I-ta-li-a (Italy)

Cộng hòa I-ta-li-a (Italian Republic)

Mã vùng điện thoại: 39       Tên miền Internet: .it

 

Quốc kỳ Cộng hòa I-ta-li-a

Vị trí địa lý: Ở Đông Nam châu Âu, bao gồm bán đảo A-pen-nin, đảo Sắc-đi-ni-a và Si-sin và một số đảo nhỏ khác của Địa Trung Hải giáp Thụy Sĩ, Áo, Xlô-ven-ni-a, Pháp. Tọa độ: 42050 vĩ bắc, 12050 kinh đông.

Diện tích: 301.338 km2.

Thủ đô: Rô-ma (Rome)

Lịch sử: I-ta-li-a có lịch sử lâu đời từ thời đế quốc La Mã cổ đại. Từ thế kỷ thứ II sau công nguyên I-ta-li-a lâm vào thời kỳ suy thoái, đến thế kỷ XIV bắt đầu phục hưng và trở thành trung tâm thương mại, văn hóa của châu Âu trong 2 thế kỷ XV và XVI. Năm 1870, I-ta-li-a trở thành một quốc gia thống nhất, và bước vào thời kỳ phát triển tư bản. Năm 1922, chế độ phát xít Mút-xô-li-ni được thiết lập. Năm 1940, I-ta-li-a tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai, về phe phát xít. Sau chiến tranh, chế độ dân chủ tư sản được thiết lập. Năm 1946, chế độ quân chủ bị bãi bỏ, I-ta-li-a tuyên bố là nước Cộng hòa .

Quốc khánh: 2-6 (1946)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 20 vùng gồm: Abruzzi, Basilicata, Calabria, Campania, Emilia-Romagna, Friuli-Venezia Giulia Lazio, Liguria, Lombardia, Marche, Molise, Piemonte, Puglia, Sardegna, Sicilia, Toscana, Trentino-Alto Adige, Umbria, Valle d'Aosta, Veneto.

Hiến pháp: Thông qua ngày 1/1/1948.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống do Ban bầu cử bao gồm 2 viện Quốc hội và 58 đại diện vùng bầu ra, nhiệm kỳ 7 năm. Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm và được Quốc hội thông qua.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm 2 viện: Thượng viện (315 ghế được bầu theo phổ thông đầu phiếu, 11 ghế là các thượng nghị sĩ được chỉ định suốt đời, nhiệm kỳ 5 năm;) và Hạ viện (630 ghế, trong đó 475 ghế được bầu gián tiếp, 155 ghế được bầu theo đại diện tỷ lệ của các vùng, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Hiến pháp gồm 15 thẩm phán (1/3 do Tổng thống bổ nhiệm, 1/3 do Quốc hội bầu, 1/3 do các tòa án tối cao về hành chính và thông thường bầu).

Chế độ bầu cử: từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu (trừ bầu cử Thượng viện, đòi hỏi tuổi trên 24).

Các đảng phái chính: Đảng Dân chủ cánh tả (DS); Đảng Xanh; Đảng Nhân dân I-ta-li-a (PPI); Forza I-ta-li-a (FI); Đảng XHCN I-ta-li-a; Trung ương Dân chủ Thiên chúa giáo; Liên minh Dân chủ vì nền Cộng hòa (UDR), v.v..

Khí hậu: Khí hậu Địa Trung Hải, mùa đông lạnh, mùa hè nóng khô ở phía nam.

Địa hình: Phần lớn là núi; có một số đồng bằng, vùng đất thấp ven biển.

Tài nguyên thiên nhiên: Thủy ngân, bồ tạt, lưu huỳnh, khí tự nhiên, dầu mỏ (chất lượng thấp), than đá và cá.

Dân số: 59,8311 triệu người (ước tính năm 2013)

Các dân tộc: Người I-ta-li-a (98%), các dân tộc khác (2%)

Ngôn ngữ chính: Tiếng I-ta-li-a; tiếng Đức, Pháp, Xlô-ven cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (98%), tôn giáo khác (2%)

Kinh tế: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế I-ta-li-a đã thay đổi khá nhanh trở thành nước công nghiệp với tổng sản lượng tính theo đầu người xấp xỉ Pháp và Anh. Miền Bắc có nền công nghiệp phát triển, trong đó các công ty tư nhân giữ vai trò chủ đạo; miền Nam kém phát triển hơn, chủ yếu là nông nghiệp. Phần lớn các nguyên liệu thô cần thiết cho công nghiệp và trên 75% nhu cầu về năng lượng là phải nhập khẩu. I-ta-li-a hiện là nền kinh tế đứng thứ 7 trên thế giới.

Sản phẩm công nghiệp: Máy móc, sắt và thép, hóa chất, thực phẩm, hàng dệt, phương tiện giao thông, quần áo, giày dép, đồ gốm.

Sản phẩm nông nghiệp: Rau quả, khoai tây, củ cải đường, đậu nành, ngũ cốc, ô liu, thịt bò, các sản phẩm bơ sữa, cá.

Đơn vị tiền tệ: Euro

Văn hóa: I-ta-li-a là đất nước có vẻ đẹp rạng rỡ. Người I-ta-li-a ăn mừng Giáng sinh và năm mới bằng cách trang hoàng tráng lệ. Hàng năm có hàng trăm lễ hội được tổ chức ở gần như tất cả các thị trấn ở I-ta-li-a. Lễ kỷ niệm, lễ hội và những bữa tiệc bên đường phố là một phần trong cuộc sống của người I-ta-li-a.

Về âm nhạc: Là nơi sản sinh ra dòng nhạc Opera, I-ta-li-a đã xây dựng nền tảng vững chắc cho truyền thống âm nhạc cổ điển.

Món ăn nổi tiếng nhất của I-ta-li-a là mì với hơn 400 loại khác nhau. Cũng có rất nhiều loại nước sốt khác nhau và chính điều đó làm cho món mì I-ta-li-a (mì Ý) khác với món mì ở nơi khác. Mỗi loại nước sốt, kem, cà chua, phô mai, thịt hay cá đều có công thức kết hợp với mì. Chiếc bánh pizza đầu tiên ra đời tại thành phố Na-po-li của I-ta-li-a, khi hoàng hậu Margherita Maria Teresa Giovanna ngự giá đến đây vào năm 1889. Pizza chính là đại diện tiêu biểu nhất cho phong cách hòa trộn độc đáo.

Văn học I-ta-li-a có truyền thống nổi tiếng lâu đời về tính chất sáng tạo mới mẻ và tính độc đáo. Nền văn học I-ta-li-a thể hiện một quá trình thay đổi lớn qua sự phát triển của thời kỳ Phục Hưng.

I-ta-li-a còn được xem là kinh đô thời trang thế giới.

Giáo dục: Giáo dục bắt buộc trong 8 năm, trong đó có 5 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở. Sau đó các em phải thi vào trung học và sau 5 năm học, học sinh có thể thi vào đại học hoặc trường dạy nghề. Ở I-ta-li-a có khoảng 50 trường đại học. Các trường đại học ở Bologna, Genoa, Naples... là những trường lâu đời nhất thế giới.

Các thành phố lớn: Milan, Naples, Palermo, Bologna, Florence,v.v..

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 23/3/1973. Tham gia các tổ chức quốc tế: AfDB, AsDB, EBRD, ECE, EU, FAO, G-7, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, IMF, ISO, ITU, NATO, OECD, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Các di tích ở Quảng trường Rô-ma, sân đấu, tượng đài thời đế chế La Mã ở Rô-ma, nhà thờ Thánh Pie, các thành phố Florence, Venezia, Milan, Naples, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 23/3/1973

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán I-ta-li-a tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 9 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 84-04-38256246/38256256

Fax: 84-04-38267602

Email: ambasciata.hanoi@esteri.it

 

Đại sứ quán Việt Nam tại I-ta-li-a:

Địa chỉ: 156 Via di Bravetta – 00164 Roma - I-ta-li-a.

Điện thoại: +39-06-6160726/66162504

Fax: +39-06-66157520

Email: vnemb.it@mofa.gov.vn

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website