Sức thuyết phục của Bác Hồ đối với trí thức Nam bộ
Kể từ ngày 5-6-1911, chiếc tàu Latouche Tréville rời bến Sài Gòn hướng về nước Pháp, mang theo người thanh niên yêu nước Nguyễn Văn Ba (sau này là Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh), chưa lần nào Bác Hồ được trở về thăm lại miền Nam và đồng bào Nam bộ. Riêng đồng bào, chiến sĩ miền Nam luôn hướng về Bác với tấm lòng sâu nặng. Biết bao người con ưu tú của dân tộc lúc ra pháp trường hô tên Bác. Biết bao bà mẹ Nam bộ giữ ảnh Bác, giữ “đồng bạc Cụ Hồ “ như báu vật, bất chấp tù đày, hy sinh. Trong nhà giam, biết bao chiến sĩ trung kiên lấy máu tim mình viết tên Bác lên tường. Từ đồng bằng phì nhiêu đến rừng miền Đông, Bác luôn hiển hiện cùng những đoàn quân ra trận. Bác Hồ còn có sức thuyết phục rất lớn đối với tầng lớp quan lại, trí thức Nam bộ, đặc biệt, vào thời điểm sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 

Ngày 31-5-1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Việt Nam sang Pháp dự cuộc đàm phán ở "text-align: justify;" />
Biết được Nguyễn Ngọc Nhựt có ý định trở về Việt Nam phụng sự “Chính phủ Cụ Hồ”, gia đình Clodine phản đối. Trải qua nhiều đêm giằng xé, Nguyễn Ngọc Nhựt nói với Clodine lời gan ruột: “Anh có Tổ quốc của anh và em có Tổ quốc của em”. Với sự giúp đỡ của kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Ngọc Nhựt làm căn cước giả, rồi trà trộn trong số lính thợ Việt Nam ONS, đáp tàu thủy về Sài Gòn. 

Sau những ngày ngắn ngủi đoàn tụ gia đình, Nguyễn Ngọc Nhựt vào chiến khu, tham gia kháng chiến với chức vụ Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ phụ trách công tác thương binh và xã hội. Ông còn được bầu làm Phó Chủ tịch Cao Đài cứu quốc 12 phái hiệp nhất sau Cao Triều Phát. Ngày 2-6-1949, trong một trận càn quét của quân Pháp vào Đồng Tháp Mười, Nguyễn Ngọc Nhựt sa vào tay giặc. Trong tù, Nguyễn Ngọc Nhựt viết thư gửi ra ngoài khẳng định: “Tôi sẽ không bao giờ nhận định một cách sai lạc đường đi lối bước đã chọn”. Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 59 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Nhựt đứng diễn thuyết giữa hàng trăm bạn tù. Ông chân thành nói: “Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh và những thành viên trong phái đoàn của Chính phủ Việt Nam mà tôi được gặp ở Pháp vào mùa thu năm 1946 đã giúp tôi nhìn ra cội nguồn của mình”. Ông nói về những ngày đầu tiên ra chiến khu, những ấu trĩ ban đầu... Nhưng ông đã vượt lên những điều tưởng chừng như không dễ dàng, đơn giản ấy một cách khá nhẹ nhàng chính nhờ vào hình ảnh đầy thuyết phục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi tên gác ngục nhìn thấy hàng chữ trên tường: “Tù nhân Catina kỷ niệm sinh nhật lần thứ 59 của Chủ tịch Hồ Chí Minh-ngày 19-5-1949, do kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt- Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ - chủ tọa và thuyết trình” thì ngay sau đó, ông bị giải về khám lớn Sài Gòn. Không dụ dỗ được ông đầu hàng, không thuyết phục ông tham gia chính phủ bù nhìn của Bảo Đại với chức bộ trưởng, Nguyễn Ngọc Nhựt bị thực dân Pháp chích thuốc làm hư não. Vận dụng sức mạnh tinh thần, ông cố gắng chống chọi với cơn điên. “Người tù điên” ấy đã cố chế ngự cơn đau đầu hoành hành, lừng lững đi lên bục giảng dành cho tên chủ khám trong giờ “dạy dỗ” tù nhân. Ông lau sạch bảng, bình thản, cẩn trọng viết đầy tấm bảng hàng chữ “Hồ Chí Minh”. Nguyễn Ngọc Nhựt hy sinh khi mới 32 tuổi. Clodine, người vợ đầm của Nguyễn Ngọc Nhựt, trước đó từ Pháp bay sang Việt Nam thuyết phục ông đầu hàng, trước mắt nhằm để bảo toàn tính mạng nhưng Nguyễn Ngọc Nhựt kiên quyết từ chối. Cô tuyệt vọng trở về Paris và cũng trở nên điên loạn. 

Khi nghe tin Nguyễn Ngọc Nhựt hy sinh, Bác Hồ không ngăn được xúc động, nghẹn ngào nói: “Luật sư Thái Văn Lung, kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt - hai trí thức Nam bộ chết sớm quá! Đó thực sự là những “Người quân tử mới” của Việt Nam!”. Bác Hồ gửi điện cho Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ chỉ thị cho các cơ quan làm lễ truy điệu Nguyễn Ngọc Nhựt. Chính phủ Trung ương đánh điện chia buồn với Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ và gia quyến. Bức điện có đoạn: “Hồ Chủ tịch và Chính phủ truy tặng cho liệt sĩ, kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt Huân chương Kháng chiến hạng nhất”. Đồng bào Nam bộ lúc ấy vô cùng thương tiếc “Người quân tử mới” với phẩm cách ngời sáng “Danh vọng không cám dỗ được, tiền tài không mua chuộc được, uy vũ không khuất được” đã làm vẻ vang cho cuộc kháng chiến của Việt Nam. Cùng với những trí thức yêu nước khác như Thái Văn Lung, Dương Minh Châu, từ sự thuyết phục, tỏa sáng của Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Nhựt đã chọn lựa con đường đi với cách mạng Việt Nam cho đến giọt máu, hơi thở cuối cùng… 

TRẦM HƯƠNG 
(Báo SGGP) 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website