Giới thiệu tác phẩm của V.I.Lênin: “Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao”

I. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm 

Tác phẩm “Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao” được V.I.Lê nin viết vào xuân hè năm 1894. V.I.Lênin đã giáng trả quyết liệt sự tấn công của bọn Dân Tuý tự do đối với những người Mác Xít qua tạp chí “Của cải nước Nga” của chúng. 

II. Những nội dung chủ yếu của tác phẩm 

1/ V.I.Lênin chống lại phái Dân Tuý tự do, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, đấu tranh đưa chủ nghĩa Mác vào nước Nga. 

V.I.Lênin đã phê phán kịch liệt những quan điểm của Mi-khai-lốp-ski và chỉ rõ, không một tác phẩm nào C.Mác không trình bày quan điểm duy vật đối với lịch sử của mình, và từ khi bộ tư bản ra đời thì quan điểm duy vật lịch sử không còn là giả thiết nữa mà là một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học. 

Quan điểm duy vật lịch sử của C.Mác được xây dựng trên cơ sở một kho tài liệu rất đồ sộ - bộ tư bản và các tác phẩm khác của C.Mác, Ph.Ăngghen. Vì thế so sánh C.Mác với Đác Uyn là hoàn toàn đúng đắn. 

Mi-khai-lốp-ski phủ nhận tính phổ biến của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ông ta cho rằng chủ nghĩa duy vật lịch sử không thể làm sáng tỏ lịch sử toàn bộ thế giới được. V.I.Lênin chỉ rõ “Muốn làm sáng tỏ lịch sử thì phải thấy rằng những quan hệ vật chất của xã hội chứ không phải những quan hệ tư tưởng của xã hội, là cơ sở của lịch sử”. 

V.I.Lênin đã phê phán kịch liệt và khẳng định rằng, trên thực tế chủ nghĩa tư bản chưa diệt vong, chủ nghĩa xã hội chưa thắng lợi nhưng C.Mác, Ph.Ăngghen đã nói tới điều đó, mới là khoa học. Một học thuyết khoa học thì phải phân tích sâu sắc hiện tại, rút ra những nhận xét, kết luận dự báo các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. 

Sau khi bác bỏ sự tấn công của Mi-khai-lốp-ski đối với chủ nghĩa duy vật lịch sử là vô căn cứ, V.I.Lênin đã phê phán kịch liệt xã hội học chủ quan của phái Dân Tuý tự do, chứng minh tính chất phản khoa học và sự phản động của nó. 

V.I.Lênin kết luận, thực chất xã hội học chủ quan của phái Dân Tuý tự do là các quan điểm nhân nghĩa, đạo đức trừu tượng. 

V.I.Lênin đã phân tích rõ sự khác nhau giữa phép biện chứng của Mác với phép biện chứng duy tâm của Hêghen và khẳng định phép biện chứng của Mác đối lập với phép hiện chứng của Hêghen. 

V.I.Lênin chứng minh tính hoàn chỉnh của học thuyết Mác trong mối quan hệ nội tại giữa các bộ phận cấu thành của nó. Đặc biệt là V.I.Lênin đã chú trọng đến cơ sở phương pháp luận của toàn bộ học thuyết Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng. 

2. V.I.Lênin phê phán cương lĩnh chính trị của phái Dân Tuý tự do 

Trong thiên 3 của tác phẩm V.I.Lênin kịch liệt phê phán cương lĩnh chính trị của phái Dân Tuý tự do. Người chỉ ra những đề nghị thực tiễn thiếu căn cứ, không có khả năng thực thi của I-u-ja-cốp, Cri-ven-kô và Ca-rư-séc: 

V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, những liệu pháp thực tiễn đó chẳng qua chỉ là sự vá víu, sửa chữa qua loa xã hội tư bản chủ nghĩa ở Nga, nhưng biện pháp đó chỉ có thể làm cho giai cấp tư sản mạnh thêm và phát triển thêm. Bởi vì trong hoàn cảnh nông dân bị phân hoá bởi chủ nghĩaa tư bản, kẻ có khả năng ảnh hưởng những tiền vay những cải tiến và những tiến bộ ấy chỉ là người có số “tiền dành dụm” nào đó. Tức là họ là đại biểu của một số rất ít người của giai cấp tư sản nông thôn. 

V.I.Lênin chỉ rõ những người đề ra cương lĩnh đó hoàn toàn đứng trên mảnh đất của xã hội hiện đại tức là đứng trên mảnh đất của chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng họ lại không hiểu được mảnh đất đó. Họ muốn thoát khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng họ lại đưa ra những đề nghị thực tiễn làm cho giai cấp tư sản mạnh thêm. 

V.I.Lênin khẳng định, nhưng người Dân Tuý tự do đã không hiểu được các quan hệ sản xuất ở Nga (trong nông thôn cũng như trong các đẳng cấp khác). 

Thực chất cương lĩnh thực tiễn của phái Dân Tuý tự do là viển vông ảo tưởng, thoát ly thực tế: Họ muốn xây dựng một xã hội nửa nông nô, nửa tự do. Họ muốn có chủ nghĩa tư bản mà người lao động không bị tách khỏi tư liệu sản xuất, song họ lại muốn có nền kinh tế hàng hoá và không có bóc lột, không có chủ nghĩa tư bản. 

3. Nhận định bản chất giai cấp của phái Dân Tuý tự do 

Luận điểm coi nông dân và thợ thủ công là những người tiểu tư sản được V.I.Lênin coi là luận điểm trung tâm trong lý luận của chủ nghĩa xã hội công nhân so với chủ nghĩa xã hội nông dân trước kia. Đó là chủ nghĩa xã hội không hiểu về nền kinh tế hàng hoá trong đó người sản xuất nhỏ sinh sống, chủ nghĩa xã hội nông dân không hiểu gì về sự phân hoá người sản xuất nhỏ theo con đường chủ nghĩa tư bản. 

Từ việc phân tích bản chất kinh tế, xã hội của nông dân và thợ thủ công, V.I.Lênin đã chỉ rõ phái Dân Tuý tự do biểu hiện lợi ích của giai cấp tiểu tư sản. Họ đem những dự án cải cách của mình phục vụ cho giai cấp tư sản. Điều này khẳng định một vấn đề hết sức quan trọng là, những người dân chủ xã hội Nga phải có thái độ như thế nào đối với cương lĩnh và những đề nghị thực tiễn của họ. 

Những quan điểm của những người Dân Tuý tự do sai lầm trên các mặt sau: Về thế giới quan, không phân biệt được sự phát triển tất yếu khách quan của xã hội; duy tâm về lịch sử: không hiểu được cơ sở kinh tế của sự phát triển xã hội là nền sản xuất vật chất; không hiểu giai cấp nào là đại biểu cho phương thức sản xuất mới. Về chính trị, họ phản động, cải lương: phủ nhận đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng; họ từ bỏ truyền thống cách mạng của những người tiên tiến của phái Dân Tuý trước đó; che đậy tính chất đối kháng trong xã hội, ca ngợi nhà nước tư sản. Như vậy họ đã kìm hãm sự phát triển xã hội. 

4. Lý luận cơ bản của xã hội học Mác xít được thể hiên trong tác phẩm: 

a) Lý luận về hình thái kinh tế xã hội 

b) Vấn đề quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan 

c) Vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử 

d) Vấn đề nhà nước và dân tộc… 

III. Nhiệm vụ và phương pháp công tác của những người dân chủ xã hội Nga 

1. Hướng toàn bộ hoạt động vào giai cấp công nhân, phát triển ý thức giai cấp cho công nhân, lôi cuốn toàn bộ giai cấp công nhân đứng lên đấu tranh chính trị 

V.I.Lênin chỉ rõ giai cấp công nhân Nga là đại biểu chân chính của lực lượng cách mạng không chỉ vì nó đối lập với chủ nghĩa tư bản chống chủ nghĩa tư bản mà nó còn là lực lượng đấu tranh kiên quyết chống chế độ chuyên chế Nga Hoàng và những tàn dư của chế độ trung cổ, nửa nông nô. 

Để khẳng định rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của giai cấp công nhân Nga trong cuộc đấu tranh cách mạng, V.I.Lênin ngoài việc phân tích bản chất hai mặt của giai cấp nông dân, Người còn phân biệt giai cấp công nhân với tầng lớp tiểu tư sản. Người chỉ rõ, giai cấp công nhân trong công xưởng nhà máy, giai cấp công nhân thành thị, họ được tập hợp trong tổ chức lớn, họ trội hơn hẳn người tiểu sản xuất, họ được đặt trong những điều kiện đặc biệt có lợi cho sự giải phóng bản thân họ và những người lao động. 

V.I.Lênin kết luận, trong điều kiện lúc bấy giờ, chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở Nga, giai cấp công nhân Nga là đại diện cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp đấu tranh kiên quyết cho dân chủ và chủ nghĩa xã hội, họ là người đứng đầu các phần tử dân chủ ở Nga. Giai cấp công nhân Nga là chiến sĩ tiên phong đấu tranh giải phóng toàn thể nhân dân lao động. Họ là đại biểu duy nhất và tự nhiên của toàn thể nhân dân lao động cần lao và bị bóc lột ở Nga. 

2. Thái độ đối với nông dân và tư tưởng xây dựng khối công nông liên minh do giai cấp công nhân lãnh đạo 

Trong tác phẩm này V.I.Lênin đã luận chứng rõ vai trò của nông dân và phát triển tư tưởng liên minh công nông của C.Mác, Ph.Ăngghen. Trong đó, Người đi sâu phân tích bản chất giai cấp tiểu tư sản - bản chất hai mặt của nông dân. Đó là bản chất cách mạng và bảo thủ. Song điều sâu sắc của V.I.Lênin là ở chỗ, Người đặt vấn đề phải phân biệt bản chất hai mặt đó, chú trọng, nhấn mạnh đến bản chất cách mạng của nông dân; chỉ ra sự cần thiết và khả năng có thể thực hiện được đối với việc cải tạo, khắc phục dần bản chất không cách mạng (bảo thủ) của nông dân, phải đoạn tuyệt với tư tưởng bảo thủ của nông dân, nhưng không đoạn tuyệt nông dân, mà phải tích cực giáo dục, cải tạo họ. 

3. Thành lập Đảng của giai cấo công nhân và các Đảng dân chủ 

a) Thành lập Đảng của giai cấp công nhân 

V.I.Lênin đã khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Nga, và quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng ở Nga thuộc về giai cấp công nhân. V.I.Lênin cũng chỉ ra rằng cuộc cách mạng ấy phải trải qua hai giai đoạn, giai đoạn đầu là cách mạng dân chủ, giai đoạn tiếp theo là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều này rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với nước Nga, một nước giai cấp nông dân chiếm phần đông trong dân cư. Trong cuộc cách mạng dân chủ giai cấp công nhân Nga phải giữ vai trò lãnh đạo, không chia xẻ quyền lãnh đạo đó cho bất kỳ một giai cấp, tầng lớp nào. V.I.Lê nin đã luận chứng sâu sắc vấn đề này và khẳng định độc quyền lãnh đạo cách mạng dân chủ thuộc về giai cấp công nhân Nga. 

b) Ủng hộ việc thành lập các Đảng dân chủ 

Cùng với việc thành lập Đảng vô sản cách mạng của giai cấp công nhân, những người dân chủ xã hội còn phải ủng hộ những người dân chủ thành lập các Đảng dân chủ của họ. V.I.Lênin đã coi việc thành tập các Đảng dân chủ để đấu tranh xoá bỏ chế độ chuyên chế là một bước tiến có ích. Những người dân chủ xã hội Nga cần ủng hộ việc thành lập các Đảng dân chủ, đó là điều kiện để tập hợp lực lượng cách mạng chống Nga Hoàng và làm chuyển biến tư tưởng của những tri thức đang chịu ảnh hưởng của tư tưởng Dân Tuý. 

4. Công tác lý luận và công tác thực tiễn 

Trong tác phẩm này, V.I.Lênin vừa phân tích tầm quan trọng của công tác lý luận, yêu cầu vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác, vừa nêu lên nhiệm vụ phải nắm chắc thực tiễn, nghiên cứu đầy đủ, chính xác những quan hệ kinh tế - xã hội hiện thực..., để từ đó vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn - một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng. 

V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Công tác lý luận phải hướng vào việc nghiên cứu cụ thể mọi hình thức của đối kháng kinh tế ở Nga, vào việc nghiên cứu những mối liên hệ và sự phát triển lô gích của các hình thái đó, công tác lý luận đó phải vạch trần sự đối kháng đó ở bất cứ chỗ nào mà nó bị lịch sử chính trị, bị những đặc điểm của các chế, độ pháp lý, bị những định kiến của những lý luận sẵn có che dấu đi. Nó phải vẽ ra bức tranh trọn vẹn về hiện thực nước ta với tính cách là một hệ thống quan hệ sản xuất nhất định, nó phải chỉ rõ rằng với hệ thống đó thì tất nhiên phải có sự bóc lột và tước đoạt những người lao động, nó phải vạch ra con đường thoát khỏi hệ thống đó, con đường mà sự phát triển kinh tế đề ra... 

Cả hai công tác lý luận và công tác thực tiễn sẽ hoà làm một... Không thể là một nhà lãnh đạo tư tưởng mà lại không làm công tác lý luận nói trên, cũng như không thể là một nhà lãnh đạo tư tưởng mà lại không hướng công tác đó theo nhu cầu của sự nghiệp mà lại không tuyên truyền trong công nhân những kết luận của lý luận đó và không giúp đỡ họ tổ chức lại”. 

Tác phẩm “Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao” được coi là một bản tuyên ngôn của Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga. Nó không những đã giải đáp những vấn đề bức thiết, nóng hổi mà nhưng người Mác xít Nga cuối thế kỷ 19 quan tâm mà còn là khâu xuất phát để V.I.Lênin nghiên cứu những vấn đề bức thiết trong thời gian sau của phong trào công nhân và của những vấn đề lý luận và thực tiễn của cách mạng. 

 

 


Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website