Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc và sự ra đời của nước CHND Trung Hoa (1/10/1949)

Đến cuối tháng 8-1945, với sự giúp sức của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh, cùng sự nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân Đảng, cuối cùng cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc kéo dài nhiều năm đã giành được thắng lợi. Tháng 9-1945, Nhật Bản chính thức tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh.

Lợi dụng danh nghĩa tiếp quản, tập đoàn Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã chiếm nhiều ngân hàng xí nghiệp công nghiệp và tài sản thương nghiệp quốc gia mà trước đây phát xít Nhật chiếm giữ.

Lúc này, cục diện cách mạng ở Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã có nhiều biến đổi quan trọng. Lực lượng quân đội phát triển nhanh chóng, vùng giải phóng được mở rộng. Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành hoà bình, độc lập dân tộc. Nhờ vận dụng linh hoạt đường lối chiến tranh, nhân dân, Đảng Cộng sản và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dần dần giành lại thế chủ động. Tháng 10-1945, Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng kí hiệp ước chấm dứt nội chiến và triệu tập hội nghị chính trị hiệp thương để xây dựng lại đất nước. Mặc dù đã tiến hành hội nghị hiệp thương nhưng tập đoàn Tưởng Giới Thạch - với sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ - vẫn ráo riết chuẩn bị nội chiến.

Tháng 7-1946, Quốc dân Đảng đồng loạt tấn công vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản kiểm soát. Từ cuối 1946, Đảng Cộng sản tiếp tục tổ chức các lực lượng nông dân trong các vùng mới giải phóng giành lại ruộng đất từ tay phong kiến, địa chủ, thực hiện dần từng bước nền dân chủ mới. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không giữ đất đai mà chủ yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng lực lượng.

Từ tháng 7 đến tháng 9-1946, Quân Giải phóng đã chuyển từ phòng ngự sang phản công trên quy mô cả nước. Sau đó, các vùng Liêu Ninh, Thẩm Dương, Thiên Tân… lần lượt được giải phóng. Tháng 4-1949, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vượt sông Trường Giang tấn công vào sào huyệt của Quốc dân Đảng. Nền thống trị của Quốc dân Đảng chính thức sụp đổ.

Từ 21 đến 30-9-1949, Hội nghị chính trị hiệp thương được triệu tập tại Bắc Kinh để thông qua Cương lĩnh chung, bầu Hội đồng Chính phủ do Mao Trạch Đông làm Chủ tịch. Hội đồng đã cử Chu Ân Lai làm Thủ tướng Quốc vụ Viện kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức được thành lập.

Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành thắng lợi năm 1949 là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại trên thế giới. Cuộc cách mạng đã kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến tư sản mại bản. Cách mạng 1949 ở Trung Quốc mở đầu thời kì lịch sử mới - thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

Với diện tích bằng 1/4 châu Á và dân số gần 1/4 dân số thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã góp phần quan trọng tăng cường ảnh hưởng và lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

 

(Theo cuốn “Những sự kiện lịch sử nổi tiếng trên thế giới”, Nxb. Văn hóa thông tin)


Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website