Mọi thành viên của Liên hợp quốc đều có thể gia nhập IFAD. Hiện nay IFAD có 165 thành viên, được chia làm 3 nhóm A,B và C. Nhóm A: gồm 22 nước thuộc Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD); Nhóm B: gồm 12 nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu dầu lửa (OPEC); Nhóm C: gồm 127 nước, chia thành ba nhóm nhỏ: Nhóm C1: gồm các nước châu Phi; Nhóm C2: gồm các nước châu Âu và các nước châu Á-Thái Bình Dương và Nhóm C3: gồm các nước Mỹ La tinh và vịnh Ca-ri-bê. Nhóm A và B là các nước phát triển đóng góp chủ yếu vào Quỹ, nhóm C là các nước đang phát triển nhận viện trợ. Ba loại thành viên trên có quyền bầu cử ngang nhau. Ngân sách hoạt động của IFAD trích từ nguồn đóng góp tự nguyện của các nước thành viên. Trụ sở IFAD tại Rôma, Italia.
Mục tiêu hoạt động chủ yếu của IFAD là huy động các nguồn vốn bổ sung để phát triển nông nghiệp, tăng cường dinh dưỡng cho các nhóm dân cư có thu nhập thấp ở các nước đang phát triển bằng việc thực hiện các dự án và chương trình dành cho nông dân nghèo. Trong đó có khoảng 20% số người sống ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh đang chịu ảnh hưởng của nạn đói và thiếu dinh dưỡng kéo dài. Vì vậy, Quỹ tập trung hỗ trợ phát triển cho những cộng đồng nghèo ở nông thôn, đặc biệt là những nông dân không có ruộng đất, ngư dân, người chăn nuôi gia súc và phụ nữ nghèo. Mặt khác, Quỹ cũng hỗ trợ những hoạt động có mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới.
Phương thức hoạt động chủ yếu của IFAD là cho vay tiền, hầu hết với điều kiện ưu đãi. Ngoài việc quan tâm đến tăng sản xuất nông nghiệp IFAD còn hỗ trợ phát triển việc làm, tăng cường dinh dưỡng và phân phối thu nhập ở các địa phương.
Về cơ cấu tổ chức: Chủ tịch của IFAD do Hội dồng Quản trị, là cơ quan cao nhất bầu, nhiệm kỳ 4 năm. Chủ tịch được bầu thường kiêm luôn là người đứng đầu Ban Điều hành. Chủ tịch hiện nay của IFAD là ông Lennart Bage, quốc tịch Thuỵ Điển. Giúp việc cho Chủ tịch là 18 Giám đốc điều hành và 18 dự khuyết.
Bộ máy tổ chức IFAD gồm các cơ quan chính như sau:
Hội đồng Quản trị (Governing Council ): Mỗi nước thành viên đều có đại diện trong Hội đồng Quản trị gồm một Thống đốc (Governor) và một Phó thống đốc (Alternate Governor). Hội đồng Quản trị mỗi năm họp một lần và có thể tự hoặc theo yêu cầu của Ban Điều hành nếu 2/3 số thành viên của Ban này đồng ý (theo hình thức bỏ phiếu) triệu tập các phiên họp đặc biệt. Cách thức bỏ phiếu thông qua c ác v ấn đề: Thay vì bỏ phiếu theo phân loại A,B và C như trước 1993, năm 1995 Nghị quyết số 86/XVIII của IFAD đã quyết định các nước thành viên có 2 loại phiếu: thành viên gốc (original members) và theo mức độ đóng góp.
Ban Điều hành (Executive Board): có 18 thành viên, trong đó, nhóm A có 8 nước; nhóm B có 4 nước và nhóm C có 6 nước. Nhiệm kỳ của Ban Điều hành là 3 năm. Ban n ày có trách nhiệm điều hành toàn bộ các hoạt động của IFAD.
Hoạt động của IFAD: IFAD tập trung vào khuyến khích người dân tham gia thực sự vào tất cả các bước thiết lập và thực hiện dự án. Trong giai đoạn 1978 - 1998, IFAD đã đầu tư 6,4 tỷ USD cho 520 dự án ở 113 nước đang phát triển. Tổng trị giá các dự án trên (bao gồm cả phần đóng góp của các nước được thụ hưởng) vượt quá 18,5 tỷ USD. Khi kết thúc, các dự án c ủa IFAD sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 265 triệu người. Chỉ riêng năm 1998, Ban Điều hành của IFAD đã thông qua 30 dự án cho vay với tổng số vốn là 413,2 triệu USD. Năm 2000, IFAD đã phê duyệt 27 dự án vay vốn mới với trị giá 409,0 triệu USD và các dự án viện trợ không hoàn lại 32,8 tri ê ụ USD. Có tới 115 nước được nhận viện trợ thông qua 578 dự án trị giá khoảng 7.288,1 triệu USD trong đó 6.900,2 triệu USD là vốn vay và 387,9 triệu USD là viện trợ không hoàn lại. Tính theo vị trí địa lý, tỷ lệ vốn của IFAD được phân bổ như sau: Châu Á - Thái Bình Dương 31,2%; vùng Cận Đông và Bắc Phi 14,9%; châu Phi II và châu Phi I: 38,2%; châu Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê 15,7%.
Hiện nay, IFAD bắt đầu thực hiện 100% các dự án hỗ trợ của mình theo hình thức đồng tài trợ với các tổ chức tài chính và phát triển khác như Ngân hàng Thế giới (WB), Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) và các ngân hàng phát triển khác (châu Phi, châu Á, liên Mỹ và những nước Hồi giáo. Cứ một đô la trong dự án hỗ trợ của mình, IFAD đã thành công huy động thêm được 2 đô la từ các nhà tài trợ nước ngoài khác.
IFAD chính thức hỗ trợ Việt Nam từ năm 1991. Năm 1992, Chính phủ Việt Nam cam kết đóng góp 200.000 USD vào IFAD, số tiền đó đóng góp trong 3 năm. Năm 1997, Việt Nam gia nhập IFAD và nằm trong nhóm C2- nhóm các nước nhận viện trợ là chủ yếu. Việt Nam là một trong số ít quốc gia được IFAD cho hưởng vay vốn đặc biệt ưu đãi: vay lãi suất 0,75-1%/ năm, trả trong 50 năm, thời gian ân hạn là 10 năm.
Các lĩnh vực ưu tiên trong hoạt động của IFAD tại Việt Nam: Hỗ trợ nông dân, ngư dân, phụ nữ nghèo; Hỗ trợ cho một số tỉnh nghèo và có nhiều đồng bào các dân tộc ít người sinh sống. Từ 1997 đến 2003, IFAD đã hỗ trợ cho Việt Nam 5 dự án với tổng số vốn vay hơn 81,34 triệu đô la. Các dự án nói trên tập trung vào lĩnh vực phát triển nông thôn vùng sâu, vùng xa, đa dạng hoá thu nhập cho người dân nghèo nông thôn tiến tới xoá đói giảm nghèo. Dự án "Phát triển bền vững nguồn tài nguyên ở tỉnh Tuyên Quang", tổng trị giá là 25,08 triệu USD, trong đó vốn vay của IFAD là 18,35 triệu USD. Kế hoạch thực hiện trong 7 năm từ 1994-2000. Dự án đã kết thúc cuối năm 2001. Dự án “Bảo tồn và phát triển tài nguyên nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình”, tổng trị giá là 16,40 triệu USD, trong đó vốn vay của IFAD là 14,40 triệu USD, thực hiện trong 5 năm từ 1997-2001. Dự án “Hỗ trợ các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang”, tổng trị giá là 17,56 triệu USD, trong đó vốn vay của IFAD là 12,50 triệu USD, thực hiện trong 6 năm từ 1998-2003. Dự án “Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh”, tổng trị giá là 19,13 triệu USD, trong đó vốn vay của IFAD là 15,43 triệu USD, thực hiện trong 6 năm từ 1999-2005. Dự án “Đa dạng hoá thu nhập nông thôn tỉnh Tuyên Quang”, tổng trị giá là 30,43 triệu USD, trong đó vốn vay của IFAD là 20,91 triệu USD, viện trợ của Sida /Thuỵ Điển là 5,0 triệu USD, thực hiện trong 6 năm từ 2002-2008. Hiện nay IFAD đang triển khai 2 dự án trị giá khoảng 70 triệu USD tại các tỉnh Hà Giang, Quảng Bình (giai đoạn II) và ở Trà Vinh, Hà Tĩnh. Mục tiêu của các dự án trên là phát triển nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp và xoá đói giảm nghèo.
IFAD đang cùng các bộ, ngành liên quan xây dựng một dự án với trị giá 40 triệu USD cho 2 tỉnh Cao Bằng, Bến Tre. Mục tiêu của dự án là tăng cường khả năng của người nông dân trong việc tiếp cận thị trường sau khi Việt Nam gia nhập WTO. IFAD đang chuẩn bị cùng Chính phủ Việt Nam xây dựng “Khuôn khổ chiến lược hợp tác giữa IFAD và Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012”, dự tính IFAD sẽ dành khoảng 65 triệu USD cho những chương trình trong các năm tới.
|