Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam

Đồng bào miền núi đã sát cánh cùng các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam chiến đấu chống kẻ thù chung, đưa Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng bào các dân tộc thiểu số càng cố gắng góp phần xứng đáng của mình và sự nghiệp chung của toàn dân tộc. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm và sự quan tâm chăm sóc của mình đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ba tháng sau ngày nước nhà độc lập, tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, mùng 3 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến sự thành công của cách mạng Việt Nam, đó là nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam được độc lập. Các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam. Tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia để giành độc lập các dân tộc phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần phải đoàn kết hơn nữa. Người cũng nêu lên những nhiệm vụ mà đồng bào miền núi cần phải thực hiện. Đó là: 

" 1- Đoàn kết hơn nữa để chống xâm lăng. 

2 - Hết sức tăng gia sinh sản. 

3- Ra sức cứu giúp đồng bào dưới xuôi về nạn đói và ủng hộ Chính phủ để kháng chiến và cứu đói" ... Bác cũng chỉ ra những quyền lợi mà đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ được hưởng. Trước hết là: 

“1 - Dân tộc bình đẳng: Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tệ cũ, bao nhiêu bất bình trước sẽ sửa chữa đi. 

2- Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt: 

a) Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng. 

b) Về văn hoá, Chính phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho dân tộc" . 

Bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm. Có đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc thì chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của miền núi mới phát triển. Đời sống của nhân dân miền núi được nâng lên thì mới xoá bỏ dần những khoảng cách giữa các vùng, miền, miền núi mới có thể từng bước tiến kịp miền xuôi. Ngày 19 tháng 4 năm 1946, trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plây-ku, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của đoàn kết các dân tộc, Người khẳng định: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau". Đồng thời Người khẳng định trách nhiệm của các dân tộc trong việc giữ gìn sự toàn vẹn, thống nhất toàn lãnh thổ: "Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta . 

Miền núi nước ta tài nguyên rất phong phú, có nhiều khả năng để mở mang các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Những điều đó cho thấy rằng miền núi có một vị trí cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của cả nước. Đảng và Chính phủ ta đã có chính sách rất đúng đắn đối với miền núi, trong đó có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào. Đó cũng là những điều mà khi gặp gỡ và nói chuyện với đại biểu người dân tộc hay về thăm cán bộ và nhân dân các tỉnh miền núi Bác thường nhắc nhở và căn dặn. 

Tình cảm và sự quan tâm của Bác dành cho đồng bào miền núi càng được thể hiện cụ thể qua những lần Bác về thăm các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Cai, Quảng Ninh, v.v... Bác gặp gỡ đại biểu các dân tộc thiểu số về dự lễ ở Thủ đô; Bác tiếp đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam tập kết, các anh hùng lực lượng vũ trang người dân tộc ; Bác chụp ảnh lưu niệm với phụ nữ và thiếu nhi các dân tộc; Bác nghe giới thiệu về đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số trong cuộc kháng chiến chống Pháp tại triển lãm “Hình ảnh đoàn kết đấu tranh của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” v.v.. 

Tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc của Bác với đồng bào miền núi còn được thể hiện qua những bài viết, bài nói chuyện, những bức thư, như: Bài nói chuyện với Đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang; Lời phát biểu tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam; Thư gửi học sinh các trường Sư phạm miền núi Trung ương nhân dịp khai giảng; Bài nói chuyện tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi; Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ nữ các dân tộc miền núi toàn miền Bắc; Thư gửi Đại hội hợp tác xã và đội sản xuất nông nghiệp tiên tiến miền núi và trung du; Bài nói tại Hội nghị cán bộ miền núi; Chính sách dân tộc, v.v. Đó là những lời căn dặn vô cùng qúi giá của Bác, vị Chủ tịch nước dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong các bài nói, bài viết đó, Bác chỉ ra những mặt còn tồn tại, những khuyết điểm cần phải khắc phục trong công tác lãnh đạo, công tác đoàn thể, tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, trong việc xây dựng đời sống văn hoá mới. Những thành tích mà đồng bào miền núi đã đạt được trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, trong xây dựng hợp tác xã và phát triển văn hoá, nâng cao dân trí… đã được Bác khen ngợi và động viên kịp thời. Bác khen miền núi đã tiến bộ khá và có những kiểu mẫu tốt, như: "Hải Ninh vừa chú trọng trồng lúa, vừa trồng hoa màu..., Khu tự trị Tây Bắc phát triển chăn nuôi khá. Các huyện Quỳ Châu và Nghĩa Đàn (Nghệ An) làm nghề rừng khá. Thái Nguyên đã có 30 cơ sở công nghiệp địa phương và 67 hợp tác xã thủ công, phần nhiều để phục vụ nông nghiệp..., Hoà Bình có sáng kiến tổ chức trường thanh niên xã hội chủ nghĩa, vừa lao động để tự túc, vừa học tập để trở nên cán bộ địa phương… 

Ở Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua, trong số 50 hợp tác xã đựơc tặng danh hiệu tiên tiến, thì có 16 hợp tác xã của miền núi… Miền núi có 64 chiến sĩ thi đua nông nghiệp và 4 anh hùng …” . Bác khen tỉnh Hoà Bình, tỉnh miền núi đầu tiên xoá xong nạn mù chữ và đồng bào xã Bản Phố, Lào Cai, xã dân tộc Mèo đầu tiên xoá xong nạn mù chữ. Những bức thư cảm động gửi lên Bác Hồ đã thể hiện tình cảm của đồng bào đối với Bác, đồng thời cũng thể hiện chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng, của Mặt trận và của Chính phủ ta. Có bức thư viết: “Kính gửi Bác Hồ. Cháu tên Lý Văn Quyết, là Mán O - gang sung sướng lắm, nhờ Bác và Đoàn thể săn sóc người Mán về mọi mặt. Trước kia, ở nhà, cháu không biết gì cả. Nay cháu được dự lớp học tập và kiểm thảo, cháu thấy có nhiều sai lầm như lười học, tự ái, nóng tính, chỉ nghĩ đến việc nhà, không nghĩ đến việc chung. Cháu xin hứa với Bác: cháu sẽ cố gắng sửa chữa, tích cực làm gương mẫu trong mọi việc đối với dân, đối với kháng chiến” . 

Những lời nói của Bác cách đây hơn 60 năm về bình đẳng dân tộc, về sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để đồng bào các dân tộc thiểu số có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao hơn đang được Đảng và Chính phủ tiếp tục phát huy. Chúng ta đã có các dự án để phát triển kinh tế của miền núi, thành lập quỹ “Xoá đói, giảm nghèo”, xây dựng các bệnh viện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, xây dựng thêm nhiều trường học, trong đó có các trường dân tộc nội trú, chế độ cử tuyển ưu tiên dành cho học sinh các dân tộc thiểu số vào các trường đại học, đào tạo những cán bộ tương lai cho các tỉnh miền núi… là thực hiện mong muốn của Bác Hồ “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” (Di chúc). 

Tiến Linh (CTV)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website