Tư tưởng Đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

Khát vọng giải phóng được ấp ủ từ lâu trong dân tộc Việt Nam càng thêm nung nấu và trở thành vấn đề sống còn. Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những người Việt Nam nhiệt thành yêu nước, đã từng ao ước hướng vào các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân và chống thuế ở Trung kỳ…, đã từng hy vọng vào ngọn cờ của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… nhưng đau xót thay mọi sự nỗ lực gắng gỏi của các thế hệ tiền bối đều không đi đến kết quả. Đối với Hồ Chí Minh, mặc dù khi đó chưa lý giải được thấu đáo nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX song Người đã nhận thấy ở các nhà ái quốc tiền bối còn có những lầm lẫn, mơ hồ trong việc phân biệt bạn thù, trong việc tập hợp lực lượng, xây dựng phong trào cách mạng ... Hồ Chí Minh trân trọng mọi công phu tìm kiếm, khâm phục tâm huyết của các bậc tiền bối, nhưng thấy rõ tất cả các con đường đã được chọn đều không có hiệu quả. Vì vậy, Người quyết định xuất dương để xem xét thế giới, quan sát cuộc sống của các dân tộc, nghiên cứu cách làm của các nước, cốt tìm ra con đường cho dân tộc Việt Nam tự giải phóng mình. Những năm tháng bôn ba ở nước ngoài để tìm chân lý cứu nước, Hồ Chí Minh đã thâm nhập sâu sắc đời sống và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước TBCN, của các dân tộc bị áp bức bóc lột ở thuộc địa. Cuộc khảo nghiệm thực tiễn rộng lớn đã giúp Người nhận thức một sự thật: giới cần lao và các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi, bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước “chính quốc”, chưa có tổ chức. 

Từ nhận thức khoa học này, Hồ Chí Minh đã làm tất cả từ tuyên truyền, thức tỉnh, đến vận động, đến tổ chức dể làm xây dựng một chiến lược đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Trên con đường hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh tiếp tục tìm tòi, kiểm nghiệm những cơ sở lý luận thực tiễn trên một quy mô, phạm vi rộng lớn để dần dần xây dựng những luận điểm đầu tiên về đại đoàn kết đó là những luận điểm về sự cần thiết phải kết hợp cách mạng thuộc địa với cách mạng chính quốc, về sự cần thiết phải có một chính đảng của giai cấp công nhân để đoàn kết các lực lượng yêu nước, cách mạng ở thuộc địa và cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân; về vai trò của liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Những luận điểm này được phản ánh trong các bài viết của Người đăng trên Tạp chí Cộng sản (bản tiếng Pháp) số 18, 19 năm 1921, trên các báo “ Le Pari” (Người cùng khổ), “Luymanitê” (Nhân đạo), tạp chí “Thư tín quốc tế”, “Đời sống công nhân”…, trong các bài tham luận của Người tại Đại hội Nông dân quốc tế (1923), (trong thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp) Người viết: “Đối với tôi câu trả lời được rõ ràng: trở về nước đi vào quần chúng thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924) Người đã tuyên bố rõ: “lao động tất cả các nước! đoàn kết lại”

Nhận thức được sức mạnh đoàn kết, vai trò của đại đoàn kết trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng hình thành một mặt trận đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân lao động ở các nước có bọn thực dân đi xâm lược với nhân dân các dân tộc bị xâm lược, Người coi khối liên minh đó là một trong những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. 

Các nhà yêu nước tiền bối chưa thấy được số phận của các dân tộc bị áp bức khác cũng đau khổ, tủi nhục như nhau, có chung một nguyện vọng là phấn đấu cho tự do, độc lập của dân tộc mình. Hồ Chí Minh từ những năm 20 đã thấy rõ điều đó và Người đã nỗ lực phấn đấu để góp phần tích cực xây dựng mặt trận đoàn kết chiến đấu giữa các dân tộc bị áp bức để chông kẻ thù chung. Hội Liên hiệp thuộc địa (ở Pháp), “Hội các dân tộc bị áp bức” của các nước châu á, mà chính Người đã tham gia sáng lập. Trước Hồ Chí Minh trên thế giới chưa bao giờ hình thành một khối liên minh ấy. 

Hầu hết các nhà yêu nước tiền bối đều dựa vào tầng lớp trên làm nòng cốt cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, coi quần chúng nhân dân chỉ đóng vai trò thứ yếu. Hồ Chí Minh trong khi lấy “công nông là gốc của cách mạng” lại vẫn sẵn sàng mở rộng cửa đón tiếp những người thuộc tầng lớp trên có tinh thần yêu nước vào Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc vì độc lập tự do của tổ quốc. Mặt trận Việt minh (1941), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau này chính là biểu hiện của tinh thần ấy. 

Là người quán triệt và vận dụng một cách sáng tạo những luận điểm của Mac-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã góp phần làm phong phú những luận điểm ấy trong thời đại mới. Người đã rút ra một kết luận quan trọng là: “trong điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng của thời đại ngày nay, bất cứ một dân tộc nào dù nhỏ, nhưng nếu đoàn kết chặt chẽ và kiên quyết chiến đấu theo đường lối chính trị và quân sự đúng đắn lại được sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của phe XHCN và của nhân dân cách mạng thế giới thì có thể đánh thắng bất cứ bọn đế quốc nào, kể cả tên đầu sỏ là đế quốc Mỹ ”

Kết luận nổi tiếng ấy của Người được nêu ra trong lúc đế quốc Mỹ đang ào ạt đưa hàng chục vạn quân và hàng triệu tấn vũ khí vào miền Nam Việt Nam, loài người đang hồi hộp lo lắng cho số phận của dân tộc Việt Nam trước sự xâm lược của tên đế quốc đầu sỏ, lại càng có ý nghĩa trọng đại. Nó chẳng những củng cố niềm tin tất thắng vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các dân tộc bị bọn đế quốc xâm lược, mà còn nêu lên một chân lý có tính thời đại về sự chiến đấu để bảo vệ thiêng liêng quyền dân tộc mình. 

Tự nhận lấy trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử trước đất nước, dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh vô cùng thấm thía giá trị của đại đoàn kết. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước năm 1941 trở về Cao Bằng, Hồ Chí Minh trong tay không có vũ khí, không có quân đội nhưng Người đã một cẩm nang thần kỳ, cống hiến cho dân tộc. “Dân ta muốn sống chỉ có một đường là đoàn kết lại để đánh Tây, đuổi Nhật” và truyền cẩm nang đó qua một trong nhiều phương tiện như báo Việt Nam độc lập số 102. Ngay từ số báo đầu tiên Bác đã khẳng định rõ: 

“Mau mau đoàn kết cùng nhau 

Để đánh Tây, đánh Nhật, để lo tự cường”. 


Một lời kêu gọi thiết tha như thấy từ sâu thẳm đáy lòng yêu nước của Người. 

Đoàn kết lại đồng bào ta ơi! 

Trước thời cứu nước sau thời cứu dân. 


Không một số báo Việt Nam độc lập nào trong những năm 1941- 1942 lại không có những lời kêu gọi, căn dặn, yêu cầu, mong mỏi, hướng dẫn, vận động toàn dân đoàn kết xung quanh Hội Việt Minh. Đoàn kết trong một tổ chức, trong một mặt trận đó là vũ khí mạnh nhất, không vũ khí nào, không ai thắng nổi. Không chỉ có kêu gọi, mà Hồ Chí Minh còn viết hàng loạt thơ ca như: Hòn đá, Dân cày, Công nhân, Phụ nữ, Ca binh lính, Ca sợi chỉ, Con Cáo và tổ Ong v.v… với tinh thần cốt lõi là kêu gọi toàn dân ta: 

“Đoàn kết vững bền như khối sắt 

Để cùng nhau cứu nước Nam ta”. 


Với tư tưởng đó của Hồ Chí Minh được thể hiện rất đậm nét trong bài diễn ca Lịch sử nước ta, với hơn 200 câu lục bát truyền thống của dân tộc. Hồ Chí Minh đã tái hiện lại dòng lịch sử dân tộc, làm sống lại trong lòng người dân đất Việt những mốc son chói lọi; nêu cao những chiến công hiển hách của cha anh, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đồng thời động viên lớp lớp cháu con noi gương các bậc tiền bối đứng lên đánh đuổi giặc thù: 



…Bất kỳ nam nữ nghèo giầu 

Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn 

Người giúp sức, kẻ giúp tiền 

Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta…
 

Hồ Chí Minh còn dùng những hình ảnh sinh động có thực, với lý lẽ sắc bén, phân tích những đúng, sai, lợi, hại nhằm tuyên truyền giáo dục, thuyết phục lôi cuốn tập hợp quần chúng cách mạng lên đường tranh đấu. Vì thế, Hồ Chí Minh luôn nghĩ rằng: trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân nên toàn dân ta đồng tình đồng sức, đồng lòng sẽ tạo nên sức mạnh kỳ diệu và hùng hậu, thành phong trào cách mạng sôi sục để đánh đuổi Nhật - Pháp cứu nước, cứu nhà. Sức mạnh đó đã được Hồ Chí Minh khẳng định trong bài thơ Nhóm lửa viết năm 1941. Và đúng như lời tiên đoán của Người chỉ 4 năm sau, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân ta đã tập hợp thành lực lượng to lớn trong Mặt trận Việt Minh giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc. Bằng tinh thần quyết chiến, quyết tháng, vượt qua bao khó khăn, thử thách, nhân dân ta đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám long trời lở đất, đưa dân tộc ta từ kiếp lầm than nô lệ sang kỷ nguyên độc lập tự do và CNXH. Đầu năm 1951, phát biểu tại Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, Hồ Chí Minh chỉ rõ: 

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết 

Thành công, thành công, đại thành công. 


Như vậy, theo Hồ Chí Minh đoàn kết càng rộng rãi, đoàn kết càng chặt chẽ thì thắng lợi càng to, thành tích càng lớn. Lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung, lịch sử cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng chứng minh sự khẳng định này của Người là hoàn toàn đúng. 

Cách mạng tháng Tám thành công, 9 năm kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hơn 20 năm chống Mỹ cứu nước toàn thắng, góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở á, Phi, Mỹ Latinh. Tất cả những chiến công lịch sử phi thường ấy của nhân dân ta không thể không kể đến công lao vĩ đại của Hồ Chí Minh- Người anh dùng kiệt xuất của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bởi lẽ trong suốt quá trình đấu tranh, nhất là vào những lúc diễn ra bước ngoặt của cách mạng thì tầm nhìn xa, trông rộng của Hồ Chí Minh; tư tưởng bất tử: “Không có gì qúy hơn độc lập tự do” của Người; những chủ trương quyết đoán và sáng suốt của Người; tài năng động viên và tổ chức tuyệt vời của Người; phương pháp cách mạng vừa sắc bén vừa mềm dẻo, linh hoạt với tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người, thực sự là những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 

Hồ Chí Minh đã từng là hạt nhân đoàn kết của các dân tộc bị áp bức, đã thúc đẩy cuộc giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX giành thắng lợi, đã từng mơ ước “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Tinh thần đoàn kết đó không bó hẹp trong một nước Việt Nam. Người lấy mục tiêu hoà bình, tự do, bình đẳng, bác ái, ấm no, hạnh phúc cho tất cả những Người lao động và tiến bộ thuộc mọi giống nòi, không phân biệt màu da, chủng tộc làm điểm tương đồng để thực hiện sự liên minh thống nhất đoàn kết quốc tế. Người đã rút ra bài học lớn: “đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, đoàn kết quốc tế để thế giới ủng hộ, giúp đỡ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng”. Và Người luôn luôn khẳng định: “lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng Người đã để lại bản Di chúc cho toàn Đảng, toàn dân ta. Người nhấn mạnh về đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. Những dòng cuối cùng của Di chúc Người viết: “điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”

Đó là những bài học quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo thành công mang ý nghĩa thực tiễn để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc 

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bó đuốc soi đường, dẫn lối cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ miền Nam đến miền Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, từ trong nước đến nước ngoài tiến lên giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt với đại thắng mùa xuân 1975 đã mở ra một kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và tiến lên CNXH. Ba mươi năm đã trôi qua kể từ thắng lợi vẻ vang đó, đất nước Việt Nam độc lập thống nhất đã tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử, giành những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới. Ngày nay, tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang vẫy gọi chúng ta tiếp tục vững bước tiến lên để thực hiện bằng được “mục tiêu chung là củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN” mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương VII khoá IX đã chỉ rõ. 

Vũ Thị Kim Xuyến

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website