Tư tưởng Hồ Chí Minh với những vấn đề toàn cầu hiện nay

Hoàng Vǎn Hiển, Đại học Huế
Ngô Vương Anh, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi cách đây hơn 30 nǎm, nhưng những giá trị trong tư tưởng của Người vẫn còn xuyên suốt đến tận ngày nay và chắc chắn sẽ còn tồn tại mãi mãi. Người luôn luôn nhìn trước được các vấn đề đang và sẽ xảy ra như một chân lý vậy. Nhân dịp Sinh nhật của Người, chúng ta ôn lại một góc nhỏ trong tư tưởng của Người về một số vấn đề nóng bỏng đang đặt ra đối với nhân loại hiện nay.

Nhân loại ngày nay có đủ các điều kiện về kinh tế, vǎn hoá, khoa học và công nghệ cũng như tinh thần để xây dựng một trật tự thế giới tốt đẹp hơn. Song nhân loại cũng đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường sinh thái do nạn tàn phá môi trường thiên nhiên không những không giảm mà còn tǎng thêm, về nạn nghèo đói do sự phân cực giàu nghèo trong từng quốc gia cũng như trên phạm vi thế giới ngày càng khốc liệt; những cuộc xung đột tôn giáo và sắc tộc đẫm máu vẫn hàng ngày diễn ra...

Khái niệm những vấn đề toàn cầu bao gồm một loạt những vấn đề đang đặt ra nóng bỏng trước toàn nhân loại cũng như đối với từng quốc gia, với mỗi cộng đồng. Đó là nạn ô nhiễm, tàn phá môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên; nạn đói, sự phân phối chưa công bằng, hợp lý; tạo khoảng cách trong phát triển; áp lực bùng nổ dân số; những bệnh tật hiểm nghèo; nạn khủng bố, buôn bán ma tuý, vũ khí...v.v. Những vấn đề toàn cầu hiện nay, từ nguyên nhân nảy sinh, sự phát triển, ảnh hưởng, hậu quả và việc giải quyết hậu quả đều có liên quan tới sự tồn vong, phát triển và lợi ích của toàn nhân loại, mà không một quốc gia, lãnh thổ nào có thể đứng ngoài cuộc, hoặc tự mình giải quyết được. Giải quyết những vấn đề toàn cầu tựu trung lại là giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường sinh thái tự nhiên. Công việc to lớn này buộc các quốc gia phải cùng phối hợp hành động, buộc mọi người phải xích lại gần nhau hơn. Lòng thù hận tǎng lên ở nhiều nơi cũng đang đòi hỏi nhân loại có những cương lĩnh và hành động chính trị, kèm theo đó là một cách nhìn về sự chung sống hoà bình giữa những con người, các nhóm sắc tộc và tôn giáo.

Phải đến thập niên 90, sau hàng loạt các hội nghị quốc tế được tổ chức từ nǎm 1990 đến nǎm 1996 về trẻ em (tại Mỹ), nhân quyền (tại áo), dân số và phát triển (tại Ai Cập), phát triển xã hội (tại Đan Mạch), phụ nữ (tại Trung Quốc), nhà ở (tại Thổ Nhĩ Kỳ) và về an ninh, lương thực (tại Italia)..., thì những vấn đề toàn cầu mới trở thành nội dung trọng tâm trong chương trình nghị sự của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, khu vực....

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bàn đến những vấn đề toàn cầu theo những khái niệm hiện nay, song những gì Người cống hiến cho dân tộc Việt Nam và cho nhân loại đã hàm chứa một định hướng. Tìm trong kho tàng tư tưởng Hồ Chí Minh có thể thấy trong đó những phương cách giải quyết các vấn đề toàn cầu, những bài học kinh nghiệm bổ ích, những tư tưởng chỉ đạo có giá trị để giải quyết các vấn đề chung đang đặt ra bức xúc với nhân loại hiện nay.

Đầu tiên có thể thấy Hồ Chí Minh là người luôn yêu quý trân trọng thiên nhiên, mong muốn sống hoà đồng với thiên nhiên. Trong phong thái ung dung tự tại của Người, có thể thấy phảng phất hình ảnh của một bậc tiên phong đạo cốt, một người mang triết lý thuận "theo tự nhiên". Đầu nǎm 1946, khi trả lời các nhà báo nước ngoài, Người đã nói: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng sức làm cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui....Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chǎn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi"

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dù còn phải khắc phục nhiều khó khǎn gian khổ, nhưng Người vẫn thích tìm những nơi làm việc và sinh hoạt sao cho trên có núi, dưới có sông, có đất để trồng trọt, có bãi để vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, nhằm phục vụ tốt cho công tác cách mạng và sinh hoạt tập thể.

Nǎm 1960, khi thế giới chưa có những lời khuyến cáo khẩn thiết về bảo vệ rừng như hiện nay, nhân dịp kỷ niệm 30 nǎm ngày thành lập Đảng, Người đã đề nghị tổ chức Tết trồng cây. Người nhấn mạnh: "Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều", nhằm làm cho "nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta". Phong trào Tết trồng cây do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động đã trở thành một tập quán tốt đẹp của nhân dân ta, đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Cho đến nay ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng càng mang đậm ý nghĩa thời đại, khi môi trường sinh thái của toàn cầu đang đặt ra những vấn đề nóng bỏng: Nguy cơ tài nguyên cạn kiệt, đất trồng biến thành hoang mạc, rừng bị huỷ hoại, thiên tai liên tiếp xảy ra do những tác động tiêu cực của con người với môi trường, môi trường sống bị ô nhiễm trên nhiều phương diện.... Chúng ta có thể tìm thấy trong phong cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh tấm gương sáng về thái độ ứng xử với thiên nhiên môi trường một cách hài hoà, càng thấm thía về những lời cǎn dặn nǎm nào của Người trong việc bảo vệ môi trường - như những lời dự báo và cảnh báo.

Quan tâm chǎm sóc và bảo vệ môi trường thiên nhiên là một mối quan tâm của Chủ tịch lúc sinh thời nhưng điều Người quan tâm lớn hơn - điều đã trở thành tâm nguyện mà Người đã dành trọn cuộc đời đấu tranh, hy sinh phấn đấu là việc tạo dựng một môi trường xã hội tốt đẹp hơn cho con người, trong đó con người và những giá trị của con người được tôn trọng và bảo vệ, con người được sống trong hoà bình và có đầy đủ những cơ hội để phát triển. Mục đích cuối cùng của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc là tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là giải phóng con người. Khi xây dựng bộ máy chính quyền nhân dân, Người nhấn mạnh: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân".

Cho đến nay, vấn đề công bằng vẫn đang là bài toán khó giải đặt ra cho tất cả các quốc gia, dân tộc trong qúa trình thực hiện tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, kể cả những mô hình kinh tế từng được xem là "mẫu mực" nhất thế giới, như các mô hình của Mỹ, Nhật Bản, Cộng hoà liên bang Đức, Thuỵ Điển.... Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên". Công bằng xã hội được hiểu không chỉ là sự bình đẳng của mọi người trước pháp luật. Sự công bằng được hiểu rộng hơn, đó là sự có được những điều kiện ngang nhau để phát triển của mọi người, là sự bình đẳng về cơ hội cho một sự lựa chọn, trong đó sự phát triển của từng cá nhân là một phần của sự phát triển của toàn xã hội. Mặc dù quyền bình đẳng giữa con người với con người đã được ghi một cách trang trọng trong Hiến pháp và các vǎn bản luật pháp nhưng trên thực tế, mỗi người được sinh ra trong những điều kiện cụ thể khác nhau về nhiều mặt - cả về tự nhiên (các tố chất bẩm sinh), cả về xã hội (các điều kiện kinh tế, vǎn hoá, giáo dục, xã hội...).

Sự tǎng trưởng kinh tế đẩy nhanh hơn quá trình phân hoá xã hội. Hố sâu ngǎn cách giàu- nghèo tǎng lên cả về chiều rộng lẫn chiều sâu cùng với sự tǎng trưởng. Cùng với sự phát triển, xã hội luôn đòi hỏi sự công bằng. Điều này ở Việt Nam càng có ý nghĩa quan trọng. Khi đề cập tới các nguyên nhân của sự phát triển không đồng đều giữa các vùng ngoài những nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, trình độ vǎn hoá xã hội, phong tục tập quán của cư dân... còn phải kể đến hậu quả nặng nề của hàng chục nǎm chiến tranh ác liệt. Những vùng xa vùng sâu lại là những vùng cǎn cứ địa cách mạng. Tại đây môi trường thiên nhiên, các cơ sở kinh tế và bản thân con người đều bị tàn phá nặng nề không dễ gì ngày một ngày hai khắc phục ngay được. Tại các vùng này đang xảy ra tình trạng tụt hậu về mọi mặt so với các vùng được coi là vùng kinh tế trọng điểm như các thành phố lớn, các khu công nghiệp mới, các vùng gần cửa khẩu... Vấn đề công bằng đặt ra càng cấp thiết hơn khi chúng ta muốn xoá dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, miền núi và miền xuôi, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc.

Một thiết chế nhà nước vững mạnh, với hệ thống luật pháp nghiêm minh, bảo đảm và bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mọi người dân là điều không thể thiếu khi chúng ta muốn đạt tới sự công bằng. Bên cạnh đó là những chính sách xã hội điều hoà hữu hiệu sự mất cân bằng trong điều kiện phát triển ở các vùng miền và với các đối tượng xã hội khác nhau. Tất cả những điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dự liệu cho chúng ta từ rất sớm. Người rất coi trọng sự bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân, kiên quyết chống những kẻ lợi dụng địa vị để xâm phạm lợi ích chung. Người nhấn mạnh: "Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì". Người thường nhắc nhở "Phải có kế hoạch giúp đỡ thiết thực đồng bào miền núi". Người cũng rất chú ý đến việc khắc phục đói nghèo, nạn thất học, mù chữ.... Trước khi đi xa, Người còn để lại Di chúc - như một kế hoạch chiến lược xây dựng đất nước sau chiến tranh, trong đó nhấn mạnh: "Đầu tiên là công việc đối với con người". Những lời cǎn dặn cuối cùng của Người có tính định hướng cho sự phát triển của đất nước sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi. Có thể nói đây là một chương trình kinh tế - xã hội toàn diện để cải tạo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta theo hướng tạo dựng một môi trường xã hội có tính nhân vǎn cao.

Tiến công vào đói nghèo, thất nghiệp, mù chữ, bệnh tật, giải quyết những vấn đề công bằng xã hội trong sự phát triển của đất nước cũng như công bằng bình đẳng trong những mối quan hệ quốc tế..., Việt Nam đang cùng với các nước trên thế giới tích cực giải quyết những vấn đề lớn của thời đại ngày nay. Những lời cǎn dặn, chỉ dẫn của Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với nhân dân Việt Nam, mà còn mang nhiều giá trị đối với các quốc gia đang phát triển trong cuộc đấu tranh để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu ngày nay.

Cuộc chiến tranh mà thực dân Pháp buộc nhân dân ta phải tiến hành dù chúng ta thực sự muốn tránh bằng mọi cách, cuối cùng đã dẫn nước Pháp "đi trên con đường của những cây thập ác" - như nhận xét của sử gia Pháp Henri Azô. Suốt 9 nǎm chiến tranh ác liệt, mặc dù đối phương luôn nuôi mưu đồ tiêu diệt lực lượng kháng chiến, nhưng "chúng ta bao giờ cũng chủ trương hoà bình". Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho nhân dân Việt Nam vẫn mở cánh cửa hoà bình, thương lượng để chấm dứt chiến tranh. Một tuần sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người khẳng định: "Nhân dân Việt Nam luôn luôn muốn giành độc lập và giải phóng nước Việt Nam bằng con đường hoà bình... Ngày nay nhân dân Việt Nam vẫn chủ trương giải quyết vấn đề Việt Nam bằng cách hoà bình". Chúng ta quyết chiến đấu để bảo vệ những quyền thiêng liêng của dân tộc nhưng chúng ta cũng biết tìm những con đường hoà bình để giải quyết những mục tiêu trong cuộc chiến đấu đó. Hồ Chí Minh luôn kiên trìcách hoà bình, con đường hoà bình để đem lại hoà bình cho Tổ quốc với đầy đủ nội dung về quyền dân tộc. Với con đường hoà bình, Người đã tìm cách giảm thiểu những tổn thất, giảm cái giá phải trả vì hoà bình không chỉ cho dân tộc Việt Nam, không làm tổn thương danh dự các dân tộc khác bằng thắng lợi quân sự, tạo tiền đề cho việc phát triển những quan hệ hoà bình sau chiến tranh để xây dựng một thế giới hoà bình. Trong cục diện quan hệ quốc tế phức tạp những nǎm giữa thế kỷ XX, quan điểm của Người về những vấn đề quốc tế là hướng đến điều hoà sự đa dạng về xu hướng chính trị, chế độ xã hội giữa các nước để các dân tộc gần gũi, hiểu biết nhau, mở rộng hợp tác hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng và khu vực, nhằm tǎng thêm sức mạnh của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hướng tới hoà bình và thịnh vượng. Nǎm 1955, Người phát biểu: "Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hoà bình, tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hoà bình được"

Trong xu hướng chung hiện nay, thế giới đã trở nên một môi trường cộng sinh về kinh tế và vǎn hoá. Sự xích lại gần nhau của các dân tộc ngày càng chặt chẽ. Đối thoại được khuyến khích thay thế cho đối đầu.... Sự cô lập trong quan hệ quốc tế là điều trái với quy luật. Trong bối cảnh mới, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng vǎn minh không thể tách khỏi những nỗ lực chung của cả nhân loại trong cuộc đấu tranh để thoát khỏi đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh và những thảm hoạ đang đe doạ con người, thiết lập một trật tự thế giới mới. Trên còn đường đó, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước.

Tư tưởng hoà bình Hồ Chí Minh tiêu biểu cho khát vọng hoà bình của cả dân tộc Việt Nam. Người là hiện thân của hoà bình, của vǎn hoá hoà bình.

Hồ Chí Minh đã nhiều lần lên án gay gắt và kiên quyết đối với những kẻ, những thế lực chế tạo ra và âm mưu sử dụng vũ khí giết người hàng loạt. Người kiên quyết đấu tranh để cấm vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học - những sản phẩm quái gở của những bộ óc ưa chiến tranh. Ngay từ nǎm 1957, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu là một trong những nước đầu tiên tham gia tổ chức Cơ quan nǎng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) với mục đích "thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi nǎng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, vì sức khoẻ và phồn vinh trên thế giới..." (Điều lệ IAEA), chương 2).

Thế giới ngày nay đang bước vào thiên niên kỷ mới với những ước vọng về một nền hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững, nhưng điều đó không có nghĩa là chiến tranh đã hoàn toàn chấm dứt. Gần một thập niên qua, những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, chính trị đẫm máu vẫn diễn ra khắp nơi đã minh chứng điều này. Ngǎn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của loài người thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Và ở đây, chúng ta có thể tìm được phần nào lời giải đáp trong tư tưởng của Người - tư tưởng Hồ Chí Minh.

 

Tạp chí Hoạt động khoa học, số 6/2001

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website