Bốt-xoa-na (Botswana)

Cộng hoà Bốt-xoa-na (The Republic of Botswana)

Mã vùng điện thoại: 267          Tên miền Internet: .bw

Quốc kỳ Cộng hoà Bốt-xoa-na

Vị trí địa lý: Nằm ở phía nam châu Phi, phía Bắc và Đông Bắc giáp Dim-ba-bu-ê, Nam và Đông Nam giáp Nam Phi, tây giáp Na-mi-bi-a. Dân số tập trung chủ yếu ở phía đông của đất nước. Tọa độ: 22o00 vĩ nam, 24o00 kinh đông.

Diện tích: 600.370km2

Thủ đô: Ga-bô-rơn (Gaborone)

Lịch sử: Vào cuối thế kỷ XVIII trên phần đất của Bốt-xoa-na có nhiều bộ tộc da đen sinh sống. Năm 1885 thực dân Anh đổi tên Bốt-xoa-na thành Bê-xua-na-len và tuyên bố nước này là đất bảo hộ của mình. Ngày 30/9/1966 nước này giành được độc lập và lấy lại tên cũ.

Quốc khánh: 30/9/1966

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa nghị viện.

Các khu vực hành chính: 10 khu và 4 thành phố*: Central, Chobe, Francistown*, Gaborone*, Ghanzi, Kgalagadi, Kgatleng, Kweneng, Lobatse*, Ngamiland, North-East, Selebi-Pikwe*, South-East, Southern.

Hiến pháp: Thông qua tháng 3-1965, có hiệu lực ngày 30-9-1966

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Tổng thống.

Bầu cử: Tổng thống do Hạ viện bầu, nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm: Thượng viện (15 thành viên bao gồm thủ lĩnh của 8 bộ lạc lớn, 4 thủ lĩnh nhỏ được bầu và 3 thành viên khác do 12 người trên bầu chọn) và Hạ viện (44 ghế, 40 thành viên được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu và 4 thành viên do đảng đa số chỉ định, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, Tòa phúc thẩm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Dân chủ Bốt-xoa-na (BDP) Mặt trận dân tộc Bốt-xoa-na (BNF), Đảng Nhân dân Bốt-xoa-na (BPP), Phong trào Bốt-xoa-na (BAM).

Khí hậu: Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới, miền Nam - cận nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 21 – 27oC, tháng 7: 16oC. Lượng mưa trung bình: 250 - 600 mm.

Địa hình: Phần lớn là cao nguyên bằng phẳng hoặc hơi nhấp nhô; sa mạc Ka-la-ha-ri ở Tây Nam.

Tài nguyên thiên nhiên: Kim cương, đồng, niken, muối, bồ tạt, than, sắt, bạc.

Dân số: 2.065.398 (2011)

Các dân tộc: Bốt-xoa-na (95%), Kalanga, Basarwa và Kgalagadi (4%), người da trắng (1%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh; tiếng Setswana được sử dụng rộng rãi

Tôn giáo: Tín ngưỡng bản xứ (50%), Đạo Thiên chúa (50%)

Kinh tế: Hơn 80% dân số sống bằng nghề nông nhưng kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm lao động chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thực phẩm và bằng khoảng 4% GDP. Công nghiệp khai thác kim cương và dịch vụ du lịch là lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế.

Sản phẩm công nghiệp: Kim cương, đồng, niken, than, thực phẩm.

Sản phẩm nông nghiệp: lúa, ngô, kê, hạt có dầu và gia súc.

Văn hóa: Ở vùng phía bắc Bốt-xoa-na, phụ nữ trong các làng Etsha và Gumare nổi tiếng về nghề thủ công làm thúng từ Cọ Mokola và các loại thuốc nhuộm địa phương. Tính nghệ thuật của những chiếc thúng này được nâng cao nhờ việc sử dụng màu sắc và kiểu thiết kế, hiện tại chúng ngày càng được sản xuất chủ yếu cho mục đích thương mại.

Các cộng đồng thủ công nổi tiếng khác gồm Gốm Thamaga và Dệt Oodi, cả hai đều ở vùng đông nam Bốt-xoa-na.

Những bức họa cổ nhất tại cả Bốt-xoa-na và Nam Phi đều thể hiện cảnh săn bắn, gồm cả những hình người và thú vật, chúng được người Khoisan (Kungsan/Bushmen) sáng tác từ 20.000 năm trước tại sa mạc Ka-la-ha-ri…

Giáo dục: Bốt-xoa-na là nước có số lượng học sinh hoàn thành cấp tiểu học cao nhất châu Phi. Việc phổ cập tiểu học và trung học cho trẻ em được miễn phí. Tuy nhiên, do chỉ ở thành phố mới có truờng trung học bậc cao nên 2/3 số học sinh chỉ tốt nghiệp trung học bậc thấp (JC). Những học sinh có chứng chỉ trung học bậc cao được tiếp tục học đại học ở nước ngoài hoặc đại học ở trong nước. Ngoài Trường đại học Bốt-xoa-na còn có sáu trường cao đẳng sư phạm, một học viện y khoa quốc gia, một trường bách khoa và một trường cao đẳng nông nghiệp.

Đơn vị tiền tệ: Pula (P)

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ECA, FAO, G-77, IBRD, ICAO, ICFTU, IFAD, ILO, IMF, Interpol, IOC, ISO, ITU, OAU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WtrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Gabôrơn, công viên quốc gia Xô-be, khu bảo tồn động thực vật hoang dã, sa mạc Ka-la-ha-rê, các đầm lầy ở O-ka-van-gôm v.v..

Cơ quan đại diện:

Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi kiêm nhiệm Bốt-xoa-na

Địa chỉ: 87 Brooks Street, Brooklyn, Pretoria

Mã bưu chính: 13692 Hatfield 0028, South Africa

Ðiện thoại: (27-12) 362 8119 / 362 8118

Fax: (27-12) 362 8115

Email: vietnamembassy.sa@gmail.com


Ban Tư liệu - Văn kiện

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website