Hy Lạp (Greece)

Cộng hòa Hy Lạp (Hellenic Republic)

Mã vùng điện thoại: 30          Tên miền Internet: .gr

 

Quốc kỳ Cộng hòa Hy Lạp

Vị trí địa lý: Nằm ở Đông - Nam Âu, trên bán đảo Ban-căng, giáp An-ba-ni, Ma-xê-đô-ni-a, Bun-ga-ri, Thổ Nhĩ Kỳ, Địa Trung Hải. Có vị trí chiến lược chi phối biển E-giê (Aegean) và đường vào eo biển Thổ Nhĩ Kỳ ở phía nam. Tọa độ: 39000 vĩ bắc, 22000 kinh đông. 

Diện tích: 131.940 km2

Thủ đô: A-ten (Athens)

Lịch sử: Hy Lạp sớm hình thành quốc gia dân tộc, có nền văn hóa phát triển rực rỡ, là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, là xứ sở sản sinh ra nhiều nhà triết học, sử học, thiên văn học... Cuối thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, Hy Lạp là một đế quốc hùng mạnh, đất nước trải rộng từ biển Ê-giê đến Cáp-ca-dơ. Sau năm 146 trước Công nguyên, Hy Lạp lần lượt bị các đế quốc La Mã, Bi-dăng-tin, Ô-tô-man thống trị. Năm 1830, Hy Lạp tuyên bố độc lập sau nhiều thế kỷ bị Thổ Nhĩ Kỳ thống trị. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hy Lạp bị phát-xít I-ta-lia và phát-xít Đức chiếm đóng. Sau khi đất nước được giải phóng, các nước đế quốc đã can thiệp vào Hy Lạp, đàn áp phong trào dân chủ, khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế. Ngày 24-4-1967, ở Hy Lạp đã diễn ra cuộc đảo chính quân sự, thiết lập nền chuyên chế quân sự. Các cuộc bầu cử dân chủ đã thủ tiêu chế độ quân chủ và lập lên nền cộng hòa nghị viện vào năm 1974.

Quốc khánh: 25-3 (1821)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa nghị viện.

Các khu vực hành chính: 51 quận và một vùng tự trị.

Hiến pháp: Thông qua ngày 11-6-1975.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống do nghị viện bầu nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội một viện có 300 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm.

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tư pháp tối cao, Tòa án Tối cao đặc biệt, các thẩm phán của hai tòa án này do Tổng thống bổ nhiệm suốt đời sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng tư pháp.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu và bắt buộc.

Các đảng phái chính: Nền Dân chủ mới; Phong trào Xã hội chủ nghĩa Hy Lạp (PASOK); Đảng Cộng sản Hy Lạp (KKE); Liên minh Tiến bộ và Cánh tả; Phong trào Xã hội dân chủ (DIKKI); Liên minh Cầu vồng.

Khí hậu: Ôn hòa; mùa đông ấm áp, ẩm ướt; mùa hè nóng, khô. Nhiệt độ trung bình ở Aten tháng 1: 90C, tháng 7: 270C. Lượng mưa trung bình: 350 mm ở vùng đồng bằng, 1.400 mm ở vùng đồi núi.

Địa hình: Chủ yếu là núi, kéo dài ra biển tạo ra bán đảo hoặc các đảo.

Tài nguyên thiên nhiên: Bô-xit, than non, ma-nhê, dầu mỏ, đá cẩm thạch.

Dân số: 11,3 triệu người (năm 2011).

Các dân tộc: Người Hy Lạp (98%), các dân tộc khác (2%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Hy Lạp; tiếng Anh, Pháp cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Chính thống Hy Lạp (98%), đạo Hồi (1,3%), các tôn giáo khác (0,7%).

Kinh tế: Hy Lạp có nền kinh tế công nông nghiệp khá phát triển, là sự pha tạp giữa kinh tế tư bản chủ nghĩa với kinh tế nhà nước, trong đó khu vực nhà nước đóng góp khoảng một nửa GDP. Chính phủ đang có kế hoạch tư nhân hóa một số doanh nghiệp quan trọng của nhà nước. Du lịch và vận tải biển là ngành kinh tế then chốt, đóng góp phần khá lớn trong GDP và vào nguồn thu ngoại tệ. Hy Lạp là một nước được hưởng lợi nhiều từ EU, khoảng 4% của GDP. Nền kinh tế đã tăng trưởng vững chắc trong vài năm gần đây.

Sản phẩm công nghiệp: Thực phẩm và thuốc lá, hàng dệt, hóa chất, sản phẩm kim loại, khai khoáng, dầu mỏ.

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, ngô, lúa mạch, củ cải đường, ô liu, cà chua, rượu, thuốc lá, khoai tây, thịt bò, bơ sữa.

Đơn vị tiền tệ: Euro

Văn hóa: Đất nước Hy Lạp có một truyền thống văn học giàu có. Những bộ thiên sử thi Iliad và Odyssey là những tác phẩm văn học lớn đầu tiên của châu Âu. Hy Lạp cũng là nơi khởi nguồn của thể loại thơ trữ tình trong văn học phương Tây hiện đại. Vào thế kỉ VI trước Công nguyên, nhà văn Aesop đã viết những câu chuyện ngụ ngôn mà ngày nay nổi tiếng toàn thế giới. Đất nước Hy Lạp cũng là nơi ra đời của nghệ thuật sân khấu với những tác phẩm như bộ ba bi kịch Oresteia của Aeschylus hay các vở hài kịch của nhà thơ Aristophanes. Cũng trong thời kỳ này, triết học Hy Lạp đã đạt đến đỉnh cao với những nhà triết học bậc thầy như Platon và Aristotle.

Về mặt kiến trúc, kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ với rất nhiều những đền đài, công trình công cộng còn tồn tại đến ngày nay. Thời kỳ này, các công trình được xây dựng chủ yếu bằng đá vôi và đá hoa cương. Có 3 phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ chính với những nét đặc trưng riêng thể hiện trên những cột trụ: phong cách Doric với cột trụ trơn và khỏe khoắn, phong cách Ionic mềm mại, duyên dáng và phong cách Corinthian cầu kỳ, trang nhã.

Phong cách kiến trúc Byzantine cũng có ảnh hưởng khá lớn tại Hy Lạp với những công trình kiến trúc như các nhà thờ, tu viện có dạng mái vòm độc đáo. Sau khi Hy Lạp giành được độc lập, trường phái kiến trúc Tân Byzantine được phát triển mạnh. Bên cạnh đó còn có sự phát triển của dòng kiến trúc Tân Cổ điển. Cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, Hy Lạp ngày nay có nhiều công trình mang phong cách hiện đại, đặc biệt là tại những thành phố lớn...

Giáo dục: Giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với trẻ em trong 9 năm. Bậc tiểu học gồm 6 năm; bậc trung học (gymnasio) trong 3 năm. Sau đó còn có các khóa học (lykeo) trong 3 hoặc 4 năm. Hy Lạp có 13 trường đại học và một số trường hướng nghiệp.

Các thành phố lớn: Thessaloniki, Piraeus, Patrai, Larisa...

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 15/4/1975. Tham gia các tổ chức quốc tếBIS EBRD, ECE, EU, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, ICFTU, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, NATO, OECD, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, V.V..

Danh lam thắng cảnh: Di tích của thời Hy Lạp cổ đại như đền Pa-tê-ông, các đấu trường, tượng đài, đền thờ; Viện bảo tàng Bai-dăng-tin, Bê-na-ki, Viện bảo tàng nghệ thuật Ky-cla-đích, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 15/4/1975

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán Hi Lạp tại Việt Nam:

Địa chỉ: 27-29 Au Co Str., Tay Ho Dist., Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 84- 04-37152254/37152263

Fax: 84-04-37152253

Email: gremb.han@mfa.gr

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp

Địa chỉ: 50 Yakinthon, P. Psychiko, Athens 154-52

Điện thoại: +30-210-6128 733 ; 6753 080

Fax: +30-210-6128 734

Email: vnemb.gr@mofa.gov.vn

Website: http://www.mofa.gov.vn/vnebm.gr

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website