Cam-pu-chia (Cambodia)

Vương quốc Cam-pu-chia (Kingdom of Cambodia)

Mã vùng điện thoại: 855        Tên miền Internet: .kh

c

Quốc kỳ Vương quốc Cam-pu-chia

Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, giáp Thái Lan, Lào, Việt Nam và vịnh Thái Lan. Tọa độ: 13000 vĩ bắc, 105000 kinh đông.

Diện tích: 181.040 km2

Khí hậu: Nhiệt đới; mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4); ít có biến đổi nhiệt độ theo mùa. Nhiệt độ trung bình 280C.

Địa hình: Phần lớn là đồng bằng bằng phẳng, thấp; có núi ở phía tây nam và phía bắc.

Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, đá quý, sắt, mangan, phốt phát.

Dân số: khoảng 15.135.200 người (2013)

Các dân tộc: Người Khmer (90%), người Việt Nam (5%), người Hoa (1%), các dân tộc khác (4%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Khmer; tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi.

Lịch sử: Cam-pu-chia là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Năm 1863, Cam-pu-chia bị thực dân Pháp bảo hộ. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Cam-pu-chia bị Nhật chiếm đóng. Năm 1945, sau khi Nhật bại trận, Pháp trở lại bảo hộ. Năm 1954, Pháp buộc phải công nhận chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Cam-pu-chia. Ngày 18/3/1970, Lon Non làm đảo chính, xóa bỏ chế độ quân chủ. Ngày 17/4/1975, tập đoàn Pôn Pốt - Êng Xarry giành chính quyền, tiến hành tàn sát hàng triệu người vô tội. Ngày 7/1/1979, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu quốc lãnh đạo nhân dân Cam-pu-chia nổi dậy giải phóng đất nước, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia. Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình Pa-ri về Cam-pu-chia được ký kết. Ngày 21/9/1993, Hiến pháp mới được phê chuẩn, đặt tên nước là Vương quốc Cam-pu-chia.

Tôn giáo: Đạo Phật (95%), các tôn giáo khác (5%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Quân chủ lập hiến.

Các khu vực hành chính: 20 tỉnh và 3 thành phố*: Banteay Mean Cheay, Batdambang, Kampong Cham, Kampong Chhnang, Kampong Spoe, Kampong Thum, Kampot, Kandal, Kaoh Kong, Keb*, Krachen, Mondol Kiri, Otdar Mean Cheay, Phnom Penh*, Pouthisat, Preah Seihanu* (Sihanoukville), Preah Vihear, Prey Veng, Rotanah Kiri, Siem Reab, Stoeng Treng, Svay Rieng, Takev.

Hiến pháp: Công bố ngày 21/9/1993

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Quốc vương.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Theo chế độ quân chủ, cha truyền con nối; Thủ tướng do Quốc vương bổ nhiệm sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (122 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm). Thượng viện (61 ghế, 2 ghế do Quốc vương bổ nhiệm, 2 ghế do Quốc hội bầu, 57 ghế do cử tri bầu, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Hội đồng quan tòa tối cao.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP), Mặt trận thống nhất dân tộc vì độc lập, trung lập, hòa bình và hợp tác (FUNCINPEC), Đảng Sam Rangsi (SRP), Đảng tự do Phật giáo (BLP), Đảng Dân tuý, Đảng Công dân Khmer (KCP).

Kinh tế:

Tổng quan: Vương quốc Cam-pu-chia đã bị tàn phá gần như hoàn toàn sau thời kỳ Pôn Pốt Khmer Đỏ, thủ đô Phnôm-pênh đứng lên từ một thành phố chết không một bóng người và được khôi phục với vẻ huy hoàng như ngày nay.

Cam-pu-chia là nước nông nghiệp, 70% dân số làm nghề nông. Khai thác tài nguyên, thiên nhiên như đá quý, vàng, hồng ngọc, gỗ... đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân quỹ quốc gia. Cam-pu-chia có nhiều đền đài cổ thu hút khách du lịch, đặc biệt là Angkorvat được xếp hạng kỳ quan thế giới.

Du lịch là ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh nhất của Cam-pu-chia, với số du khách tăng trung bình hơn 30%/năm. Mặc dù đạt được những sự tăng trưởng như vậy nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn

Sản phẩm công nghiệp: Gỗ, sản phẩm gỗ, cao su, đá quý, hàng dệt may.

Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, cao su, ngô, gia cầm, rau quả.

Văn hóa: Nền văn hóa Cam-pu-chia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng của Ấn Độ. Đồng thời, nền văn hóa Cam-pu-chia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Cam-pu-chia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Trải qua gần 2000 năm, người dân Cam-pu-chia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo và Hindu giáo.

Người dân Campuchia cũng có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt giống như nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.

Dàn nhạc ngũ âm và các nhạc cụ truyền thống tạo ra các tác phẩm độc đáo mang đậm phong cách giống Thái Lan và Lào.

Giáo dục: Hệ thống giáo dục của Cam-pu-chia được xây dựng lại sau khi bị chế độ Pôn Pốt tàn phá. Mặc dù sách vở và tài liệu học tập rất thiếu thốn, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, song Cam-pu-chia vẫn đang cố gắng nâng tỷ lệ biết chữ. Cùng với việc xây dựng lại các ngôi đền, nhiều trường học đang được mở lại. Tại Phnôm-Pênh xuất hiện nhiều "trường học đường phố" của tư nhân giảng dạy tiếng Anh và tiếng Pháp.

Thủ đô: Phnôm-pênh (Phnom Penh)

Các thành phố lớn: Batdambang, Kampongcham, Siem Reab...

Đơn vị tiền tệ: riel mới (CR); 1 CR = 100 sen.

Quốc khánh: 9-11 (1953)

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Phnôm-pênh, hoàng cung, đền Vàng, đồi Bà-Pênh, Ăng-co Thom, Ăng-co Vát (tỉnh Xiêm-Riệp), v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức Quốc tế: ASEAN, AsDB, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMO, Interpol, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 24/6/1967

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán Cam-pu-chia tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 71 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 04-39424788

Fax: 04-39423225

Email: camemb.vnm@mfa.gov.kh

Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Cam-pu-chia tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 41 Phung Khac Khoan Str. Dakao Ward – Dist.1, Ho Chi Minh City.

Điện thoại: 08-38292751

Fax: 08-38222773

E-mail: cambocg@hcm.vnn.vn

Đại sứ quán Việt Nam tại Cam-pu-chia:

Địa chỉ: 436 Monivong Blvd, Phnom Penh

Điện thoại: +855-23-726274

Fax: +855-23-726495

Email: vnembpnh@angkornet.com.kh

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Bát-tam-bang (Cam-pu-chia):

Địa chỉ: Road No.3, Battambang Province, Cambodia.

Điện thoại: +855-53-952894

Fax: +855-53-952894

Emai: battambang.kh@mofa.gov.vn; lsqvnbat@camintel.com

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Xi-ha-núc Vin (Cam-pu-chia):

Địa chỉ: 310, Ekareach Blvd, Sangkat 3, Sihanoukville.

Điện thoại: +855-34-933466.

Fax: +855-34-933669.

Email: tlsqvn.siha@mofa.gov.vntlsqsiha@camintel.com

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website