Charles Fourier (1772 - 1837)
 
 Charles Fourier (1772 - 1837)

Ông sinh ra ở Thành phố Besancon. Ông là con út và cũng là con trai độc nhất của một gia đình buôn bán vải. Cha mất từ năm Fourier mới chín tuổi. Cuộc sống của ông bị đảo lộn và sớm nối nghiệp cha trong nghề buôn bán. Ông từng lăn lộn với công việc này ở nhiều nơi trên đất Pháp. Mười năm cuối đời ông sống và làm việc tại Paris rồi qua đời tại đó.

Mặc dù sớm phải tự lập kiếm sống, Fourier vẫn được học hết tiểu học và được mẹ, vốn là dòng dõi quý tộc chỉ bảo, kèm cặp. Sau đó, ông tự học và bắt tay vào việc nghiên cứu những vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, lịch sử.

Suốt cuộc đời là viên chức thương gia, Fourier hiểu rõ cơ chế và mánh lới của nghề buôn bán. Hệ thống kiến thức do học tập nghiên cứu và những quan sát về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của Pháp và các nước khác đã giúp Fourier có sự hiểu biết sâu sắc trên một số lĩnh vực. Ông cũng đã từng tham gia vào cuộc khởi nghĩa của những người công nhân ở Lyon năm 1831 và 1834. Học thuyết của Fourier được hình thành từ những cơ sở đó và nó được bổ sung điều chỉnh về sau. Học thuyết ấy chứa đựng trong các tác phẩm chủ yếu của ông là: Lý luận về bốn thứ vận động và những vận mệnh phổ biến (1808), Luận văn về hiệp hội gia đình và nông nghiệp (1822), sau này tái bản với tên gọi Lý luận về sự thống nhất toàn Thế giới), Thế giới công nghiệp và hiệp hội mớ i(1829).

Với học thuyết của mình, Fourier đã nhìn thấy trong lịch sử loài người sự thay đổi liên tục của các trật tự xã hội và các chế độ xã hội khác nhau. Theo ông, tiến trình lịch sử xã hội loài người trải qua bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Văn minh là giai đoạn tư bản chủ nghĩa ở đó mọi thói hư tật xấu từ giản đơn đã trở thành phức tạp, mập mờ, hai mặt và giả dối. Văn minh tư sản, vận động trong cái vòng luẩn quẩn. Đặc điểm của nó là sản xuất và tổ chức tạo ra nguồn của cải tăng lên nhưng những người sản xuất không được hưởng. Ông kết luận rằng: Trong giai đoạn văn minh, sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự thừa thãi. Giai đoạn văn minh cần phải được thay thế. Mục đích không phải làm cho chế độ văn minh tốt hơn lên mà là tiêu diệt chế độ đó. Ông dự đoán thêm rằng chế độ văn minh tư sản phải chuyển qua một giai đoạn mới của lịch sử loài người, tức là giai đoạn của “chế độ xã hội đươc bảo đảm”, trong đó có sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, mỗi con người riêng biệt có thể tìm thấy điều có lợi cho mình trong cái lợi chung của toàn xã hội.

Học thuyết của Fourier về một xã hội mới là hệ thống công nghiệp mới hay chủ nghĩa công nghiệp mới theo cách gọi của ông. Đơn vị cơ sở của xã hội mới ấy bắt đầu từ các phalanges (một kiểu công xã). Trong mỗi phalanges có nhiều ngành sản xuất và có sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Dân cư ở phalanges sống trong các nhà công cộng, lao động chung. Nhưng người tài năng và có năng lực tổ chức thì được thưởng đặc biệt. Quan điểm này khá mới và không có trong quan điểm các nhà xã hội chủ nghĩa trước Fourier. Tất cả các phalanges được tổ chức tự nguyện và không do Nhà nước kiểm soát. Với sự hình thành và củng cố của các phalanges tất cả các nước, xã hội sẽ thay đổi và vươn tới xã hội mới mà ông gọi là xã hội hài hoà. Trong xã hội ấy, mọi người đều vui vẻ, tự do và có sự công bằng bình đẳng. Ông viết rằng: “Trong một xã hội nhất định, trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo tự nhiên của sự giải phóng chung”.

Tin vào học thuyết về một xã hội mới công bằng, bình đẳng, bác ái, Fourier gửi kế hoạch vào xây dựng các phalanges tới các nhà tư bản với hy vọng chỉ cần 4000 người bỏ tiền ra xây dựng thì xã hội mới sẽ thành hiện thực, nhưng không một nhà tư bản nào hay chính khách nào ủng hộ ông cả.

Học thuyết của Fourier còn nhiều mâu thuẫn. Xã hội mới mà ông vạch ra còn mang tính chất bảo thủ về quyền tư hữu về tư liệu sản xuất và tình trạng phân chia giai cấp. Ông chống lại phương pháp đấu tranh cách mạng, mơ hồ về bản chất của giai cấp vô sản. Vì thế, học thuyết xã hội của ông mang tính chất không tưởng. Tuy nhiên, mục tiêu mà ông đặt ra phản ánh nhu cầu về sự phát triển xã hội. Một số đường nét của xã hội tương lai đã được phác thảo.

Học thuyết của Fourier được Karl Marx và Friedrich Engels đánh giá cao. Hai ông đã tiếp thu có phê phán học thuyết ấy cùng với các học thuyết khác về xã hội mới, coi đó là một trong những tiền đề lý luận quan trọng để xây dựng học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học sau này.

Học thuyết của Charles Fourier cũng có ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân Pháp, trong phong trào công nhân nửa đầu Thế kỷ XIX.

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website