Cộng hòa Bênanh (Republic of Benin)
Mã vùng điện thoại: 229 Tên miền Internet: .bj
Quốc kỳ Cộng hoà Bê-nanh
Vị trí địa lý: Nằm ở Vịnh Bê-nanh thuộc Tây Phi, Bắc giáp Ni-giê và Buốc-ki-na Pha-xô; Đông giáp Ni-giê-ri-a, Tây giáp Tô-gô, Nam giáp Đại Tây Dương. Tọa độ: 9o30 vĩ bắc, 2o15 kinh đông.
Diện tích: 112.620 km2
Thủ đô: Porto-Novo
Lịch sử: Vào thế kỷ XV, người Bồ Đào Nha đặt chân lên vùng đất Đa-hô-mây (Bê-nanh ngày nay). Năm 1893, Pháp chiếm Đa-hô-mây. Năm 1958, Đa-hô-mây được "hưởng" quy chế cộng hòa trong khối Cộng đồng Pháp và đến ngày 1/8/1960, Đa-hô-mây mới giành được độc lập. Tháng 10-1972, thiếu tá M.Kerecu làm đảo chính và trở thành tổng thống, đứng đầu chính phủ cách mạng quân sự. Chính phủ mới đưa ra cương lĩnh củng cố nền độc lập chính trị và kinh tế. Tháng 11-1975, Đa-hô-mây đổi tên thành Bê-nanh.
Quốc khánh: 1-8 (1960)
Tổ chức nhà nước:
Chính thể: Cộng hòa.
Các khu vực hành chính: 6 tỉnh: Atakora, Atlantique, Borgou, Mono, Oueme, Zou.
Hiến pháp: Thông qua tháng 12-1990.
Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Tổng thống.
Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm; bầu cử Quốc hội diễn ra đồng thời với bầu cử Tổng thống.
Cơ quan tư pháp: Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao.
Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.
Các đảng phái chính: Liên minh Dân chủ và tiến bộ (ADP), Đảng Cộng sản Bê-nanh (PCB), Đảng Đổi mới dân chủ (PRD), v.v..
Khí hậu: Nhiệt đới; nóng, ẩm ở phía nam; bán khô hanh ở phía bắc.
Địa hình: Phần lớn là đồng bằng; có một số đồi và núi thấp.
Tài nguyên thiên nhiên: Đá vôi, cẩm thạch, gỗ.
Dân số: 9.870.000 người (ước tính đến tháng 7/2013).
Mật độ dân số: Khoảng 88 người/km2.
Các dân tộc: Người Phi (99%), người châu Âu (1%).
Ngôn ngữ: Tiếng Pháp (chính thức); tiếng Fon và Yoruba (các tiếng bản xứ phổ biến nhất ở miền Nam), các thổ ngữ khác cũng được sử dụng.
Tôn giáo: Tín ngưỡng bản xứ (70%), Đạo Hồi (15%), Đạo Thiên chúa (15%)
Kinh tế:
Tổng quan: Nền kinh tế của Bênanh chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 80% thu nhập quốc dân. Sản phẩm là lương thực, bông, dầu cọ, chăm nuôi có cừu, dê. Trình độ canh tác lạc hậu, hiệu quả thấp, sản phẩm ít. Công nghiệp nhỏ bé chủ yếu là khai thác sắt (nước này có trữ lượng khoảng 1 tỷ tấn), dầu mỏ và ép dầu.
Sản phẩm công nghiệp: Hàng dệt may, thuốc lá, sắt, dầu mỏ.
Sản phẩm nông nghiệp: Ngũ cốc, bông, dầu cọ, gia cầm.
Văn hóa: Vodun chính là tôn giáo bản xứ được khoảng 60% người dân Bê-nanh tin theo. Mọi người tin rằng Vodun (thường được gọi Voodoo) có nguồn gốc tại Bê-nanh và đã được đưa tới Bra-xin, các quần đảo Ca-ri-bê, và nhiều phần Bắc Mỹ bởi các nô lệ từ thời vùng này còn là Bờ biển Nô lệ. Từ năm 1992, Vodun đã được công nhận là một trong những tôn giáo chính thức của Bê-nanh. Ngày lễ Quốc gia Vodun được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 hàng năm.
Nhiều người Bê-nanh ở phía nam đất nước có tên dựa trên Akan thể hiện ngày sinh của họ trong tuần. Những cặp sinh đôi rất quan trọng trong văn hoá Bên-nanh, và những tên đặc biệt thường được sử dụng cho những người này.
Giáo dục: Hệ thống giáo dục dựa trên mô hình Pháp. Tuy nhiên, số trẻ em theo học tiểu học còn thấp, số học lên trung học chỉ đạt khoảng 10%. Bê-nanh có một trường đại học ở Abomey-Calavi, một trường đào tạo y tá và một số trường đào tạo về quản lý và công tác sư phạm.
Các thành phố lớn: Cotonou, Natitingou, v.v..
Đơn vị tiền tệ: franc CFA (CFAF)
Danh lam thắng cảnh: Khu bảo tồn trò chơi Pendari, các viện bảo tàng và Cung hoàng gia ở Abômây, du lịch bằng thuyền ở các làng đánh bắt cá, Thủ đô Port-Novo.
Tham gia các tổ chức quốc tế: ACCT, ACP, AfDB, AU, ECOWAS, Entente, FAO, FZ, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICCt, ICFTU, ICRM, IDA, IDB, IFAD, IFC, IFRCS, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ITU, MIGA, MINUSTAH, MONUC, NAM, OIC, ONUB, OPCW, UN, hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (tạm thời), UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UNMIL, UNOCI, UPU, WADB (thuộc khu vực), WAEMU, WCL, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTOO, WTO.
Lập quan hệ ngoại giao với Việt nam: 14/3/1973.
Địa chỉ cơ quan Đại sứ quán:
Đại sứ quán Bê-nanh tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam
Địa chỉ: 38, Guang Hua Lu, 100600, Jian Guo Men Wai, Bắc Kinh, Trung Quốc.
Điện thoại: +86-10-6532-2741 , +86-10-6532-2302
Đại sứ quán Việt Nam tại An-giê-ri kiêm nhiệm Bê-nanh
Địa chỉ: 30, Rue Chénoua, Hydra, Alger
Điện thoại: 00-213-21-608843/609141