mong muốn Đảng, Nhà nước cần kiên quyết, triệt để hơn trong việc đấu tranh chống “giặc nội xâm” cực kỳ nguy hiểm này. 

Nếu còn những con người như Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến và không ít cán bộ, quan chức khác tiếp tục chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân để ăn chơi trác táng đến độ khó tưởng tượng thì sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam với những lý tưởng cao đẹp và những thành tựu trước đây được xây đắp bằng công sức, máu xương của nhân dân và chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc… sẽ bị bọn chúng phá hoại và chôn vùi. Đó là quy luật nhân quả. Đúng như nhà thơ dân tộc Ava của Daghetstan (thuộc Liên bang Nga) là Abutalip đã nói: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. 

Đoàn Mô

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website