Ru-ma-ni (Romania)

Cộng hòa Ru-ma-ni (The Romania Republic)

Mã vùng điện thoại: 63               Tên miền Internet: .ph

center

Quốc kỳ Cộng hòa Ru-ma-ni

 Vị trí địa lý: Ở Đông Nam châu Âu, trên bán đảo Ban-căng, giáp U-crai-na, Môn-đô-va, biển Đen, Bun-ga-ri, Séc-bi-a và Hung-ga-ri. Tọa độ: 46o00 vĩ bắc, 25o00 kinh đông.

Diện tích: 238.391 km2.

Khí hậu: Ôn hòa; mùa đông lạnh, có tuyết và sương mù; mùa hè hay có mưa rào và giông. Nhiệt độ trung bình tháng 1: từ 0 đến -5oC (ở vùng đồng bằng), -10oC (ở vùng núi); tháng 7 ở các vùng tương ứng: 20 – 23oC và 8 – 16oC. Lượng mưa trung bình: 600 - 700 mm.

Địa hình: Vùng trung tâm Transylvania bị chia cắt với vùng đồng bằng Môn-đô-via ở phía đông bởi dãy núi Carpath, và chia cắt với vùng đồng bằng Walachia ở phía nam bởi dãy Anpo Transylvania.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, gỗ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt, muối.

Dân số: 19,043 triệu người (12/2011)

Các dân tộc: Người Ru-ma-ni (89,1%), Hung-ga-ri (8,9%), Đức, U-crai-na, Xéc-bi, Crô-at, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Di-gan (2%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Ru-ma-ni; tiếng Hung-ga-ri, Đức, Pháp được sử dụng rộng rãi.

Lịch sử: Trước thế kỷ XIX, bị đế quốc Áo, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thay nhau thống trị. Năm 1862 bắt đầu hình thành quốc gia Ru-ma-ni. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Ru-ma-ni lệ thuộc vào Đức. Ngày 23-8-1944, nhân dân Ru-ma-ni dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và được sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô đã giải phóng đất nước. Ngày 30-12-1947, Ru-ma-ni tuyên bố thành lập nước cộng hòa nhân dân. Tháng 12-1989, chính quyền mới (lúc đầu được gọi là Hội đồng mặt trận cứu nước) được thành lập, thay thế chính quyền Xê-au-xex-cu. Ru-ma-ni thành lập chế độ cộng hòa đại nghị kiểu phương Tây.

Tôn giáo: 86,7 % dân số theo Cơ đốc giáo Chính thống (Orthodox); Tin lành: 7,5%; Thiên chúa La-mã: 4,7%; Hồi giáo: 0,8%.

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 40 hạt và 1 thành phố*; Alba, Arad, Arges, Bacau, Bihor, Bistrita-Nasaud, Botosani, Braila, Brasov, Bucuresti*, Buzau, Calarasi, Caras-Severin, Cluj, Constanta, Covasna, Dimbovita, Dolj, Galati, Gorj, Giurgiu, Harghita, Hunedoara, Ialomita, Iasi, Maramuress, Mehedinti, Mures, Neamt, Olt, Prahova, Salaj, Satu Mare, Sibiu, Suceava, Teleorman, Timis, tulcea, Vaslui, Vilcea, Vrancea.

Hiến pháp: Thông qua ngày 8-12-1991.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm hai viện: Thượng viện (137 ghế, được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu trên cơ sở tỷ lệ đại diện, nhiệm kỳ 4 năm) và Hạ viện (332 ghế, được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu trên cơ sở tỷ lệ đại diện, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao; các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm căn cứ vào khuyến nghị của Hội đồng Tối cao các quan tòa.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Dân chủ (PD), Đảng Dân chủ xã hội Ru-ma-ni (PSDR), Đảng Tự do dân tộc (PNL), Đảng Thống nhất dân tộc Ru-ma-ni (PUNR), v.v..

Kinh tế: Sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu trong những năm 1989 - 1991, Ru-ma-ni tìm kiếm con đường phát triển kinh tế phù hợp với thực tế đất nước. Ru-ma-ni tiến hành cải cách kinh tế theo hướng thị trường, tư nhân hóa nền kinh tế, xóa bỏ độc quyền. Từ năm 2000, nền kinh tế phục hồi và phát triển ổn định, GDP liên tục tăng trưởng, năm 2006 mức tăng 7,7% đạt 97 tỷ Euro, dự trự ngoại tệ đạt 20,16 tỷ USD.

Sản phẩm công nghiệp: Gỗ, vật liệu xây dựng, hóa chất, thiết bị, máy móc, thực phẩm, sản phẩm dầu mỏ, v.v..

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, ngô, củ cải đường, hạt hướng dương, khoai tây, nho; sữa, trứng, thịt bò.

Giáo dục: Giáo dục bắt buộc và miễn phí trong 8 năm. Sau đó học sinh có thể đi tìm việc làm, vào các cơ sở dạy nghề hoặc học dự bị đại học và đại học. Phần lớn học sinh hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc và tiếp tục học cấp cao hơn.

Thủ đô: Bu-ca-rét (Bucarest)

Các thành phố lớn: Constanta, Lasi, Timosoara, Chij-Napoca...

Đơn vị tiền tệ: LEU; 1 USD = 3,38 LEI (1/2012).

Quốc khánh: 01/12/1918 - ngày tái thống nhất vùng Tơ-ran-xin-va-ni-a (Transilvania) vào Ru-ma-ni.

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế BIS, EBRD, ECA, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Viện bảo tàng mỹ thuật quốc gia Bu-ca-rét, vườn Xi-ni-ghi ở Bu-ca-rét, Tòa án cổ, các khu nghỉ mát ở biển Đen, sông Đa-nuýp, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 3/2/1950.

Địa chỉ Đại sứ quán

 

Đại sứ quán Việt Nam tại Ru-ma-ni:

Nr. 35, strada C.A. Rosetti, sector 2, Bucuresti, Romania.

Tel. 0040-21-311.03.34; 311.03.44;

Fax: 0040-21-312.16.26

E-mail: vietrom2005@yahoo.com;

Website: www.vietnamembassy-romania.org

 

Đại sứ quán Ru-ma-ni tại Việt Nam

Số 5, Lê Hồng Phong, Hà Nội, Việt Nam.

Tel.: 04-38452014 ;

Fax: 04-38430922 ;

E-mail: romambhan@fpt.vn

 

Lãnh sự danh dự Ru-ma-ni tại Việt Nam

Văn phòng: Villa 33/5A, Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận, tp Hồ Chí Minh.

Tel: 08-39910896;

Fax: 08-62928226;

E-mai: doanthiminhgiang07@yahoo.com 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website