Từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống đến Tư tưởng Hồ Chí Minh

TS. Nguyễn Quốc Phẩm
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Khi Đảng ta đã xác định lấy "chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động" thì việc nghiên cứu, xác định rõ nguồn gốc, tiền đề của tư tưởng Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa rất quan trọng cả trong lý luận lẫn thực tiễn. Thông thường, những tiền đề, nguồn gốc của một hệ tư tưởng được tìm hiểu, xác định trên hai phương diện: những tiền đề nguồn gốc mang ý nghĩa nhân tố khách quan và những nhân tố chủ quan trong bản thân nhà tư tưởng. Tuy nhiên, việc phân định như trên chỉ là tương đối, khó tách bạch, rách ròi bởi sự hình thành và phát triển của hệ tư tưởng, lý luận là thành quả tổng hợp, quan hệ biện chứng giữa nhân tố khách quan và vai trò hoạt động sáng tạo của nhà tư tưởng. Trong quá trình hình thành, phát triển và khẳng định sức sống của mình trong đời sống xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh có tiền đề, nguồn gốc trực tiếp từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống rồi chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống 

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc truyền thống yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, ý thức cố kết cộng đồng dân tộc do phải thường xuyên đương đầu với các thế lực ngoại bang xâm lăng hoặc có ý đồ đồng hoá, kể cả đồng hoá cưỡng bức. Trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam, dù thuộc tộc người đa số hay thiểu số, đều chứa đựng tình yêu quê hương đất nước nồng nàn kết tinh thành ý thức của dân với nước, được thể hiện sinh động trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ của thiết chế Gia đình - Làng - Nước, thành sắc thái độc đáo của văn hoá Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ngợi ca truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi sục, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ". 

Lòng yêu nước, tình cảm gắn bó máu thịt và trách nhiệm của "con dân" với Nước đã đúc kết thành truyền thống và hơn thế trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Một đánh giá rất có sức thuyết phục mang tính khoa học - thực tiễn phản ánh tính quy luật hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là truyền thống yêu nước của người Việt Nam. Đó không chỉ là một tình cảm, một phẩm chất tinh thần, mà đã phát triển thành một chủ nghĩa - chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính thành dòng chủ lưu của tư tưởng Việt Nam, xuyên suốt lịch sử dân tộc. Cái dòng chủ lưu ấy - chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống - có thể hình dung trên những nét tiêu biểu là: 

- Tình cảm, ý thức hướng về cội nguồn, tổ tiên như một yếu tố tâm linh của người Việt Nam: "Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ tổ mồng Mười tháng Ba". 

- ý thức ngưỡng mộ, tôn sùng, ghi ơn những anh hùng có công với nước, với dân. 

- Gắn bó vận mệnh đất nước với tồn tại của từng gia đình: "Nước mất, nhà tan". 

- ý thức cố kết cộng đồng trong xây dựng quê hương đất nước, trong đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt và chống ngoại xâm. 

- ý thức về tinh thần độc lập, tự chủ về lãnh thổ, chủ quyền quốc gia v.v.. 


Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống là sức mạnh tư tưởng Việt Nam - một nguồn sức mạnh to lớn được kết tinh hun đúc qua trường kỳ lịch sử. Đó chính là tiền đề tư tưởng-văn hoá, nguồn gốc trực tiếp hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh - bộ phận, nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Lòng yêu nước thương dân thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. 

Lãnh tụ cách mạng Chile X.Agienđê từng viết: "ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chúng tôi đã được nghe, được thấy và được học tập nhiều bài học về con người và cách mạng. Song chúng tôi còn cảm thấy thiếu, nếu như không được gặp một người tượng trưng cho cả dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh". Chính lòng yêu nước, thương dân đã hun đúc nên cốt cách Hồ Chí Minh, bản lĩnh Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh để Người thành biểu tượng cho cả dân tộc, thành anh hùng giải phóng dân tộc. Yêu nước, thương dân, tình cảm tha thiết với dân, với nước, gắn bó giữa nước và dân như là xuất phát điểm, là cơ sở, nền tảng, là điểm tựa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cả nội dung cũng như trong phương pháp tư tưởng của Người. Yêu nước thiết tha, khao khát với sự nghiệp giải phóng đất nước, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải bao trầm luân, vất vả gian nan, tìm tòi học hỏi, tích luỹ tri thức kinh nghiệm, hoạt động thực tiễn để tìm đường cứu nước. 

Bằng tất cả tấm lòng yêu nước, cốt cách kiên cường, trí thông minh, sáng tạo; xem xét, đánh giá quá khứ, hiện tại, bên trong, bên ngoài, tiên đoán, dự báo tương lai một cách khoa học, Người đã tìm ra con đường cứu nước, bắt gặp được chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chính Người đã từng chỉ rõ: "Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba". Trong di sản sách báo và cả những thư từ nước ngoài gửi về của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nói lên tấm lòng đau đáu với quê hương đất nước, lòng yêu nước đến quên mình của Người. Từ tấm lòng yêu nước vươn tới chủ nghĩa dân tộc chân chính (giải quyết đúng đắn quan hệ giai cấp - dân tộc, dân tộc - quốc tế…) từ đêm trường nô lệ, khi những con đường cứu nước đều đi vào ngõ cụt, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu nước, tìm đúng hướng đi cho dân tộc và thành "vị cứu tinh của dân tộc". Báo ánh điện của ấn Độ đã viết về Bác Hồ của chúng ta với những dòng thật trân trọng: "Cụ Hồ ngang hàng với những người dựng cờ khởi nghĩa và những vị cứu tinh vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới". Yêu nước ở Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở tìm tòi con đường cứu nước giành độc lập dân tộc mà còn là ý thức, khát vọng làm cho đất nước hoà bình, giàu mạnh, phồn vinh. Chính Người là cha đẻ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - thành quả của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Người khởi xướng và lãnh đạo - đã trở thành nhà nước XHCN đầu tiên ở Đông Nam á. Yêu nước ở Hồ Chí Minh là gắn liền độc lập tự do của đất nước với hạnh phúc của nhân dân. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh hiện thân ngay cả trong những dòng đầu tiên của văn bản pháp lý về Việt Nam, về con người Việt Nam: "Việt Nam dân chủ cộng hoà - Độc lập tự do hạnh phúc" đến "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Độc lập tự do hạnh phúc" ngày hôm nay. 

Yêu nước ở Hồ Chí Minh là gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn liền chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, "Giang sơn muôn dặm một nhà - Bốn phương vô sản đều là anh em". 

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh đã phát triển Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống thành tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập" và "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do". Đó là bản lĩnh Việt Nam được đúc kết trong bản lĩnh Hồ Chí Minh. Tình cảm nuôi lớn ý chí thành tư tưởng, thành niềm tin, sức mạnh không gì lay chuyển nổi vào thắng lợi, vào ngày mai đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn: "Còn non, còn nước, còn người - Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay". 

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là biến tình cảm, tinh thần thành sức mạnh tổ chức, hoạt động thực tiễn. Tinh thần yêu nước phải được thể hiện trong hành động thực tế chứ không chỉ đơn giản là khẩu hiệu, là lời kêu, gọi động viên thuần tuý. Nhờ yêu nước nồng nàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm và tìm ra con đường cứu nước, tìm gặp chủ nghĩa Mác - Lênin - đỉnh cao của tư tưởng-văn hoá nhân loại. Cũng chính nhờ lòng yêu nước, Người đã biến tình cảm, tư tưởng thành sức mạnh thực tiễn bằng những sáng tạo, tài năng và cống hiến vô giá trong sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng, lãnh đạo nhân dân Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, hy sinh gian khổ để giành thắng lợi trong hai cuộc cách mạng: Giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN. 

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là luôn gắn chặt yêu nước với thương dân, phấn đấu vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân. Đúng như lời dạy của Người dành cho thế hệ trẻ phải "Yêu tổ quốc, yêu đồng bào". 

ở Hồ Chí Minh, thương dân không phải là lòng thương của người trên dân, xa dân, của các "ông quan cách mạng"; không phải của kẻ đi ban phát, rủ lòng thương hay an ủi vỗ về thuần tuý. Thương dân ở Hồ Chí Minh là tình cảm chân thành, độ lượng, bao dung, biểu hiện trong hành vi ứng xử cũng như thái độ hết mực yêu thương, săn sóc. Yêu dân trong hiểu dân, cảm thông giúp đỡ, động viên bằng vật chất, bằng tinh thần... 

Tình yêu và tình thương bao la của nhân văn Hồ Chí Minh đó là: "Muốn có lợi ích 10 năm phải trồng cây. Muốn có lợi ích 100 năm phải trồng người". Và "Suốt đời tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…" 

Cố vấn BCH TƯ Đảng Phạm Văn Đồng đã rất đúng đắn khi viết: "Bác Hồ là muôn vàn tình thân yêu đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình thương đó có chỗ cho mọi người, không quên, không sót một ai và sắp xếp cho mọi người vị trí chiến đấu, cũng như lo lắng chu đáo cho mọi người về việc làm, đời sống, học tập, vừa nghiêm khắc đòi hỏi, vừa yêu thương dìu dắt". 

Tình yêu thương nhân dân, yêu thương con người ở Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở nên gần gũi thân yêu với mọi thế hệ nhân dân Việt Nam: "Người là Cha, là Bác, là Anh…" dẫu Người là lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc. Sinh thời, dẫu bận trăm công ngàn việc, căng thẳng vì trọng trách lãnh đạo Đảng và Nhà nước với cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước trước hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ và trong công cuộc vừa kháng chiến, vừa kiến quốc và xây dựng CNXH, Người vẫn luôn dành thì giờ, tâm huyết cho tất cả từng lớp nhân dân, tất cả các lực lượng vũ trang, tất cả các giới, các đoàn thể, các lứa tuổi, mọi dân tộc, mọi tôn giáo…Tình cảm của Người in dấu sâu đậm trong tiềm thức của mỗi Người dân Việt Nam, dù họ sống trong nước hay nước ngoài. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi trong mỗi gia đình Việt Nam đều có treo ảnh Bác. ở nhiều gia đình, bên cạnh tượng Chúa, tượng Phật, có ảnh, tượng Bác Hồ. Người đã gắn bó máu thịt, thân thương gần gũi trong ngưỡng mộ, kính yêu đối với mỗi người dân Việt Nam. 

Yêu nước, thương dân, tất cả vì dân - đó là nét đặc sắc trong chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Đó là sự phát huy truyền thống yêu nước Hồ Chí Minh. Đó là sự phát huy truyền thống yêu nước Việt Nam trong thời đại mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Bởi vậy, khi coi chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc tư tưởng lý luận chủ yếu hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh càng phải nghiên cứu đầy đủ hơn, sâu sắc hơn tiền đề, nguồn gốc có ý nghĩa xuất phát rất quan trọng đó là truyền thống yêu nước, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được kế thừa, phát huy rực rỡ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 





Tạp chí Khoa học chính trị, số 5/2001

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website