Công ước số 187 về cơ chế tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động Thông qua ngày 15/6/2006, Việt Nam phê chuẩn và tham gia ngày 23/1/2014

 --------------------------------------------

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ, tại phiên họp lần thứ 95 vào ngày 31 tháng 5 năm 2006,

Nhận thấy tính chất nghiêm trọng về thương tật lao động, bệnh nghề nghiệp và tử vong do lao động trên toàn cầu và mức độ cần thiết nhằm có những hành động hơn nữa để làm giảm thương tật lao động, bệnh nghề nghiệp và tử vong do lao động; và

Nhắc lại việc bảo vệ người lao động trước những ốm đau, bệnh tật và tổn thương xảy ra do lao động là một trong những mục tiêu của Tổ chức Lao động quốc tế đã được ghi trong Hiến pháp của mình; và

Nhận thấy thương tật lao động, bệnh nghề nghiệp và tử vong do lao động có ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất và sự phát triển kinh tế và xã hội; và

Chú ý đến khổ III(g) trong Tuyên bố Phi-la-den-phi quy định Tổ chức Lao động quốc tế có nghĩa vụ chính thức thúc đẩy các quốc gia trong các chương trình thế giới đạt đến sự bảo vệ thích đán tính mạng và sức khỏe người lao động trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp; và

Suy xét đến Tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc và Sự tiếp tục của Tuyên bố, 1998; và

Chú ý đến Công ước An toàn và vệ sinh lao động, 1981 (số 155), Khuyến nghị về An toàn – vệ sinh lao động, 1981 và những văn kiện khác của Tổ chức Lao động quốc tế liên quan đến cơ chế thúc đẩy an toàn và vệ sinh lao động; và

Nhắc lại việc tăng cường an toàn và vệ sinh lao động là một bộ phận của Chương trình Nghị sự việc làm nhân văn cho tất cả của Tổ chức Lao động quốc tế; và

Nhắc lại các kết luận về các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế liên quan đến các hoạt động trong lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động – chiến lược toàn cầu đã được Hội nghị Lao động Quốc tế thông qua tại phiên họp thứ 91 (2003), đặc biệt liên quan đến việc bảo đảm sự ưu tiên cho vấn đề an toàn và vệ sinh lao động trong các chương trình nghị sự quốc gia; và

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không ngừng thúc đẩy văn hóa an toàn và sức khỏe phòng ngừa; và

Quyết định thông qua một số điều khoản về an toàn và vệ sinh lao động, là vấn đề thứ tư trong chương trình nghị sự của phiên họp, và

Xác định những điều khoản này cần được thể hiện dưới hình thức một Công ước quốc tế, thông qua vào ngày 15 tháng 6 năm 2006, Công ước dưới đây có thể được gọi là Công ước về Cơ chế thúc đẩy an toàn và vệ sinh lao động, 2006.

I. ĐỊNH NGHĨA

Điều 1

Trong Công ước này:

a) Thuật ngữ “chính sách quốc gia” để nói đến chính sách quốc gia an toàn và vệ sinh lao đông và môi trường lao động được xây dựng phù hợp với những nguyên tắc của Điều 4 của Công ước an toàn và vệ sinh lao động, 1981 (số 155);

b) Thuật ngữ “hệ thống quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động” hoặc “hệ thống quốc gia” để chỉ cơ sở hạ tầng quy định cơ cấu tổ chức chính để thực hiện chính sách quốc gia và chương trình quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động.

c) Thuật ngữ “chương trình quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động” hoặc “chương trình” để chỉ bất kì chương trình quốc gia nào có các mục tiêu cần đạt được trong một khoảng thời gian xác định, các ưu tiên và phương tiện hoạt động được xây dựng nhằm cải thiện an toàn và vệ sinh lao động, và các biện pháp để đánh giá sự tiến triển;

d) Thuật ngữ “văn hóa an toàn và sức khỏe phòng ngừa” để chỉ văn hóa trong đó quyền về môi trường làm việc an toàn và lành mạnh được tôn trọng ở mọi cấp, ở đó chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động chủ động tham gia vào việc bảo đảm môi trường lao động an toàn và lành mạnh thông qua một hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ xác định, và ở đó nguyên tắc phòng ngừa được ưu tiên cao nhất.

II. MỤC TIÊU

Điều 2

1. Mỗi Nước thành viên gia nhập Công ước này cần thúc đẩy việc cải thiện không ngừng an toàn và vệ sinh lao động để ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử vong do lao động, thông qua việc xây dựng, hỏi ý kiến các tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và người lao động về chính sách quốc gia, hệ thống quốc gia và chương trình quốc gia.

2. Mỗi Nước thành viên phải có các bước đi chủ động để tiến đến môi trường lao động an toàn và lành mạnh thông qua một hệ thống quốc gia và chương trình quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động phù hợp với những nguyên tắc trong các văn kiện của Tổ chức Lao động quốc tế liên quan đến cơ chế thúc đẩy an toàn và vệ sinh lao động.

3. Mỗi Nước thành viên, tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và người lao động, định kỳ xem xét các biện pháp có thể được áp dụng để gia nhập các Công ước có liên quan đến an toàn và vệ sinh lao động của Tổ chức Lao động quốc tế.

III. CHÍNH SÁCH QUỐC GIA

Điều 3

1. Mỗi Nước thành viên phải tăng cường môi trường làm việc an toàn và lành mạnh thông qua chính sách quốc gia.

2. Mỗi Nước thành viên phải tăng cường và thúc đẩy quyền của người lao động được làm việc trong môi trường lao động an toàn và lành mạnh ở tất cả các cấp.

3. Trong chính sách quốc gia, mỗi Nước thành viên, trong điều kiện và thực tiễn của quốc gia và tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và người lao động, phải tăng cường các nguyên tắc cơ bản như đánh giá rủi ro và nguy cơ nghề nghiệp; phòng trừ các rủi ro và nguy cơ ngay tại nguồn; xây dựng văn hóa quốc gia về an toàn và vệ sinh có tính phòng ngừa bao gồm thông tin, tư vấn và huấn luyện.

IV. HỆ THỐNG QUỐC GIA

Điều 4

1. Mỗi Nước thành viên phải thiết lập, duy trì và phát triển không ngừng và định kỳ xem xét hệ thống quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động, có tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và người lao động.

2. Hệ thống quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động phải bao gồm:

a) Luật và các qui định, các thỏa ước tập thể ở những nơi thích hợp, và các văn kiện có liên quan tới an toàn và vệ sinh lao động;

b) Cơ quan chức trách hoặc một tổ chức, hoặc các cơ quan chức trách và các tổ chức chịu trách nhiệm về an toàn và vệ sinh lao động được lập ra theo luật và thực tiễn quốc gia;

c) Các cơ chế để đảm bảo việc tuân thủ luật và các qui định của quốc gia, kể cả các hệ thống thanh tra; và

d) Việc thu xếp để tăng cường, ở cấp doanh nghiệp, sự hợp tác giữa bộ phận quản lý, người lao động và đại diện của họ như là nhân tố chính của các biện pháp phòng ngừa liên quan đến nơi làm việc.

3. Hệ thống quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động cần bao gồm, ở những nơi phù hợp:

a) Một hội đồng hoặc các hội đồng tư vấn 3 bên cấp quốc gia, tư vấn, xác định về các vấn đề an toàn và vệ sinh lao động;

b) Các dịch vụ thông tin và tư vấn về an toàn và vệ sinh lao động;

c) Việc cung cấp huấn luyện về an toàn và vệ sinh lao động;

d) Các dịch vụ về vệ sinh lao động theo luật và thực tiễn quốc gia;

e) Nghiên cứu an toàn và vệ sinh lao động;

f) Cơ chế về thu thập và phân tích các dữ liệu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, sử dụng các văn kiện có liên quan của Tổ chức Lao động quốc tế;

g) Có sự hợp tác với các hệ thống bảo hiểm hoặc an sinh xã hội có liên quan bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;

h) Các cơ chế hỗ trợ cho việc cải thiện không ngừng điều kiện an toàn về vệ sinh lao động ở cấp doanh nghiệp vi mô và trong khu vực kinh tế không chính thức.

V. CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA

Điều 5

1. Mỗi Nước thành viên phải xây dựng, thực hiện, kiểm soát, đánh giá và định kỳ xem xét chính sách quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động, có tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và người lao động.

2. Chương trình quốc gia sẽ:

a) Đẩy mạnh sự phát triển văn hóa an toàn và vệ sinh có tính phòng ngừa của quốc gia;

b) Đóng góp và việc bảo vệ người lao động thông qua việc loại trừ hoặc giảm thiểu tới mức có thể được các nguy cơ và rủi ro liên quan đến lao động, phù hợp với luật và thực tiễn của quốc gia để ngăn chặn tổn thương lao động và bệnh nghề nghiệp và chết do lao động và tăng cường an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc;

c) Được hình thành và xem xét trên cơ sở phân tích tình hình của quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động, kể cả việc phân tích hệ thống quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động;

d) Bao gồm các mục tiêu, mục đích và các chỉ số phát triển; và

e) Được hỗ trợ, khi có thể, thông qua các chương trình và kế hoạch quốc gia bổ sung sẽ hỗ trợ đạt được một cách tiến triển về môi trường lao động an toàn và lành mạnh.

3. Chương trình quốc gia phải được công bố rộng rãi, càng rộng càng tốt, và cần được các cơ quan chức trách quốc gia cấp cao nhất thông qua và phát động.

VI. CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 6

Công ước này không sửa lại các Công ước và khuyến nghị quốc tế về lao động.

Điều 7

Việc gia nhập chính thức công ước này phải được truyền đạt tới Tổng giám đốc của Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký.

Điều 8

1. Công ước này sẽ chỉ ràng buộc những Thành viên của Tổ chức lao động quốc tế đăng ký gia nhập công ước với Tổng giám đốc.

2. Công ước có hiệu lực sau 12 tháng kể từ thời điểm có hai nước Thành viên đăng ký gia nhập công ước với Tổng giám đốc.

3. Sau đó, Công ước này sẽ có hiệu lực với bất kỳ Nước thành viên nào sau 12 tháng kể từ khi việc gia nhập của nước đó được đăng ký.

Điều 9

1. Nước thành viên gia nhập Công ước này có thể bãi ước sau khi kết thúc thời hạn 10 năm kể từ khi Công ước có hiệu lực lần đầu tiên bằng cách thông báo tới Tổng giám đốc của Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký.

2. Mỗi Nước thành viên gia nhập Công ước này và không gia nhập, trong năm tiếp theo của kỳ hạn 10 năm được đề cập ở khoản trên mà không sử dụng quyền bãi ước được đưa ra trong Điều này, thì sẽ bị ràng buộc thêm 10 năm nữa, rồi sau đố mới có thể bãi ước Công ước này trong năm đầu tiên của kỳ hạn 10 năm tiếp theo theo các qui định được đưa ra trong Điều này.

Điều 10

1. Tổng giám đốc của Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo tới tất cả các Thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế việc đăng ký gia nhập và bãi ước bằng cách truyền đạt tới các Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế.

2. Khi thông báo tới các Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế việc đăng ký gia nhập thứ 2 mà mình đã được truyền đạt, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế thời điểm mà Công ước sẽ có hiệu lực.

Điều 11

Tổng giám đốc của Văn phòng lao động quốc tế sẽ thông báo cho Tổng thư kí của Liên hợp quốc việc đăng ký theo Điều 102 của Hiến chương Liên hợp quốc đầy đủ các chi tiết của tất cả về việc gia nhập và bãi ước được đăng ký.

Điều 12

Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế sẽ đưa ra Hội nghị toàn thể một bản báo cáo về việc triển khai Công ước này và sẽ xem xét có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể vấn đề sửa đổi Công ước.

Điều 13

1. Hội nghị toàn thể cần thông qua một Công ước mới sửa đổi Công ước này khi Công ước mới có:

a) Một nước Thành viên thông qua Công ước sửa đổi mới sẽ có hiệu lực liên quan việc bãi ước ngày Công ước này, không kể đến các điều khoản của Điều 9 nêu ở trên, và khi đó Công ước sửa đổi mới sẽ có hiệu lực;

b) Từ thời hạn mà Công ước sửa đổi mới có hiệu lực, sẽ dừng việc gia nhập Công ước này đối với các Nước thành viên.

2. Công ước này sẽ vẫn có hiệu lực với hình thức và nội dung của nó đối với các Nước thành viên gia nhập Công ước khi mà chưa thông qua Công ước sửa đổi.

Điều 14

Bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này có giá trị như nhau./.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học.

Điều chỉnh quy định về tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(ĐCSVN) – Ngày 26/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm p khoản 1 Điều 2 Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website