-
Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Công ước.
-
Điều 1, Công ước của Liên hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị, được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200 (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đã ghi rõ: "Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá". Xét thấy nội dung của Công ước phù hợp với lợi ích chung của nhân loại nên Việt Nam đã sớm phê chuẩn và tham gia Công ước này.
-
Ngày 23/1/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 232/2014/QĐ-CTN về việc gia nhập Công ước 187 về khung chính sách thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Công ước 187 gồm sáu chương, 14 điều, tập trung vào các nội dung chính về chính sách, hệ thống, chương trình quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động, văn hóa an toàn và sức khỏe phòng ngừa trong đó có quyền về môi trường làm việc an toàn và lành mạnh được tôn trọng ở mọi cấp độ… Sau đây xin giới thiệu toàn văn Công ước.
-
Điều 1, Công ước số 138 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)về tuổi tối thiểu được đi làm việc, ghi rõ: “Mọi Nước thành viên chịu hiệu lực của Công ước này cam kết theo đuổi một chính sách quốc gia, nhằm bảo đảm thật sự việc bãi bỏ lao động trẻ em và nâng dần tuổi tối thiểu được đi làm việc hoặc được lao động tới độ tuổi mà các thiếu niên có thể phát triển đầy đủ nhất về thể lực và trí lực”. Xét thấy các nội dung của Công ước phù hợp với lợi ích chung của nhân loại và phù hợp với lợi ích của Việt Nam, nên ngày 24/6/2003 Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia Công ước này. Sau đây xin giới thiệu toàn văn Công ước.
-
Xét thấy việc loại bỏ có hiệu quả những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất đòi hỏi phải hành động tức thời và toàn diện có xem xét đến ý nghĩa của việc giáo dục cơ bản miễn phí và sự cần thiết đưa những trẻ em có liên quan ra khỏi tất cả những công việc như vậy và giúp các em phục hồi và hoà nhập xã hội trong khi đáp ứng những nhu cầu của gia đình các em, ngày 17/11/2000, Việt Nam đã quyết định phê chuẩn Công ước này.
-
Nhận thấy mục đích của Công ước này là thúc đẩy hợp tác để ngăn ngừa và chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách hiệu quả hơn, hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Việt Nam, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Việt Nam trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy, ngày 15/11/2000, Việt Nam đã quyết định thông qua Công ước này.
-
Bảo đảm vệ sinh an toàn trong lao động trong lĩnh vực nông nghiệp luôn là mối quan tâm của các quốc gia, trong đó có Việt Nam - quốc gia có tới 23 triệu người làm nông nghiệp, chiếm 20,7% dân số của cả nước. Vì vậy, ngày 21/6/2001, Việt Nam đã quyết định thông qua Công ước này.
-
Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1/3/2007. Việt Nam là quốc gia thành viên thứ 86 tham gia Công ước.
-
Điều 2, Công ước số 100 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau, nêu rõ: “Mỗi nước thành viên (…) bảo đảm việc áp dụng cho mọi người lao động nguyên tắc trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ đối với một công việc có giá trị ngang nhau”. Xét thấy các nội dung của Công ước phù hợp với lợi ích chung của nhân loại và phù hợp với lợi ích của Việt Nam, nên ngày 7/10/1997 Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia Công ước này. Sau đây xin giới thiệu toàn văn Công ước.
-
Sau ba năm đàm phán căng thẳng dưới sự điều phối của Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn đã được thông qua vào tháng 3-1985 tại Viên, Áo. Công ước gồm 21 điều, thúc đẩy các bên để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước tiên hãy bảo vệ tầng ôzôn. Xét thấy nội dung của Công ước phù hợp với lợi ích chung của nhân loại nên Việt Nam đã sớm phê chuẩn và tham gia Công ước này. Sau đây xin giới thiệu toàn văn Công ước.