-
Theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, “các loài động vật, thực vật hoang dã cùng vẻ đẹp phong phú và đa dạng của chúng là bộ phận không thể thay thế của hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất, phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau”;“các dân tộc và các quốc gia phải là những người bảo vệ tốt nhất động vật, thực vật hoang dã của mình”… Xét thấy nội dung của Công ước phù hợp với lợi ích chung của nhân loại nên Việt Nam đã sớm phê chuẩn và tham gia Công ước này. Sau đây xin giới thiệu toàn văn Công ước.
-
Trên cơ sở các nội dung của Công ước số 120 về Vệ sinh trong thương mại và văn phòng, xét thấy các nội dung đó phù hợp với lợi ích chung của nhân loại và phù hợp với lợi ích của Việt Nam, nên ngày 3/10/1994 Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia Công ước này. Sau đây xin giới thiệu toàn văn Công ước.
-
Điều 2, Công ước số 14 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Áp dụng nghỉ hàng tuần cho các cơ sở công nghiệp, ghi rõ: “Mọi công nhân viên làm các cơ sở công nghiệp, công cộng hay tư nhân, hoặc trong những chi nhánh của những cơ sở đó, phải được nghỉ tối thiểu 24 giờ trong mỗi kỳ 7 ngày”; “Chừng nào có thể, thời gian nghỉ đó phải được dành đồng thời cho tất cả công nhân viên trong mỗi cơ sở”. Xét thấy các nội dung của Công ước phù hợp với lợi ích chung của nhân loại, ngày 3/10/1994, Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia Công ước này. Sau đây xin giới thiệu toàn văn Công ước.
-
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế, được Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 7 tháng 6 năm 1994, trong kỳ họp thứ tám mươi mốt đã thông qua Công ước về Lao động bán công. Sau đây xin giới thiệu toàn văn Công ước.
-
Trước những hiểm họa và thách thức lớn về khí hậu đối với nhân loại, Liên hợp quốc với 2 cơ quan chuyên môn chính của mình là Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), đã tập hợp nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới bàn bạc và đi đến nhất trí cần có một Công ước quốc tế về khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lý để tập trung nỗ lực chung của cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu. Sau một quá trình soạn thảo (tháng 02/1991-tháng 5/1992), Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đă được chấp nhận vào ngày 9/5/1992 tại Trụ sở của Liên hợp quốc ở New York.
-
Công ước Đa dạng sinh học là một hiệp ước khung được thông qua tại Hội Nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển bền vững năm 1992 tại Rio de Janero (Brazin), có hiệu lực từ ngày 29/12/1993. Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước vào ngày 16/11/1994. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Công ước.
-
Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu huỷ chúng được các quốc gia tham gia ký kết năm 1989. Việt Nam tham gia Công ước ngày 13/3/1995; Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam ngày 11/6/1995.
-
Điều 1 của Công ước thông báo sớm sự cố hạt nhân (IAEA) năm 1985 nêu rõ: "Công ước này sẽ áp dụng trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự cố hạt nhân nào dính líu đến các thiết bị, cơ sở hoặc hoạt động được nêu trong mục 2 dưới đây của một Quốc gia tham gia Công ước, của các cá thể hoặc thực thể luật pháp có quyền hạn hoặc quyền kiểm soát đối với các thiết bị hoặc cơ sở đó. Sự cố đó dẫn đến thất thoát vật liệu phóng xạ hoặc tương tự và gây ra hoặc có thể gây ra lan truyền phóng xạ quốc tế, làm ảnh hưởng đến an toàn bức xạ đối với các Quốc gia khác".
-
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) được ký kết ngày 10/12/1982 và chính thức có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Trong đó nêu rõ, các quốc gia thành viên của Công ước với lòng mong muốn giải quyết, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác với nhau, mọi vấn đề liên quan đến luật biển, và ý thức được tầm vóc lịch sử của Công ước là một cống hiến quan trọng vào việc giữ gìn hòa bình, công lý và tiến bộ cho tất cả các dân tộc trên thế giới; (…)
-
Điều 1, Công ước của Liên hiệp Quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, được thông qua ngày 16/12/1966, đã ghi rõ:"Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá". Xét thấy nội dung của Công ước phù hợp với lợi ích chung của nhân loại nên Việt Nam đã sớm phê chuẩn và tham gia Công ước này. Sau đây xin giới thiệu toàn văn Công ước.