Quản lý, giám sát cán bộ-Nhiệm vụ cần được chú trọng thực hiện từ cơ sở

Quản lý, giám sát cán bộ là tiền đề và có vị trí trọng yếu trong công tác cán bộ.Đây là nhiệm vụ mới,được bổ sung trong Điều lệ Đảngtại Đại hội X, cho Cấp uỷ và Ủy ban Kiểm tra các cấp. Bởi vì, có quản lý, giám sát tốt đội ngũ và từng cán bộ thì chủ thể quản lý mới có cơ sở cho việc đánh giá đúng, bố trí, sử dụng phù hợp và phát huy tốt khả năng của cán bộ trong thực tiễn. 

Quản lý, giám sát tốt còn nâng cao tính chủ động trong phát thiện, cảnh báo của chủ thể quản lý nhằm giúp khách thể kịp thời khắc phục khuyết điểm không để xảy ra vi phạm; đồng thời, quản lý, giám sát tốt cũng tạo ra môi trường tốt để từng cán bộ nâng cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, chấp hành kỷ luật. 

Quản lý được hiểu là: “Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.Tổ chức và điều khiển theo những yêu cầu nhất định”. Giám sát có hai nghĩa: “Theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không. Chức quan thời xưa, trông nom, coi sóc một loại công việc nhất định” . 

Như vậy, có thể hiểu, quản lý giám sát cán bộ là các phương thức, biện pháp mà chủ thể quản lý (tổ chức, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền được phân công, phân cấp quản lý cán bộ) áp dụng thường xuyên,chủ động, có mục đích, có định hướng thông qua việc theo dõi, quan sát hoạt động thường xuyên, liên tục hoặc đột xuất và sẵn sàng tác động để buộc hoặc hướng hoạt động của khách thể (tổ chức, cơ quan, cá nhân dưới quyền) hoạt động đúng quy định của pháp luật, phù hợp với mục đích, lợi ích chung của tổ chức và đạt hiệu quả cao. 

Về nguyên tắc, quản lý cán bộ phải tuân thủ, vận dụng đúng quan điểm của Đảng cụ thể là quy định về phân cấp quản lý cán bộ được ban hành kèm theo Quyết định số 49-QĐ/WT ngày 03/5/1999 của Bộ Chính trị (khoá VIII). Trên nguyên tắc: "Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý cán bộ''. Trên cơ sở thực hiện tốt hai nguyên tắc trên, quản lý, giám sát cán bộ cần phải được gắn chặt với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng là một vấn đề có tính nguyên tắc. Vì đây là một yêu cầu tất yếu khách quan, xuất phát từ quy luật công tác tổ chức phải phục tùng nhiệm vụ chính trị và bảo đảm cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Quản lý, giám sát cán bộ nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển, trưởng thành phù hợp với đường lối công tác cán bộ của Đảng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng và của mỗi tổ chức. 

Như vậy, quản lý, giám sát cán bộ tự thân đã không được tách rời với quá trình thực hiện nhiệm vụ chính tri; đồng thời còn đòi hỏi chủ thể quản lý phải công tâm khách quan, nghiêm túc trong thực hiện, bảo đảm tính chính xác khoa học về những nội dung quản lý, giám sát. 

Quản lý, giám sát cán bộ không chỉ đơn giản là vấn đề nghiệp vụ đơn thuần của cá nhân và tổ chức có thẩm quyền. Kết quả của công việc quản lý, giám sát được chủ thể quản lý dùng làm căn cứ để đánh giá, sử dụng cán bộ, vì vậy, đây là vấn đề nhạy cảm gắn liền với sinh mệnh chính trị tư tưởng, động cơ của cả chủ thể quản lý và đối tượng được quản lý, giám sát. Thông thường thì chủ thể quản lý theo dõi quá trình hoạt động của đối tượng được quản lý, giám sát căn cứ vào những cơ sở, điều kiện cụ thể, theo phạm vi quyền hạn được phân công phân cấp để thực hiện chức năng quản lý, giám sát công tâm, khách quan. Song, quản lý, giám sát cán bộ, trước hết là hoạt động cụ thể của từng cá nhân trong tập thể cấp uỷ, người đứng đầu tổ chức theo phạm vi, quyền hạn được phân cấp và khả năng thực tế khi tiến hành, nên kết quả công việc này bao giờ cũng thông qua lăng kính chủ quan của chủ thể quản lý. 

Trên bình diện chung, việc giải quyết các mối quan hệ xã hội theo xu hướng đặt lợi ích của cá nhân, của bộ phận lên trên trước lợi ích của tập thể chưa được đẩy lùi; và xu hướng này đã từng bước tác động đến các khâu trong công tác cán bộ. Do đó, có những cán bộ 

yếu về phẩm chất, năng lực nhưng đã tìm mọi cách thông qua việc “xử lý tốt các mối quan hệ” cụ thể để được tổ chức và cấp trên đánh giá tốt, được đề bạt, bổ nhiệm; đồng thời, có nơi cấp uỷ người đứng đầu tổ chức vì lợi ích cá nhân, cục bộ hoặc phải chịu một “áp lực” nào đó mà đành “lực bất tòng tâm” và đánh giá, sử dụng cán bộ không đúng quan điểm, nguyên tắc của Đảng. Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng vẫn còn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp”; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhân dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi...đó là nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”. Điều đó chỉ ra rằng, chủ thể quản lý rất khó nhận biết những biểu hiện suy thoái của cán bộ, nhất là về nhận thức, tư tưởng hoặc những động cơ không lành mạnh khi mà bản thân họ đã bị chủ nghĩa cá nhân chi phối. Hậu quả là việc xem xét, xử lý thiếu nghiêm minh, thậm chí bao che cho những cán bộ vi phạm kỷ luật, thoái hoá, biến chất; hiện tượng làm việc cầm chừng ở cán bộ không tham gia “ê kíp”...đã làm xuất hiện những yếu tố bất ổn trong tổ chức như : Nghi kỵ, thiếu thống nhất, thiếu hợp tác, hữu khuynh, né tránh đấu tranh trong nội bộ hoặc trong quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị. Nguy hại hơn là chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị giảm sút. Đây chính là “khoảng trống” cả về tư tưởng và tổ chức cho chủ nghĩa cá nhân thâm nhập, len lỏi, gặm nhấm sức mạnh đoàn kết của mỗi tổ chức, là nguy cơ nội sinh tiềm tàng đối với sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. 

Đấu tranh “khắc phục những biểu hiện cá nhân cục bộ, thiếu dân chủ không công tâm, nể nang, tùy tiện trong công tác cán bộ”, cần quán triệt sâu sắc tư tưởng của Đại hội Đảng lần thứ X trong đổi mới công tác cán bộ và quản lý, giám sát cán bộ. 

Trước hết chúng ta cần thống nhất nhận thức rằng quản lý, giám sát cán bộ là một quá trình nhận thức của chủ thể quản lý thông qua việc thu thập, quản lý và xử lý thông tin được phản ánh để thấy rõ “chất” của cán bộ được quản lý. Để hiểu và biết rõ cán bộ, HồChí Minh đã dạy: “Trong thế giới cái gì cũng biến hoá. Tư tưởng của người cũng biến hoá.Vì vậy cách xem xét cán bộ, quyết không nên chấp nhận, vì nó cũng phải biến hoá” ; “chẳng những xem xét công tác của họ, mà còn phải xét các sinh hoạt của họ. Không nên chỉ xem xét công việc của họ trong cùng một lúc, mà phải xem cả công việc của họ từ trước đến nay” . Do vậy, quản lý, giám sát cán bộ không thể và không phải chỉ làm một lần là xong, đó còn là yếu tố thường xuyên trong quy trình công tác cán bộ được thực hiện ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Vì vậy, nội dung quản lý, giám sát cán bộ cần được nghiên cứu, phân tích sâu sắc để có được những giải pháp tích cực và đồng bộ từ chủ trương chính sách mang tính vĩ mô đến những biện pháp cụ thể, sáng tạo ở từng chi bộ, đơn vị cơ sở. Để quản lý, giám sát cán bộ có chất lượng, hiệu quả, phải tuân thủ quy trình chặt chẽ trong tất cả các nội dung quản lý giám sát, nhất là các nội dung quản lý về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các quan hệ xã hội và năng lực công tác của cán bộ. Trên cơ sở nắm vững nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xây dựng đảng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đơn vị, chủ thể quản lý xác định rõ mục tiêu và yêu cầu cần đạt được với từng loại cán bộ cụ thể. Thực hiện tốt quan đếm “lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ” là cơ sở để khắc phục tình trạng quá nhấn mạnh yếu tố lý lịch, bằng cấp học vị của cán bộ hoặc “lượng hoá” cán bộ một cách chủ quan, phiến diện hình thức. Phải triệt để chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy tốt trách nhiệm và quyền dân chủ của quần chúng; kết hợp tốt giữa các khâu công việc trong công tác cán bộ và giữa công tác cán bộ với các công tác khác theo hướng thực hiện cơ chế đảng viên và nhân dân tham gia giám sát cán bộ và công tác cán bộ. Mở rộng phân cấp quản lý đi đôi với tăng cường kiểm tra công tác cán bộ” bảo đảm “quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ. Các cấp uỷ thủ trưởng các cơ quan phải nắm chắc từng cán bộ, cả về đức, tài và tình trạng sức khoẻ”. 

Cần kết hợp giữa phát huy tính tích cực tự giác của bản thân cán bộ với tính chủ động, tích cực của cấp uỷ, người đứng đầu tổ chức và cơ quan chức năng trong việc thu thập, xử lý những thông tin cần thiết về chất lượng đội ngũ cán bộ theo thẩm quyền; thực sự coi trọng vai trò của chi bộ, tổ chức cơ sở đảng trong xây dựng quy chế quản lý, giám sát cán bộ khoa học, đồng bộ, hệ thống và xây dựng chi bộ trở thành môi trường văn hoá lành mạnh, tạo không khí dân chủ, đoàn kết, phấn khởi là nhân tố thúc đẩy các mặt công tác phát triển. 

Để tiếp tục đổi mới công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, đòi hỏi công tác quản lý, giám sát cán bộ của Đảng phải được chú trọng thực sự ngay cấp cơ sở, trở thành một giải pháp thiết thực góp phần quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản đội ngũ cán bộ, đồng thời, “mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng người đứng đầu các cơ quan, đơn vi có trách nhiệm trực tiếp quản lý cán bộ (kể cả các đồng chí Uỷ viên Trung ương) đang công tác, sinh hoạt trong tổ chức mình và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ thủ trưởng cấp trên về cán bộ thuộc quyền quản lý của mình”, bảo đảm tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, làm trong sạch các cơ quan Nhà nước và lành mạnh các quan hệ xã hội. 

Theo Tạp chí Kiểm tra số 3/2007

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website