Hồ Chí Minh với giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng

Người chỉ rõ: ''Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh nặng và đi xa được. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang''. Đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập đến là đạo đức mới, đạo đức cách mạng mang tính nhân văn cao cả. 

Để xây dựng đạo đức Việt Nam mới, Hồ Chí Minh nêu ra những nguyên tắc và phương pháp cơ bản để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng, cũng như việc rèn luyện của mỗi người. 

Phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức bền bỉ, suốt đời. Người thường nhắc nhở: ''Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong''. Từ nhân sinh quan cho rằng bản tính con người không phải do trời định sẵn, không phải ''thiên định kỳ tính'' mà đạo đức con người chủ yếu chịu ảnh hưởng của giáo dục, của xã hội, ''hiền dữ nào phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Con người ta không phải là thánh thần, ai cũng có phần tốt, phần xấu, trong cuộc sống khó tránh hết những khuyết điểm sai lầm, vì vậy, vấn đề là phải nhận thức được những điểm yếu để sửa chữa, khơi dậy phần thánh thiện tốt đẹp của con người, đẩy lùi cái xấu, cái ác. Tu dưỡng đạo đức phải thực hiện thường xuyên, bền bỉ, kiên trì, đòi hỏi sự quyết tâm cao, sự khổ công rèn luyện, ví như việc giã gạo: 

''Gạo đem vào giã bao đau đớn 

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông 

Sống ở trên đời người cũng vậy 

Gian nan rèn luyện mới thành công”. 

Xây dựng đạo đức mới đòi hỏi phải nêu gương điển hình, lời nói phải đi đôi với việc làm. Trong lĩnh vực giáo dục đạo đức mới yêu cầu sự gương mẫu, đó là những tấm gương tốt trong cuộc sống của ông bà, cha mẹ với con cháu; của anh chị với những người em; của thầy cô giáo với học sinh, của cán bộ đảng viên với nhân dân, của người tốt việc tốt với mọi người. Nêu gương đạo đức là lời nói phải đi đôi với việc làm, đó vừa là nguyên tắc để xây dựng đạo đức mới vừa là ranh giới phân biệt với đạo đức cũ, nói mà không làm, nói nhiều làm ít, nói một đằng làm một nẻo là đặc trưng đạo đức của giai cấp bóc lột. Người cách mạng thì lời nói phải đi đôi với việc làm hành động gương mẫu để quần chúng noi theo, đó là nguyên tắc để rèn luyện, tu dưỡng và xây dựng đạo đức mới. Người nói: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán hai chữ ''cộng sản'' mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước''. 

Xây dựng đạo đức mới, đòi hỏi phải đấu tranh bảo vệ cái mới, cái đúng, cái tốt, loại trừ cái sai, cái xấu, xây phải đi đôi với chống. Người cho rằng trong cuộc sống công tác hàng ngày và ngay trong mỗi con người cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai, cái đạo đức, cái vô đạo luôn tồn tại đan xen. Nhưng cái vô đạo đức chỉ thừa dịp là trỗi dậy tấn công con người, vì vậy xây dựng đạo đức cách mạng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cao đẹp: trung với nước, hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, tình nhân ái, tinh thần quốc tế trong sáng... phải đi liền với cuộc đấu tranh chống những hiện tượng vô đạo đức như chủ nghĩa cá nhân; tệ quan liêu, tham ô, lãng phí; óc bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luậ,t phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, đó là thứ bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh con. 

Tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Trong cuộc sống của mỗi người khó tránh hết những khuyết điểm, nhưng khi có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình và hoan nghênh người khác phê bình, rồi kiên quyết sửa chữa. Mỗi đảng viên, cán bộ, mỗi người phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như rửa mặt mỗi ngày, như vậy mới mong tiến bộ. Chúng ta khẳng định những mặt tích cực tiến bộ của nền đạo đức xã hội mới, nhiều giá trị đạo đức truyền thống được bảo tồn và phát huy, như chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái...nhiều giá trị đạo đức mới được khẳng định. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực đó, nền đạo đức xã hội ta còn nhiều yếu kém, sự phai nhạt lý tưởng, sa sút về phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tệ quan liêu, tham nhũng trở thành quốc nạn chưa được ngăn chặn hiệu quả. Nguyên nhân chủ quan của những tiêu cực đó là do chúng ta chưa lường hết những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, thiếu những biện pháp hữu hiệu trong cả xây và chống, chưa xử lý kiên quyết với những cán bộ thoái hóa biến chất. 

Để xây dựng đạo đức trong Đảng, đạo đức xã hội phát triển lành mạnh, mỗi người dân Việt Nam luôn luôn học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta nên tổ chức thường xuyên và rộng rãi cho toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt với thanh niên, học sinh học tập và rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo ra môi trường xã hội trong sạch, làm động lực để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 

Mặt khác, chúng ta phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, tham nhũng; xử lý nghiêm những cán bộ thoái hóa biến chất; xây phải đi đôi với chống. Đồng thời cần nhân rộng những tấm gương điển hình, trước hết là cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng nêu gương sáng cho nhân dân. Xây dựng Đảng ta là đảng vừa là đạo đức vừa là văn minh, xứng đáng là người lãnh đạo, là đầy tớ trung thành của nhân dân. 

Theo Lã Quý Đô
Tạp chí Tư tưởng – Văn hoá (số 2-2006)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website