Văn phong báo chí của chủ tịch Hồ Chí Minh

Có điều rất đặc biệt là, dù viết để “đánh địch” nhưng mục đích là cảnh tỉnh, giáo hoá, Bác bao giờ cũng giữ được tình lý phân minh, đúng mực, không có những lời thóa mạ, cay độc. Còn viết bài cho nhân dân lao động, bộ đội, thanh niên, thiếu nhi... thì Bác dùng câu văn dễ hiểu, dễ nhớ nhưng lý lẽ xác đáng đầy thuyết phục và tình cảm chân thành, thiết tha đi vào lòng người. 

Ngôn ngữ của Hồ Chí Minh được sử dụng một cách dễ hiểu mà sâu sắc ở tất cả các lĩnh vực. Đối với Người, báo chí là công cụ đoàn kết quốc tế, đoàn kết giai cấp công nhân, đoàn kết các dân tộc bị áp bức đấu tranh giải phóng, đoàn kết phong trào cộng sản thế giới. Mặt khác Người cũng đã dùng báo chí để đánh địch. Người viết về con người, sự việc thuộc “đối phương” ở nước ngoài thì rất nhậy bén về chính trị và cách sử dụng ngôn ngữ của Bác hiện ra rất rõ nét, bằng những chứng cứ và số liệu cụ thể để vạch trần tội ác của đế quốc. Những bài báo Bác viết đăng các báo và tạp chí uy tín ở nước ngoài thì thấy rõ nghệ thuật đánh địch bằng lời, nghệ thuật “đẩy bóng trả lại địch”, nghệ thuật lướt qua những vấn đề tế nhị mà vẫn giữ được nguyên tắc, đường lối, để “lấy gậy ông đập lưng ông” trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh. 

Còn những bài báo viết để đánh địch đăng báo trong nước, Bác đã sử dụng rất khéo về từ ngữ nhằm lột rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa đế quốc, qua đó cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, cổ vũ ý chí giành thắng lợi cuối cùng bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu và tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại không chỉ động viên, mà qua tác phẩm báo chí với văn phong trong sáng của mình, Bác Hồ đã giáo dục và uốn nắn những yếu kém của Đảng ta và các ngành, các địa phương đều được Bác khen ngợi và phê bình bằng những ngôn ngữ báo chí. 

Điều đặc biệt ở văn phong báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “tính quần chúng” được thế hiện rất đậm nét khi nói, khi viết. Bác nói: “Kinh nghiệm của tôi thế này. Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì, viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?”. Sinh thời bác luôn giáo dục các nhà báo đồng thời Người cũng yêu cầu khi nói, khi viết: “Phải học cách nói quần chúng. Chớ nói như giảng sách. Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng... 

Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng có thể hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình ...’’ Chỉ thống kê trong 10 năm, từ 1955 đến 1965, Hồ Chí Minh đã thực hiện hơn 700 lượt đi xuống cơ sở, thăm các địa phương, công trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội từ miền xuôi đến miền ngược, từ biên giới đến hải đảo... Tính ra mỗi năm có hơn 70 lần Người đi xuống cơ sở, mỗi tháng có 6 lần Người gặp gỡ quần chúng,. Chỉ với con số đó thấy rõ phong cách của một lãnh tụ suốt đời gắn bó với quần chúng, một phong cách lê-nin-nít mẫu mực. Mỗi lần đi xuống cơ sở Bác vừa là vị Chủ tịch nước, vừa là kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật, vừa là nhà báo khai thác thông tin, vừa là nhà văn nhà thơ tìm cảm hứng sáng tác. Do vậy, những bài báo của Bác luôn có tương cà, mắm muối và những công việc thường ngày của quần chúng nhân dân lao động và các em học sinh nhi đồng. 

Tư tưởng, quan niệm của Hồ Chí Minh, việc sử dụng ngôn ngũ báo chí chủ yếu là tiếng Việt được thể hiện bằng tình cảm, thái độ của Người đối với dân tộc. Người nói: ‘‘Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc” do đó trong khi viết, Bác rất chú trọng đặt câu và phát triển câu. Người đặt ra cho văn phong là giản dị, ngắn ngọn, rõ ràng, dễ hiểu, không cầu kỳ chữ nghĩa, bố cục chặt chẽ thể hiện ở từng từ từng câu mà trước hết là sự trình bày các ý trong các bài báo, bài văn để nhằm vào hành động của người nghe, người đọc. Người thường dùng lối so sánh ví von hoặc ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân gian, báo của Bác đích chủ yếu giải thích cho cán bộ, đảng viên quần chúng,... hiểu một vấn đề gì đó hoặc động viên khen thưởng, phê bình để mọi người cùng thực hiện được thường thường Người giải thích lý do tại sao phải hành động như vậy? Nên hành động bằng những cách nào? v.v... Bác nói : ‘‘Một tấm guơng tốt còn có tác dụng hơn một trăm bài diễn văn» . Người đã đòi hỏi cán bộ đảng viên khi nói, viết sao cho giản dị, dễ hiểu cốt để quần chúng hiểu ngay và làm được, nắm cái thần của sự vật, đi ngay vào cái cốt lõi của vấn đề. 

Trình độ viết báo của Bác Hồ là trình độ của bậc thầy, từ năm 1951 - 1969 Bác đã viết l.205 bài báo với 23 bút danh khác nhau cho báo Nhân dân và gần 300 bài cho báo chí nước ngoài, không có nhà báo chuyên nghiệp nào viết đạt kỷ lục như vậy. Thế nhưng trong khi viết báo, Bác luôn luôn yêu cầu mọi người xung quanh Người đọc lại bản thảo xem có từ ngữ nào khó hiểu để Bác sửa lại văn phong cho trong sáng, từ ngữ giản đơn, ý tứ, sâu sắc. Bác viết bài báo: ‘‘Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân’’ đăng trên báo Nhân dân số 5409 ra ngày 3-2-1969, bài báo này trước khi gửi đến Toà soạn Bác đã cho đánh máy thành nhiều bản gửi đến từng đồng chí ủy viên Bộ Chính trị đề nghị tham gia ý kiến. Hiện nay, chúng ta đọc lại bài báo của Bác thấy câu chữ vô cùng sâu sắc, bố cục rất chặt chẽ, còn nguyên tính thời sự nóng hổi. 

Hồ Chí Minh đã qua đời nhưng Người để lại cho chúng ta một tài sản vô cùng quý báu. Đó 1à thời đại Hồ Chí Minh - thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử vinh quang của dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc lập tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. .Đối với những người viết báo, viết văn hiện nay, được hưởng thụ tài sản vô giá của Người về phong cách, tư tuởng, quan niệm... làm báo cách mạng. Người vừa là lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng cũng là người thầy, nguời bạn đồng nghiệp suốt cả cuộc đời vì sự nghiệp báo chí nước nhà để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng 1ợi này đến thắng lợi khác. 

Theo Hải Luận, Báo Phụ nữ Việt Nam ngày 20/06/2005

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website