Ăng-gô-la (Angola)

Cộng hòa Ăng-gô-la (Republic of Angola)

Mã vùng điện thoại: 244            Tên miền Internet: .ao

c

Quốc kỳ Cộng hoàĂng-gô-la

Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam châu Phi, phía Bắc giáp Cộng hòa Công-gô, Cộng hòa dân chủ Công-gô, phía Đông giáp Dăm-bi-a, Nam giáp Na-mi-bi-a và phía Tây giáp Đại Tây Dương. Tọa độ: 12o30 vĩ nam, 18o30 kinh đông

Diện tích: 1.246.700 km2

Thủ đô: Luanda

Lịch sử: Người Bồ Đào Nha tới Ăng-gô-la từ cuối thế kỷ XV. Từ năm 1641 đến năm 1648, Đức chiếm Ăng-gô-la. Từ năm 1895, lãnh thổ Ăng-gô-la do Bồ Đào Nha thống trị. Năm 1951, Ăng-gô-la trở thành một "tỉnh hải ngoại" của Bồ Đào Nha. Năm 1961, Phong trào nhân dân giải phóng Ăng-gô-la (MPLA) đã lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành độc lập. Năm 1975, Ăng-gô-la tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Ăng-gô-la.

Quốc khánh: 11-11 (1975)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Chính phủ chuyển tiếp, trên danh nghĩa là dân chủ đa đảng với quyền lực mạnh của tổng thống.

Các khu vực hành chính: 18 tỉnh: Bengo, Benguela, Bie, Cabinda, Cuando Cubango, Cuanza Norte, Cuanza Sul, Cunene, Huambo, Huila, Luanda, Lunda Norte, Lunda Sul, Malanje, Moxico, Namibe, Uige, Zaire.

Hiến pháp: Thông qua ngày 11/11/1975; sửa đổi lại vào năm1978, 1980, 1991 và 26/8/1992.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Tổng thống.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (220 ghế; được bầu theo tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Phong trào Nhân dân giải phóng Ănggôla (MPLA); Liên minh Dân tộc vì nền độc lập hoàn toàn của Ăng-gô-la (UNITA); Đảng Đổi mới xã hội (PRS), Mặt trận Dân tộc giải phóng Ăng-gô-la (FNLA), Đảng Dân chủ tự do (PLD).

Khí hậu: Xích đạo gió mùa, khô hanh ở miền Nam và dọc bờ biển tới Luanđa. Miền Bắc có khí hậu mát mẻ và mùa mưa nóng. Nhiệt độ trung bình: 15 – 29oC. Lượng mưa trung bình: 50mm ở miền Nam, 1.500 mm ở các khu vực trung tâm.

Địa hình: Đồng bằng hẹp ven biển, cao nguyên rộng lớn bên trong.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, kim cương, quặng sắt, phốt phát, đồng, vàng, bôxit, uranuim.

Dân số: 19.625.353 người (thống kê 7/2015)

Mật độ dân số: Khoảng 15 người/km2.

Các dân tộc: Người Ovimbundu (37%), Kimbundu (25%), Bakongo (13%), Mestico (người lai giữa người châu Âu và người bản xứ) (2%), các dân tộc khác (23%).

Ngôn ngữ: Tiếng Bồ Đào Nha; tiếng Bantu được dùng phổ biến.

Tôn giáo: Tín ngưỡng bản xứ (47%), Đạo Thiên chúa (38%), Đạo Tin lành (15%).

Kinh tế: Ăng-gô-la rất giàu tài nguyên: dầu mỏ, kim cương, vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc. Trong đó dầu mỏ và kim cương là nguồn thu nhập ngoại tệ chủ yếu của nước này (năm 2006, dầu mỏ chiếm 52% GDP). Ăng-gô-la là quốc gia kém phát triển, khoảng 85% dân số sống dựa vào nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu là cà phê, bông, mía, thuốc lá. Khai thác gỗ và đánh bắt cá cũng là những nguồn thu nhập quan trọng. Nước này vẫn phải nhập phần lớn lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu xã hội.

Sản phẩm công nghiệp: Dầu mỏ, kim cương, vàng, sắt, bôxít, uranium.

Sản phẩm nông nghiệp: Chuối, mía, thuốc lá, bông, ngô, sắn...

Giáo dục: Khoảng 42% trên tổng số dân biết đọc biết viết.

Các thành phố lớn: Huambo, Benguela, Lobito, v.v..

Đơn vị tiền tệ: kwanza (NKz); 1 NKz = 100 Iwel

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Luanda

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 12/11/1975. Tham gia các tổ chức quốc tếACP, AfDB, AU, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICCt (đã ký hiệp ước), ICFTU, ICRM, IDA, IFAD, IFC, IFRCS, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, MIGA, NAM, OAS (quan sát viên), SADC, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTOO, WTO.

Địa chỉ cơ quan đại diện ngoại giao tại mỗi nước:

Đại sứ quán Việt Nam tại Ăng-gô-la

Địa chỉ: Via AL4, Lotes No.4-5, Talatona, Luanda Sul, Luanda

CP 1774

Điện thoại: (244) 222 010697

Fax: (244) 222 010696

Email: dsqvnangola@netangola.com ; lanhsuangola@yahoo.com.vn

Đại sứ quán Ăng-gô-la tại Hà Nội

Địa chỉ: Số 1 ngõ 9 Đặng Thai Mai

Điện thoại: 0904 486 743

 


Ban Tư liệu - Văn kiện

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website