Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục thanh niên hiện nay

Thời gian qua, phong trào thanh niên tỉnh Kiên Giang có bước trưởng thành và phát triển cùng với những thành tựu đổi mới của quê hương, đất nước. Đại bộ phận thanh niên Kiên Giang có tinh thần yêu quê hương, đất nước, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, ủng hộ công cuộc đổi mới và những thành quả cách mạng mà Đảng và dân tộc ta đã đạt được. Phần đông thanh niên Kiên Giang có nguyện vọng phấn đấu trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Các phong trào lớn do Đoàn phát động như phong trào "thanh niên lập nghiệp" và "tuổi trẻ giữ nước" đã phát triển rộng trong các đối tượng đoàn viên, thanh niên. Phong trào "thanh niên lập nghiệp" đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, hướng về cơ sở, về nông thôn, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất và gương điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Trong phong trào "tuổi trẻ giữ nước" với việc mở rộng phạm vi của cuộc vận động "tôn vinh truyền thống anh hùng - nghĩa tình biên giới, hải đảo" đã phát động thành phong trào kết nghĩa với các xã, phường anh hùng, biên giới, hải đảo, các đơn vị lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tổ chức hội trại biểu dương thanh niên tiên tiến trong phong trào "tuổi trẻ giữ nước". 

Những năm gần đây, phong trào thanh niên tình nguyện trong tỉnh phát triển mạnh cả về nội dung và hình thức, nhất là trên các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, hiến máu nhân đạo, phòng chống thiên tai lũ lụt v.v... được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ. Vai trò của các tổ chức Đoàn ngày càng được phát huy và có ảnh hưởng lớn trong thanh thiếu niên. Tuy nhiên, trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở Kiên Giang vẫn còn một số biểu hiện đáng quan tâm. Hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục của các tổ chức Đoàn từng nơi, từng lúc chưa đạt yêu cầu, nhất là công tác tuyên truyền giáo dục trong các đối tượng thanh niên đô thị, thanh niên nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 

Tình trạng đoàn viên, thanh niên không thiết tha với Đoàn, không chịu khó nghiên cứu học tập, rèn luyện, nắm bắt thông tin, nâng cao trình độ nhận thức còn diễn ra ở nhiều nơi. Bên ngoài xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường và các tệ nạn xã hội đang tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh niên. Khoảng cách về trình độ nhận thức giữa thanh niên đô thị và thanh niên nông thôn có sự chênh lệch khá lớn. Một bộ phận thanh niên do đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ học vấn thấp, thiếu việc làm ổn định đang phải đối mặt với sự nghèo khó và thất học. Trong khi đó, một bộ phận thanh niên có đời sống kinh tế khá giả thì đang học đòi lối sống thực dụng, có những biểu hiện lệch lạc trong xác định lý tưởng và lối sống, bàng quan vô trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, rơi vào các tệ nạn xã hội, tụ tập băng nhóm gây mất an ninh trật tự xã hội. Các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng xâm nhập vào một bộ phận thanh niên ở nông thôn. 

Từ tình hình phong trào thanh niên ở Kiên Giang, chúng tôi muốn trao đổi một số vấn đề về quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên hiện nay. 

Trước hết là phát động phong trào học tập trong thanh niên. Trong công tác giáo dục thanh niên, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến vấn đề học tập. Là thanh niên phải xác định rõ mục tiêu học để làm gì ? Học phụng sự ai ? Học ở đâu ? Hiện nay, phong trào học tập vì ngày mai lập nghiệp đang được phát triển rộng trong các đối tượng thanh niên, nhiều gương thanh niên tiên tiến trong học tập và lao động sản xuất được nêu gương điển hình đã tác động tích cực đến phong trào học tập sáng tạo trong thanh niên. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm là làm sao tuyên truyền giáo dục cho thanh niên xác định đúng thái độ, động cơ học tập, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Bởi vì, thực trạng ở một bộ phận thanh niên có tư tưởng thụ động, hoặc thực dụng trong xác định thái độ, động cơ học tập, là học chỉ để kiếm nghề mưu sinh, học chỉ để kiếm địa vị xã hội và kiếm được nhiều tiền, hoặc có đời sống kinh tế khá giả rồi thì không cần học, từ đó không cần quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội, dẫn đến sự thờ ơ với cuộc sống. Đây là một biểu hiện đáng lo ngại trong việc xác định lý tưởng, niềm tin vào cuộc sống. Cho nên các tổ chức Đoàn thông qua các hình thức tuyên truyền giáo dục, giúp cho đoàn viên, thanh niên xác định rõ mối quan hệ giữa học tập để "lập nghiệp" và học tập để "kiến quốc". Mối quan hệ này tác động, hỗ trợ nhau trong định hướng học tập và định hướng nghề nghiệp. Học không chỉ là để có nghề nghiệp cho mình mà còn thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội. 

Hồ Chí Minh thường nói, lý tưởng của thanh niên là làm cho "dân giàu nước mạnh", muốn vậy, thanh niên phải ra sức học tập để có nghề nghiệp ổn định, để góp phần "phụng sự Tổ quốc", "phụng sự nhân dân", thanh niên phải xác định rõ tự mình học tập là chính, phải thường xuyên nâng cao tri thức và chỉ có nâng cao tri thức về mọi mặt, chúng ta mới có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Theo chúng tôi, nên phân biệt, trí thức không chỉ là trình độ học vấn, mặc dù đó là yếu tố rất cơ bản, mà còn là phải học cái nhân, cái nghĩa, cái kinh nghiệm trường đời của các thế hệ đi trước..., học trong nhà trường, học ngoài xã hội, học ở nhân dân, "không học ở nhân dân là một thiếu sót lớn". Học tập không những là nghĩa vụ bắt buộc đối với thanh niên mà còn là yêu cầu để thanh niên phát triển tài năng sáng tạo, nghị lực và khả năng góp sức phục vụ quê hương, đất nước. "Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật sự là thanh niên". 

Thứ hai, vấn đề rèn luyện đạo đức trong thanh niên. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở thanh niên phải "có đức có tài”, hai yếu tố đó không thể thiếu trong rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành của thanh niên. Đạo đức ở đây phải hiểu là: "Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng". 

Tiếc rằng trong xã hội hiện nay có một bộ phận thanh niên đang có xu hướng chạy theo lối sống thực dụng, xa rời lý tưởng cách mạng, những giá trị tinh thần truyền thống, giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Cho nên, cần xác định rõ việc giáo dục rèn luyện đạo đức cho thanh niên không phải chỉ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội mà còn là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức Đoàn. Từng cán bộ đoàn viên phải quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cách mạng, đức làm người, nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong thanh niên, không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, đức làm người, xem đây là một quá trình rèn luyện "bền bỉ hằng ngày", lấy tự giáo dục rèn luyện là chính, không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn phân công. Các tổ chức Đoàn - Hội nên phát động phong trào “học tập gương người tốt, việc tốt", "đoàn viên, hội viên, gương mẫu về đạo đức, lối sống” để giáo dục nêu gương trong thanh niên. 

Thứ ba, xây dựng các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thời gian qua, các phong trào hành động cách mạng do Đoàn phát động luôn được sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo thanh niên trong tỉnh, nhất là hai phong trào "thanh niên lập nghiệp" và "tuổi trẻ giữ nước". Điều đó cho thấy rằng các phong trào hành động cách mạng đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, thanh niên. Ở đây, cần trao đổi một kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn là khi nào tổ chức Đoàn biết khơi dậy và đáp ứng được nhu cầu lợi ích chính đáng của thanh niên thì mới khơi dậy được trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên. Do vậy, trong xây dựng phong trào, các tổ chức Đoàn cần có sự đầu tư nghiên cứu kỹ, nên chọn mô hình nào? phong trào nào? mang ý nghĩa thiết thực đối với thanh niên, có tính đột phá, làm đòn bẩy khơi dậy tính năng động, sáng tạo, xung phong tình nguyện của tuổi trẻ. Quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được". 

Thông qua các nội dung, hình thức thích hợp để phát động rộng rãi trong đoàn viên, thanh niên phong trào "Thi đua yêu nước" trên các lĩnh vực học tập, sáng tạo, lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, kịp thời biểu dương và phát huy tinh thần xung kích cách mạng của tuổi trẻ. Các nội dung kế hoạch thi đua phải "thiết thực, rõ ràng", tránh "đại khái", "đầu voi đuôi chuột". Thực hiện khẩu hiệu “Đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm", những năm gần đây, phong trào thanh niên tình nguyện đã phát triển rầm rộ được đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia, nhưng để phong trào thanh niên tình nguyện phát triển vững chắc thì phải gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, gắn với đời sống thiết thực của nhân dân lao động và tạo thành môi trường tốt để thanh niên tự khẳng định mình và phát huy vai trò năng động sáng tạo trong thực tiễn. 

Thứ tư, các tổ chức Đoàn phải thể hiện rõ vai trò nòng cốt chính trị trong đoàn kết tập hợp thanh niên. Hồ Chí Minh cho rằng, Đoàn thanh niên "là đội hậu bị tin cậy của Đảng" cho nên "cần phát triển Đoàn hơn nữa, nhưng phải chọn lọc cẩn thận, trọng chất lượng hơn số lượng. Nói tóm lại, luôn luôn làm đúng những lời dạy bảo của Đảng” và "phải củng cố tổ chức của Đoàn. Phải đoàn kết nội bộ thật chặt chẽ và phải đoàn kết rộng rãi với các tầng lớp thanh niên". Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, các cấp bộ đoàn cần quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII "chất lượng cơ sở là trọng tâm; cán bộ là then chốt; đoàn kết, tập hợp thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu”. Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn là nâng cao chất lượng quản lý đoàn viên, chất lượng sinh hoạt định kỳ và chất lượng hoạt động Đoàn ở cơ sở, vừa đảm bảo đúng nguyên tắc của Điều lệ Đoàn, vừa phát huy tính chủ động sáng tạo của các tổ chức Đoàn trong việc xây dựng chương trình hành động phù hợp với các đối tượng đoàn viên ở từng địa bàn ấp, khu phố, đơn vị. 

Xuất phát từ tình hình, đặc điểm công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở Kiên Giang, trong thời gian tới, cần xác định rõ hướng trọng tâm để phát triển tổ chức Đoàn, tổ chức Hội là ở địa bàn dân cư, ấp, khu phố, trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong thanh niên dân tộc ít người và thanh niên theo đạo. Cho nên, đi đôi với công tác chỉ đạo phát triển tổ chức Đoàn, tổ chức Hội, cần tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh các hình thức họp giao ban, giao lưu kết nghĩa giữa các tổ chức Đoàn xã, ấp, khu phố với các tổ chức Đoàn ngành, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn để trao đổi, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt và phối hợp phát động phong trào do các tổ chức Đoàn làm nòng cốt. 

Trước những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, công tác Đoàn và phong trào thanh niên đang đứng trước những cơ hội và cả những thách thức. Để xứng đáng với vai trò vị trí là "người chủ tương lai của nước nhà", là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc nghiên cứu học tập và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục thanh niên trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Điều này đòi hỏi các cấp bộ Đoàn, Hội phải xây dựng kế hoạch học tập thiết thực, cụ thể phù hợp với các đối tượng đoàn viên thanh niên. Bởi vì, chỉ khi thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục thanh niên thì mới vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với điều kiện cụ thể của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở từng nơi. 

Tóm lại, quá trình quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục thanh niên hiện nay, chúng ta phải chú ý vừa kết hợp nâng cao nhận thức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống trong đoàn viên thanh niên, vừa tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề mới nảy sinh, từng bước làm rõ quá trình vận động và phát triển các phong trào thanh niên. 

TS. Trần Thanh Nam
Bí thư Tỉnh Đoàn Kiên Giang

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website