Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)

 Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Republic of Turkey)

Mã vùng điện thoại: 90                       Tên miền Internet: .tr

center

Quốc kỳ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ

Vị trí địa lý: Nằm trên hai lục địa: châu Á (phía tây nam) và châu Âu (phía đông nam), giáp biển Đen, Gru-di-a, Ác-mê-ni-a, I-ran, I-rắc, Xy-ri, Địa Trung Hải; biển Aegean, Hy Lạp và Bun-ga-ri. Có vị trí chiến lược kiểm soát eo biển Thổ Nhĩ Kỳ nối biển Đen và biển Aegean. Tọa độ: 39000 vĩ bắc 35000 kinh đông.

Diện tích: 780.580 km2

Thủ đô: An-ca-ra (Ankara).

Lịch sử: Thổ Nhĩ Kỳ có lịch sử lâu đời, hưng thịnh vào thời kỳ đế quốc Ốttôman. Sau cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến của Xuntan (vua Thổ), ngày 29-10-1923, nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập. Năm 1961, hiến pháp được thông qua trong cuộc trưng cầu ý dân. Ngày 12-9-1980,tướng Kê-man E-vơ-ren làm đảo chính. Ngày 7-11-1982, sau cuộc trưng cầu ý dân, hiến pháp mới được thông qua, quy định các quyền tự do, dân chủ, đồng thời trao cho người đứng đầu nhà nước quyền hạn lớn về lập pháp và hành pháp.

Quốc khánh: 29-10-1923.

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa dân chủ nghị viện.

Các khu vực hành chính: Gồm 80 tỉnh.

Hiến pháp: Thông qua ngày 7-11-1982.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 7 năm; Thủ tướng và Phó Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (550 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Hiến pháp, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm; Tòa Thượng thẩm, các thẩm phán do Hội đồng tối cao các luật gia và thẩm phán bầu.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Tổ quốc (ANAP); Đảng Dân chủ cánh tả (DSP); Đảng Con đường chân chính (DYP); Đảng Hành động quốc gia (MHP); Đảng Nhân dân cộng hòa (Chính phủ); Đảng Công nhân (IP); Đảng Quốc gia (MP); Đảng Dân chủ (DP); Đảng Thống nhất (BBP), v.v..

Khí hậu: Ôn hòa; mùa hè nóng và khô, mùa đông ẩm ướt; khắc nghiệt ở sâu trong lục địa. Nhiệt độ ở vùng biển Đen, tháng 1: 70C, tháng 8: 240C; ở vùng cao nguyên Anatolia, tháng 1: -200C, tháng 7: 300C; ở vùng núi phía bắc A-na-to-li-a, mùa đông nhiệt độ đôi khi xuống tới -300C.

Địa hình: Phần lớn là núi; đồng bằng ven biển hẹp, cao nguyên ở miền Trung.

Tài nguyên thiên nhiên: Ăng-ti-moan, than, thủy ngân, đồng, borat, sắt, thủy điện.

Dân số: 71.892.808 triệu người (tháng 7/2008)

Các dân tộc: Người Thổ Nhĩ Kỳ (80%), người Cuốc (20%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; tiếng Cuốc, tiếng Arập cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Hồi (phần lớn là dòng Sunni) (99,8%), Đạo Thiên chúa và Đạo Do Thái (0,2%).

Kinh tế: Thổ Nhĩ Kỳ có một nền kinh tế khá năng động, kết hợp giữa công nghiệp và thương nghiệp hiện đại với nông nghiệp và thủ công truyền thống. Ngành công nghiệp quan trọng nhất là ngành dệt và may mặc, hoàn toàn do tư nhân nắm giữ.

Sản phẩm công nghiệp: Hàng dệt, thực phẩm, ô tô, khoáng sản (than, crôm, đồng), thép, dầu mỏ, giấy, gỗ xẻ, v.v..

Sản phẩm nông nghiệp: Thuốc lá, ngũ cốc, ô liu, củ cải đường, đậu, cam quýt; gia súc.

Văn hóa: Thổ Nhĩ Kỳ có một nền văn hóa rất đa dạng bắt nguồn từ nhiều yếu tố của Đế chế Ottoman, Châu Âu, và các truyền thống Hồi giáo. Vì Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển đổi thành công từ một nhà nước tôn giáo thời Đế chế Ottoman để trở thành một quốc gia hiện đại với một sự tách biệt rất rõ ràng giữa nhà nước và tôn giáo, nên sự tự do thể hiện nghệ thuật được tôn trọng rõ rệt.

Trong những năm đầu của nền cộng hoà, chính phủ đã đầu tư nhiều khoản tài nguyên vào nghệ thuật, như hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc cũng như nhiều ngành khác. Điều này được thực hiện nhờ vào cả quá trình hiện đại hóa và việc sáng tạo một bản sắc văn hóa riêng. Hiện nay kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển tới mức đủ đảm bảo cho sự tự do sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ.

Vì nhiều yếu tố lịch sử còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bản sắc Thổ Nhĩ Kỳ, văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ là một sự tổng hợp đáng chú ý giữa các nỗ lực rõ rệt nhằm trở thành "hiện đại" và tây phương Hoá, cộng với sự cảm giác cần thiết phải giữ lại truyền thống tôn giáo và các giá trị lịch sử.

Giáo dục: Giáo dục tiểu học trong 5 năm, trung học - 3 năm. Gần như toàn bộ học sinh học xong bậc tiểu học và khoảng 54% học tiếp trung học. Kết thúc trung học, học sinh phải qua một kỳ thi để vào đại học. Thổ Nhĩ Kỳ có 29 trường đại học do nhà nước tài trợ, trường đại học lâu đời nhất được thành lập năm 1453 ở Ixtanbul.

Các thành phố lớn: Istanbul, lzmir, Adana, Bursa...

Đơn vị tiền tệ: Lira Thổ Nhĩ Kỳ (TL); 1 TL = 100 kuru (về mặt lý thuyết)

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AsDB, BIS, EBRD, ECE, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, NATO, OECD, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô An-ca-ra, các thành phố lớn I-xtan-bun, Bu-rơ-xa, thung lũng Gô-rê-mê, di tích của thành Tơ-rca, đền thờ thần Ác-tê-mít.

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 7/6/1978

Địa chỉ Đại sứ quán:

Địa chỉ Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam

Địa chỉ: 401-402, Toà nhà Sao Bắc, Số 4 Dã Tượng, Hà Nội - Việt Nam

Điện Thoại: 84-04 38222460

Fax: 84-04 38222458

Email: turkeyhn@fpt.vn

 

Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ:

Địa chỉ: Koza Sokak.No 109, G.O.P.Cankaya, Ankara, Turkey

Điện thoại: +90-312-4468049/4480185; +90-312-4465623

Fax: +90-312-4465623

Email: dsqvnturkey@yahoo.com

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website