TS. Đặng Thanh Toán
Chủ nghĩa tư bản xâm, lược các nước làm thuộc địa chủ yếu dựa vào sức mạnh của nền công nghiệp phát triển để đánh bại các nước nông nghiệp lạc hậu. Vì vậy, trong giới sử học tư sản đã tạo dựng những luận điểm chứng minh rằng "một nước nông nghiệp lạc hậu đương nhiên không thể thắng một nước tư bản hùng mạnh và mất nước là điều tất yếu". Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ngay khi bọn thực dân xâm lược đặt ách đô hộ, đặc biệt từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc (1945) đã là một bằng chứng hùng hồn về những sai lầm phản động của các "lý thuyết" nên trên. Bọn đế quốc cũng tung ra nhiều quan điểm khác, như "một nước thuộc địa có thể giành độc lập chính trị, chứ không thể nào xây dựng một nền kinh tế công nghiệp phát triển và sự lệ thuộc của họ vào các nước tư bản lớn cũng là điều hợp quy luật". Luận điểm phản khoa học này cũng sẽ bị phá sản.
Những "lý thuyết" như vậy xuất phát từ ý muốn chủ quan, âm mưu tiếp tục và "vĩnh viễn" duy trì chủ nghĩa thực dân dưới các hình thức khác nhau. Nếu chúng đã đánh giá sai lực lượng của các nước vốn là "thuộc địa" trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì chúng cũng không hiểu được sức mạnh "nội lực" của các dân tộc bị áp bức sau khi được giải phóng.
Theo thuyết "châu âu là trung tâm" (eurocentrisme) nhiều sử gia tư sản đã khẳng định châu Âu (sau này là châu Âu và Bắc Mỹ) là trung tâm của vǎn minh thế giới, một nền vǎn minh công nghiệp phát triển, quyết định bước tiến của sản xuất loài người. Các nước ngoài châu Âu và Bắc Mỹ chỉ đóng vai trò phụ thuộc vì không có nền vǎn minh công nghiệp truyền thống. Lý thuyết này được sử dụng như một công cụ phục vụ, biện hộ cho chủ nghĩa tư bản xâm lược đô hộ các nước khác, chứa đựng những sai lầm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Nếu xét về lịch sử của nền vǎn minh thế giới thì xã hội công xã nguyên thuỷ đến ngày nay, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến tư bản chủ nghĩa và đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sự phát triển tất yếu, hợp quy luật. Nếu phương Tây (châu âu và Bắc Mỹ) "là cái nôi" của chủ nghĩa tư bản, của nền vǎn minh công nghiệp thì các thời xã hội trước đó, các nước phương Đông (Châu á, châu Phi khu vực Mỹ La tinh) đã từng là "cái nôi của các nền vǎn minh Cổ đại và Trung đại. Thành tựu của các nền vǎn minh ấy dĩ nhiên không phải là nền vǎn minh công nghiệp", song cũng có cơ sở cho sự phát triển nền công nghiệp phát triển và hiện đại sau nay. Nhiều thành quả của các nền vǎn minh là Babilon, Ai Cập, vǎn minh Adơtếch, Inca, vǎn minh Trung Quốc, ấn Độ đã xác định nhận điều này.
Đối với nhân dân Việt Nam từ nền vǎn minh Vǎn Lang Âu Lạc đến vǎn minh Đại Việt, trước khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, cũng đã có những đóng góp nhất định, không nhỏ cho nền vǎn minh vǎn hoá nhân loại, nổi bật là nghệ thuật chế tạo đồ đồng thời kỳ Đông Sơn, kỹ thuật xây dựng thành đất, thành gạch, đá, nghệ thuật kiến trúc, trình độ chế tạo súng thần công của Hồ Hán Thương vào thế kỷ XV ... cũng là những đóng góp cho vǎn minh vǎn hóa thế giới và là một bằng chứng của một truyền thống lao động, sáng tạo không thể phủ nhận được. Di sản và truyền thống dân tộc này đã xây đắp một cơ sở cho sự phát triển nền kinh tế, sản xuất cao hơn, nếu như không có những yếu tố, sự can thiệp thô bạo của bọn xâm lược từ nhiều nơi đến và sự bảo thủ, trì trệ của một số vua chúa các triều đại.
Thứ hai: Chính sách khai thác bóc lột của bọn thực dân mỗi nước tư bản đế quốc tuy có khác nhau, song về cơ bản là làm suy yếu các nước thuộc địa về mọi mặt, trong đó có kìm hãm sự phát triển về kinh tế theo con đường công ghiệp hoá hiện đại. Chúng không mở mang công nghiệp ở các nước thuộc địa mà biến các nước này thành thị trường tiêu thụ chủ yếu hàng hoá và cung cấp nguyên vật liệu, nhân công rẻ mạt cho chính quốc. Việc mở mang ở một mức độ nhất định đường giao thông thuỷ, bộ, việc xây dựng một số nhà máy công nghiệp nhẹ chỉ nhằm phục vụ việc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Trong "Tuyên ngôn độc lập", chủ tịch Hồ Chí Minh đã tố cáo những "hành động (...) trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa" của bọn thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam trên các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, vǎn hoá. Về mặt kinh tế, "chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ đặc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trǎm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta nhất là dân cảy và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn." 5
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong "Tuyên ngôn độc lập" (2-9-1945) đã khẳng định rằng cũng như nhân dân các nước vốn là thuộc địa, nhân dân Việt Nam có khả nǎng và truyền thống lao động sáng tạo, có trình độ khoa học kỹ thuật để xây dựng một nền kinh tế công, nông nghiệp hiện đại, phát triển và bác bỏ những luận điểm sai lầm, có dụng ý xấu, phản động về việc phủ nhận truyền thống và khả nǎng xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thậm chí còn phủ nhận vai trò, sứ mệnh lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện và hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vấn đề quan trọng cần tìm hiểu là làm thế nào để phát huy truyền thống dân tộc, khả nǎng lao động sáng tạo của nhân dân ta nhằm mục tiêu chiến lược quan trọng về công nghiệp hoá đất nước. Có nhiều nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp này, như sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của quần chúng hân dân, sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại... ở đây chúng tôi tập trung trình bày về việc phát huy nội lực của nhân dân (truyền thống, sức mạnh và khả nǎng) giữ vững độc lập, tự chủ trong công cuộc công nghiệp hoá đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc ta là xác định con đường cứu nước đúng đắn: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" 6 Xác định con đường cứu nước đúng đắn là điều quan trọng bậc nhất, song phải nỗ lực bản thân mới có thể thành công. Vì vậy, trong "Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa" (1925), Người đã khẳng định: "Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em"... 7.
Khi nhấn mạnh đến sức mạnh của bản thân dân tộc trong đấu tranh giải phóng dân tộc, "Hồ Chí Minh tiếp nhận cái cơ bản của truyền thống dân tộc, nổi bật là truyền thống yêu nước, để tìm sức sống cho cuộc đấu tranh đó Người hiểu rõ trong truyền thống dân tộc ta có những điểm gần như "bất biến", vì được kết tinh, cô đọng từ bao đời nay, có giá trị đối với mọi thời đại, song cũng có những điểm chịu ảnh hưởng của ý thức hệ của giai cấp thống trị, của hoàn cảnh lịch sử và nhiệm vụ cụ thể của mỗi thời đại nên có thay đổi" 8.
Đúng như vậy, truyền thống dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường, đấu tranh bất khuất của nhân dân Việt Nam được thể hiện phù hợp với nhiệm vụ cụ thể ởmỗi thời kỳ lịch sử nhất định. Nếu việc phát huy truyền thống yêu nước trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc được thể hiện qua cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thì ngày nay, tinh thần, ý thức tự cường, tự chủ trong xây dựng xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa nói chúng, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng được thể hiện ở việc nhanh chóng vươn lên làm chủ nền công nghiệp hiện đại và phát triển ngang tầm thời đại. Với tiềm nǎng của đất nước, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội đích thực của Đảng, công cuộc công nghiệp hoá đất nước nhất định thành công theo mục tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nǎm 1996 đã đề ra: "Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng vǎn minh.
Từ nay đến nǎm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp" 9.
*
* *
Để thực hiện mục tiêu trên, việc phát huy truyền thống, sức mạnh dân tộc, phát huy nội lực dưới sự lãnh đạo của Đảng là một nhân tố quan trọng bậc nhất như lãnh tụ Hồ Chí Minh đã từng nêu ra từ trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc:
...
Muốn cho đánh đổ cường quyền,
Tự do bình đẳng vẹn tuyền cả hai.
Thụt lò ta phải ra tay,
Sắt kia đang nóng đập ngay mà dùng." 10
Khi phát huy truyền thống và sức mạnh tự lực tự cường của dân tộc cần phải tính đến những mặt tích cực và nhược điểm của bản thân, phải xem xét tình hình thế giới trước mắt và triển vọng phát triển sau này để xác định rõ những thuận lợi và khó khǎn, thời cơ và nguy cơ, những thách thức...Xem xét đúng đắn những yếu tố chủ quan và điều kiện khách quan, kết hợp chặt chẽ các nhân tố chủ quan và khách quan là điều kiện có tính chất quy luật cho hoạt động cách mạng thành công. Ngay từ ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi cũng có không ít những khó khǎn trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên thành một nước công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có khoa học, kỹ thuật tiên tiến" 11. Chúng ta tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội "trên cơ sở của một xã hội vừa thoát khỏi ách thực dân, phong kiến hết sức lạc hậu và tron ghoàn cảnh nước ta đang bị chia cắt làm hai miền" 12. Hơn nữa chúng ta chưa khắc phục, thoát khỏi những cái xấu xa của xã hội cũ như tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liệu, đánh đập vợ. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, công nghiệp hoá đất nước nói riếng, phải tranh thủ thời gian đuổi kịp những nước tiên tiến. Song "tiến nhanh, tiến mạnh không phải là phiêu lưu, làm ẩu. Phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc. Phải nắm vững quy luật phát triển của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể" 13.
Những nguyên tắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996), dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh đã nêu rõ những đặc điểm nổi bật của tình tình thế giới và trong nước hiện nay. Đó là sự khủng hoảng, thoái trào tạm thời của chủ nghĩa xã hội, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ, âm mưu thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của các nước đế quốc trong phạm vi kinh tế, tìm cách ràng buộc các nước đang phát triển vào phạm vi, thế lực của mình. Song bên cạnh đó, những xu thế chủ yếu của thế giới và bản chất của thời đại lại tạo nên những nhân tố quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Đó là xu thế "hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới" 14. "Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra thế và lực mới, cả ở bên trong và bên ngoài để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được tạo ra. Quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới mở rộng hơn bao giờ hết. Khả nǎng giữ vững độc lập tự chủ và hộinhập với cộng đồng thế giới tǎng thêm" 15.
Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của một số nước đã giành được độc lập về chính trị trở thành những nước mới được công nghiệp hoá (NICS), những "con rồng" của châu á cũng nêu cho chúng ta những bài học có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những điều kiện thuận lợi của thế giới từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai (1945), nhiều nước thuộc địa đã giành được độc lập với nhiều hình thức và mức độ khác nhau đã vươn lên xây dựng kinh tế bằng nỗ lực của bản thân mình. ở đây cũng cần nhấn mạnh một điều quan trọng là cuộc kháng chiến trường kỳ trên 30 nǎm (1945 - 1975) chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ của Việt Nam một mặt cũng là một thuận lợi khách quan, một cơ hội tốt cho các nước trong khu vực và trên thế giới nhanh chóng xây dựng nền công nghiệp của họ. Mặt khác chúng ta cũng nhận thấy sự phát triển nhanh chóng nhưng không vững chắc của các nước này, vì không xây dựng trên cơ sở lực lượng của bản thân là chủ yếu mà còn nhiều sự lệ thuộc vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế của một số nước Đông Nam á, bắt đầu từ tháng 9-1997 và lan rộng đến nhiều nước khác đã chứng minh rằng, việc xây dựng một nền công nghiệp phụ thuộc vào các nước tư bản phát triển thì dễ dàng bị lâm vào khủng hoảng do các tập đoàn tư bản tài chính thế giới gây nên.
Tình hình kinh tế tài chính thế giới hiện nay, liên quan chặt chẽ với những điều kiện chính trị càng làm cho chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh "không có gì quý hơn độc lập tự do", không chỉ trên lĩnh vực chính trị, đấu tranh giải phóng dân tộc mà cả trên mặt trận xây dựng kinh tế, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này đã được thể hiện trong Báo cáo của ban Chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội lần thứ VIII: "... nếu không tạo lập được một vị thế độc lập, tự chủ, không có đủ nội lực cần thiết thì không thể tham gia hợp tác quốc tế một cách thực sự bình đẳng và có lợi, không thể khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Vì vậy, phải xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, bảo đảm khả nǎng giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế, quốc phòng, an ninh, chủ động tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế. Luôn luôn nêu cao phương châm dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi dôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, động viên mọi người, mọi nhà, mọi cấp, mọi ngành cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư phát triển" 16.
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, quan điểm, người là nhân tố quyết định, nhưng ở đây là con người lao động giác ngộ chủ nghĩa xã hội, có nǎng suất cao, có trình độ khoa học, công nghệ vững chắc. Bởi vì, thế kỷ XX, đặc biệt khi tiến vào thế kỷ XXI, cuộc Cách mạng khoa học, kỹ thuật, cách mạng khoa học - công nghiệp đã đạt đến đỉnh cao trong việc kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Những thay đổi lớn về sản xuất trong nửa sau thế kỷ XIX và từ đầu thế kỷ XX diễn ra trên cơ sở việc tiến hành những lĩnh vực khoa học mũi nhọn về việc tìm ra các nguồn nǎng lượng mới, việc hợp lý hoá công nghệ sản xuất, việc tự động hoá, việc chinh phục vũ trụ cũng nưh việc phát hiện thế giới vĩ mô... Nếu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà không tiến hành đồng thời và dựa tren cơ sở phát triển khoa học thì chúng ta luôn luôn dừng ở trình độ khoa học ứng dụng, theo sau những nước phát triển và không khỏi bị lệ thuộc. Điều này khiến chúng ta cần ghi nhớ và quán triệt những ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về sự phát triển của khoa học, công nghệ vào nửa đầu thế kỷ XX, được trình bày trong Báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1951): "Nǎm mươi nǎm vừa qua có những biến đổi mau chóng hơn và quan trọng hơn nhiều thế kỷ trước cộng lại. Trong 50 nǎm đó, đã có những phát minh như chiếu bóng, vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình (télévison) cho đến sức nguyên tử. Nghĩa là loài người đã tiến một bước dài trong việc điều khiển sức thiên nhiên..." 17. Như vậy, Hồ Chí Minh không chỉ nhìn thấy những thay đổi, biến động to lớn về mặt chính trị, xã hội mà còn nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, do đó, Người cũng đề ra một yêu cầu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nắm vững trình độ khoa học và vươn tới đỉnh cao của khoa học.
Thứ tư: Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của chúng ta là con đường thực hiện chủ nghĩa xã hội, cho nên về mặt kỹ thuật có những điểm giống nhau, song về mục tiêu, tính chất, đường lối phát triển lại cơ bản khác với việc công nghiệp hoá tư bản thủ nghĩa. Vì vậy, việc hợp tác, phối hợp, liên doanh, liên kết với các nước tư bản, cần giữ vững độc lập dân tộc, bản chất, mục tiêu, định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc hội nhập vào cộng đồng thế giới và khu vực, việc giữ vững bản chất, lý tưởng cách mạng trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh không hề mâu thuẫn với nhau. Điều quan trọng là cần rèn luyện con người xã hội chủ nghĩa để xây dựng nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực tham ô, lãng phí, làm dối, làm ẩu, tác phong lề mề, quan liêu, không khoa học.
*
* *
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về việc giữ vững và phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, truyền thống dân tộc trong công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng với tinh thần cần cù, thông minh sáng tạo, nhân dân ta nhất định sẽ thực hiện thành công mục tiêu của Đảng, đến nǎm 2020, Việt Nam cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp, dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng vǎn minh.
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.80.
5.Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr.2.
6. Sđd, 1996, t.9. tr. 314.
7. Sđd, 1995, t.2. tr. 128.
8. Phan Ngọc Liên: Hồ Chí MInh từ nhận thức lịch sử đến hành động cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 56.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiệnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 80.
10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 491.
11. Sđd, 1996, t.10, tr. 79.
12. Sđd, 1996, t.8. tr.494.
13. Sđd, 1996, t.10. tr.315.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 77.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 78.
16. Sđd, tr. 22.
17. Sđd, 1996, t.6. tr.153