Tìm hiểu tác phẩm “Thà ít mà tốt” và tư tưởng xây dựng Nhà nước Cách mạng của Lênin

Những tác phẩm đề cập về vấn đề nhà nước cách mạng của Lênin như: Hai sách lược của Đảng dân chủ- xã hội trong cách mạng dân chủ; Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết; Thà ít mà tốt; ... Đã đề cập đến nhiều khía cạnh, trên những góc độ khác nhau về xây dựng một nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền. Đặc biệt tác phẩm “Thà ít mà tốt” đã được Lênin chuẩn bị kỹ với nhiều nội dung cụ thể để xây dựng một nhà nước vững mạnh trong điều kiện Đảng cộng sản cầm quyền. Bởi vì vấn đề nhà nước là vấn đề rất quan trọng có ý nghĩa lớn lao đối với giai cấp vô sản - lần đầu tiên quản lý nhà nước. Mặt khác, việc xây dựng, củng cố nhà nước sẽ đụng đến vấn đề bộ máy, con người, đến nền nếp hoạt động của bộ máy nhà nước kiểu cũ. 

Tác phẩm viết năm 1923 tức là khoảng hơn năm năm sau Cách mạng tháng Mười thành công. Lênin đã đề cập đến nhiều nội dung: Đánh giá về nhà nước xô viết sau hơn năm năm tồn tại - đó là nhà nước khác hẳn nhà nước tư sản về cả 3 mặt bản chất, tính chất, vai trò lịch sử. Bản chất: nhà nước xô viết là nhà nước chuyên chính vô sản về mặt giai cấp; Tính chất: là nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới - nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động - nhà nước dân chủ nhân dân; Vai trò: là nhà nước vô sản- được sáng tạo ra và là một phát minh vĩ đại nhất của loài người. 

Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Bôn sê vích Nga ngày 27/3/1922 – Lênin chỉ rõ: “trong hàng mấy trăm năm nay, người ta đã xây dựng lên nhà nước theo kiểu tư sản, và đây là lần đầu tiên, chúng ta đã tìm ra một hình thức nhà nước không phải tư sản…dẫu cho bộ máy nhà nước của chúng ta còn kém cỏi, nhưng nó đã được sáng tạo ra, đó là một phát minh lịch sử vĩ đại nhất, một nhà nước kiểu vô sản đã được sáng tạo ra…” (V.I.Lênin: toàn tập, t45, NXB Tiến bộ, M, 1978, tr130). 

Tiến hành xây dựng củng cố bộ máy nhà nước, vấn đề đầu tiên, Lênin đề cập và chọn là cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông, vì theo Người đây là công cụ quản lý của nhà nước, do đó nó phải là một cơ quan gương mẫu, Người nói: “nếu chúng ta thật sự muốn, trong vài năm nữa, đi đến chỗ tạo nên được một cơ quan, một là sẽ gương mẫu, hai là sẽ được mọi người tín nhiệm tuyệt đối, và ba là sẽ chỉ cho tất cả và cho từng người thấy rằng chúng ta đã thực tế cáng đáng được công tác của cái cơ quan cao cấp ấy, là Ban kiểm tra trung ương” (V.I.Lênin,sdd, tập 45, tr.446). Và người đã đưa ra quy tắc để cải tổ bộ máy này là: thà ít mà tốt- thà mất hai năm hay thậm chí ba năm còn hơn là hấp tấp vội vàng mà không có chút hy vọng nào đào tạo được một nhân lực tốt. Phải lựa chọn một cách cẩn thận những cán bộ của uỷ ban kiểm tra công nông; tuyển những cán bộ có kinh nghiệm nhất trong các cơ quan, sau đó tiếp tục đào tạo. Theo Lênin: “phải vĩnh viễn vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số lượng nhân viên của các cơ quan thuộc bộ ấy. Chúng ta phải lựa chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ của Bộ dân uỷ thanh tra công nông, căn cứ vào một sự kiểm tra nghiêm ngặt nhất, chứ không khác được” (V.I.Lênin sđd, tập45, tr.446). 

Vấn đề tiếp theo Lênin đề cập đến đó là mục đích của việc cải tổ bộ máy nhà nước, đó chính là nhằm đảm bảo cho nhà nước xô viết xứng đáng danh hiệu là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước do giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng.Từ đó Lênin đã chỉ ra yêu cầu và điều kiện cải tiến bộ máy nhà nước, đó là phải xây dựng được một nhà nước trong sạch vững mạnh, phải được xây dựng trên cơ sở vững chắc của khối liên minh công nông. Bộ máy nhà nước phải gọn nhẹ, có hiệu quả. Cán bộ công chức phải có năng lực. Phải đổi mới thành phần của bộ máy nhà nước bằng những lực lượng ưu tú của Đảng trong công nhân và trong trí thức. Vì thế để đổi mới bộ máy nhà nước, theo Lênin:“ một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi và sau nữa phải làm sao cho học thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa” (V.I.Lênin, sdd, tập45, tr.444). 

Về phương châm, phương pháp chủ yếu để xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước, theo Lênin thì phương châm đó là: thà ít mà tốt. Cải tổ bộ máy nhà nước phải được tiến hành có trọng điểm, vững chắc và thận trọng. Về phương pháp: tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để thanh lọc khỏi bộ máy nhà nước những kẻ tham ô, hối lộ, ức hiếp quần chúng và những phần tử xấu xa khác… 

Về vấn đề xây dựng củng cố mối quan hệ giữa cơ quan Đảng và bộ máy nhà nước cần phải kết hợp bộ máy kiểm tra của chính quyền. Theo Lênin như vậy không có một trở ngại gì cả mà chính đó làm cho đảm bảo duy nhất cho hoạt động có hiệu quả. Phải gắn việc hoàn thiện bộ máy nhà nước với việc áp dụng và tổ chức một cách khoa học trong công tác quản lý. Lựa chọn, đào tạo cán bộ…phải có thi cử, phòng ngừa tính không thận trọng, nóng vội, hấp tấp đốt cháy giai đoạn, coi công việc gì cũng có thể làm được không cần sự kiểm tra… 

Tác phẩm “Thà ít mà tốt” có ý nghĩa to lớn đối với quá trình hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là một tác phẩm lý luận quan trọng trong công tác xây dựng đảng và xây dựng bộ máy nhà nước dù đã trải qua gần một thế kỷ nhưng những tư tưởng của tác phẩm vẫn còn nhiều giá trị, đã và tiếp tục giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động thực tiễn của các Đảng Cộng sản về xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Phương hướng củng cố bộ máy nhà nước Việt nam được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng cộng sản việt nam, tại đại hội lần thứ IX Đảng ta chỉ rõ: “Cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước gắn liền với xây dựng, chính đốn đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước” (Văn kiện ĐH lần thứ XI, tr.132). Và ở đại hội lần thứ X Đảng ta đã xác định: “Đẩy nhanh công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên các mặt : hệ thống thể chế, chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức; phương thức hoạt động. Định rõ những việc Nhà nước phải làm và bảo đảm đủ các điều kiện tốt; khắc phục tình trạng buông lỏng hoặc làm thay, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan của Đảng và cơ quan nhà nước; hiện đại hoá nền hành chính nhà nước”. (Văn kiện Đại hội lần thứ X, tr.253). 

Tóm lại, vấn đề xây dựng một bộ máy nhà nước đủ mạnh, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới có một ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần to lớn vào việc khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã vạch ra là con đường đúng đắn nhất để nhà nước thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 

Với tác phẩm “Thà ít mà tốt”, Lênin đã trang bị cho những người cộng sản lý luận về xây dựng nhà nước, đồng thời cũng là di huấn chính trị có ý nghĩa quốc tế đối với các Đảng cộng sản đang lãnh đạo chính quyền hiện nay./. 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website