Tiết kiệm, chống tham ô lãng phí để công nghiệp hoá đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh

TS. Bùi Đình Phong

Trong suốt cả quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, bên cạnh việc quan tâm đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chǎm lo đến sự nghiệp phát triển sản xuất để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. 

Nhấn mạnh công nghiệp hoá như là một yếu tố để tǎng trưởng kinh tế, làm tǎng thêm của cải vật chất, thể hiện đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm tới vấn đề sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Tham ô, lãng phí là trái ngược với đạo đức cách mạng, là "giặc nội xâm", là phản vǎn hoá, kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. 

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tiết kiệm vô cùng sâu sắc, rộng lớn. Dưới góc độ vǎn hoá đạo đức, kiệm là một nội dung của đạo đức cách mạng, đạo đức công nhân. Cũng như cần, liêm, chính, thiếu đức tính kiệm sẽ không thành người. 

Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Tiết kiệm và siêng nǎng, chǎm chỉ (tức là cần) phải đi đôi với nhau, Hồ Chí Minh giải thích rằng "cần mà không kiệm", thì "làm chừng nào xào chừng ấy". Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tǎng thêm, không phát triển được. Cũng như cái thùng, chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt". 

Tiết kiệm theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bao gồm tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng; tiết kiẹm vật tư, tiền bạc, thời gian, sức lao động,v.v... 

Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành công nghiệp hoá, nhiệm vụ thực hành tiết kiệm lại càng đặc biệt quan trọng. Tiết kiệm để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, để thêm vốn tích luỹ mở rộng sản xuất, và trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Quan điểm tiết kiệm của Hồ Chí Minh gắn chặt với quan điểm tự lực cánh sinh. Người rất coi trọng sự giúp đỡ của các nước anh em, nhưng Người luôn luôn giáo dục chúng ta tinh thần "tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội". Người có một tổng kết quan trọng, rất có ý nghĩa là "Chúng ta chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách tǎng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm" 1. Tiết kiệm trong sản xuất và cả trong đời sống hàng ngày, đó là một nguyên tắc, đồng thời là phẩm chất của con người lao động mới ngày nay. 

Trong tiết kiệm, trước hết bàn đến chế độ chi tiêu của Nhà nước. Bất kỳ một quốc gia nào, trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, đều phải tích luỹ. Có nhiều cách tích luỹ. Chi tiêu có kế hoạch, tiết kiệm, không phung phí là một cách tích luỹ có hiệu quả, đặc biệt đối với các nước nghèo. Theo Hồ Chí Minh, "Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là liệm" 2. 

Tiết kiệm trong chi tiêu như là một sự "ràng buộc" trong quản lý Nhà nước để ngǎn chặn và tiêu diệt quỹ đen - một thứ quỹ riêng nằm ngoài vòng kiểm soát của Nhà nước, thu thì dùng cách tiêu ít khai nhiều để cắt xén quỹ công; chi thì lu bù, ù xoẹ. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "chế độ chi tiêu của Nhà nước là một sự "ràng buộc", nhưng đó là một sự ràng buộc rất cần thiết và rất hay. Nó ràng buộc những kẻ phung phí, những người thích phô trương. Nó ràng buộc cả những người chỉ biết việc trước mắt mà không thấy việc lâu dài, chỉ biết việc của bộ phận mình mà không thấy việc chung của cả nước. Nhưng chính nhờ đó mà nó lại chặt xiềng, chắp cánh cho kinh tế nước ta tiến lên như ngựa thần trên con đường xã hội chủ nghĩa. Nó giúp chúng ta dành dụm từng đồng xu thành những số vốn lớn. Nó vít kín các lỗ thủng, các khe hở, không để của cải dành dụm của chúng ta bị hao hụt phân tán. Như vậy mới dồn được phần lớn vốn của Nhà nước vào việc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa [...] Chúng ta sẵn sàng xiết chặt thêm trǎm nghìn sợi dây ràng buộc để tiêu diệt hẳn lối làm lộn xộn đó. Phải chặt chẽ hơn nữa trong việc dùng tiền dành dụm của chúng ta, để tiến nhanh tới cuộc sống no ấm, đầy đủ cho mọi người" 3. 

Phải hiểu tiết kiệm theo một ý nghĩa tích cực thì mới có thể tích luỹ được. Bởi vì trong toàn bộ dây chuyền của bộ máy, của quá trình sản xuất, nếu để một khe hở nào - và do đó của cải dành dụm lọt ra ngoài, rơi vào hố lãng phí, bọn tham ô, đục khoét... - thì không thể tích luỹ để công nghiệp hoá. 

Tiết kiệm không chỉ vật tư, của cải, tiền bạc, công sức.. mà còn phải biết tiết kiệm thời giờ. Theo Hồ Chí Minh "của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được. Tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thì giờ người khác". 

Phải nhận thức được rằng "một tấc bóng là một thước vàng"; "thời giờ tức là tiền bạc". Ai đưa vàng bạc vứt đi là người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi là người ngu dại. 

Tiết kiệm phải đi liền với thái độ kiên quyết chống xa xỉ. Xa xỉ là thế nào? - Là hao phí vật liệu; ǎn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo; ǎn không ngồi rồi, trong lúc đang cần kháng chiến và xây dựng. Việc đáng làm trong một giờ, mà kéo dài đến 2,3 giờ, là xa xỉ. 

Hồ Chí Minh khẳng định "xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào" 4. 

Một trong những lầm lỗi rất nặng nề của chính quyền địa phương và cán bộ cơ quan đoàn thể mà Hồ Chí Minh sớm chỉ ra khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền là hủ hoá. Tức là: Ǎn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày cang xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền bạc ấy ở đâu ra? Thậm chí lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức. Ông uỷ viên đi xe hơi, rồi bà uỷ viên, cho đến các cô các cậu uỷ viên, cũng dùng xe hơi của công. Thử hỏi những hao phí đó ai phải chịu" 5. 

Bàn tới tiết kiệm luôn luôn phải gắn với chống tham ô, lãng phí. Tham ô, lãng phí là kẻ thủ của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ. Nó là một thứ "giặc ở trong lòng". 

Chống tham ô, lãng phí là cách mạng, là dân chủ. 

Noi theo tấm gương và những lời dạy của Lênin, Hồ Chí Minh chỉ ra cho chúng ta hàng loạt vấn đề có ý nghĩa to lớn trong cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm. 

Theo quan điểm của Lênin, "tiền bạc phải tính toán một cách rành mạch, thật thà, phải tiết kiệm, chớ lười biếng. Chớ ǎn cắp của công làm của tư. Phải giữ gìn kỷ luật lao lao động rất nghiêm ngặt". Ông coi đó là "phương pháp duy nhất để cứu vãn một nước đã bị lũ kẻ cướp đế quốc và lũ bù nhìn làm cho chết dở sống dở như nước Nga... Đó lại là điều kiện chủ chốt và đầy đủ để đưa chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi hoàn toàn" 6. 

Khi bàn về cuộc đấu tranh chống hối lộ, tham ô, lãng phí, Hồ Chí Minh coi việc nghiên cứu tài liệu của Lênin là hết sức quan trọng, cần thiết. Những điều này đã được Lênin bàn kỹ ngay từ sau cách mạng Tháng Mười. Lênin viết: "Không sử bắn lũ ǎn của đút lót, mà xử một cách pha trò, mềm mỏng nhẹ nhàng như vậy, - đó là một điều xấu hổ cho những đảng viên cộng sản, cho những người cách mạng. Cần phải nêu những đồng chí đã ǎn hối lộ ra để cho dư luận quở trách và cần phải đuổi họ ra khỏi Đảng [...] 

"Phải lập tức đề nghị một đạo luật để trừng trị những vụ hối lộ (ǎn hối lộ, tặng hối lộ, và những cách hối lộ khác). ít nhất cũng phải phạt 10 nǎm giam cầm và 10 nǎm khổ sai" 7. 

Báo cáo trước Đại hội lần thứ IV của Quốc tế Cộng sản (13-11-1922), Lênnin nói: "Hiện nay tình hình công nghệ nặng của Nga còn rất khó khǎn. Nhưng chúng tôi đã tích trữ được một số vốn. Sau này chúng tôi cứ phải tích trữ như thế. Vốn liếng ấy thường thường do nhân dân mà ra, chúng tôi cần phải tiết kiệm từng li từng tí. Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu làm thế nào để giảm bớt ngân sách của Chính phủ, giảm bớt số nhân viên ở các cơ quan. Vô luận thế nào, chúng tôi cũng phải giảm bớt số nhân viên, cũng phải ra sức tiết kiệm. Tiết kiệm về mọi mặt, thậm chí chi tiêu cho các trường học cũng phải tiết kiệm. Phải làm như thế, vì nếu không cứu vãn công nghệ nặng, không khôi phục công nghệ, thì không xây dựng được công nghệ nào hết. Mà không xây dựng công nghệ, thì không giữ được địa vị độc lập của nước mình" 8. Vận dụng và phát triển tư tưởng của Lênin về tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, Hồ Chí Minh đã có nhiều chỉ dẫn quan trọng. Người là linh hồn Nghị quyết của Bộ Chính trị về cuộc vận động "Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tǎng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô lãng phí, quan liêu", gọi tắt là cuộc vận động "3 xây, 3 chống". Người nêu ra một luận điểm nổi tiếng: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". 

Khi giải thích thế nào là tư tưởng, tác phong xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã nêu lên những quan điểm cơ bản về con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phê phán những tư tưởng sai trái, lạc hậu như chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí, quan liêu, . v.v... 

Một trong những nội dung của ý thức làm chủ Nhà nước, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa là ý thức cần kiệm xây dựng nước nhà. Hồ Chí Minh dạy rằng mỗi thứ của cải chúng ta làm ra phải tốn bao nhiêu mồ hôi và sức lao động. Cho nên phải biết tiết kiệm, giữ gìn của công. "Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ. Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta. Chúng ta cần hết lòng chǎm sóc sức khoẻ và sử dụng thật hợp lý sức lao động của nhân dân ta" 9. 

Hồ Chí Minh đã có sự so sánh phân biệt giữa tham ô và lãng phí. Tham ô là hành động xấu xa nhất của con người. Tham ô là lấy trộm của công, chiếm của công làm của tư. Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng. Khi của công bị mất cắp, mất trộm thì mọi người đều có trách nhiệm vạch mặt kẻ gian và đưa nó ra trước pháp luật vì mọi người đều có nghĩa vụ giữ gìn của công. 

Của công của Nhà nước và của tập thể là "bất khả xâm phạm", tham ô của công tức là xâm phạm tới lợi ích chung của nhân dân, tức là kẻ địch của nhân dân. Vì vậy, kiên quyết chống tham ô là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân ta. 

Lãng phí và tham ô tuy khác nhau ở chỗ lãng phí thì không trực tiếp ǎn cắp, ǎn trộm của công, nhưng kết quả tai hại đến tài sản của Nhà nước, của tập thể thì lãng phí cũng có tội. 

Kết quả tai hại đến của công thì lãng phí chẳng khác gì tham ô. 

Lãng phí có nhiều hình thức: Hoặc vì lập kế hoạch không chu đáo (làm xong rồi lại phá). Hoặc vì tính toán không cẩn thận, điều động hàng trǎm, hàng nghìn người đến công trường, nhưng chưa có việc làm hay là người nhiều, việc ít, phải để họ trở về. Hoặc vì xa xỉ, phô trương hình thức, nào chè chén liên hoan, sắm sửa lu bù, xài tiền như nước v.v... Nói tóm lại, lãng phí là vì thiếu tinh thần trách nhiệm, không có ý thức quý trọng sức của, sức người của Nhà nước, của nhân dân. 

Nhận chân được lãng phí, tham ô là kẻ thù của nhân dân là điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Nhưng từ đó phải có biện pháp tốt để diệt trừ tận gốc. Phải khéo tổ chức, có nghĩa là "chung sức, đồng lòng" ; "góp sức làm việc", là một cách tiết kiệm tốt nhất. Để ngǎn chặn tận gốc hành động ǎn cắp của công (tham ô) thì phải vừa bắt giam, trừng phạt bọn lãng phí, tham ô thật nặng, vừa phải phải "gây chung quanh chúng một không khí công chúng công phẫn và tẩy chay về mặt đạo đức. Phải không còn một ai vỗ vai gượng nhẹ với chúng nữa" 10. 

Hồ Chí Minh coi vận động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô là một cuộc vận động cách mạng. Nó sẽ đưa lại sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc về tư tưởng và tổ chức, về chính trị và kinh tế. Nó làm cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, hǎng hái thi đua tǎng gia sản xuất để xây dựng nước nhà, nâng cao đời sống của nhân dân. Nó giúp cho cán bộ và đảng viên giữ gìn phẩm chất cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. 

Với phương châm chủ trương một, thì biện pháp phải mười, quyết tâm phải hai mươi", để thực hiện chống tham ô, lãng phí có kết quả, phải lấy giáo dục làm chính: khen ngợi những người tốt, việc tốt; khuyến khích những người có khuyết điểm tự giác cố gắng sửa chữa để trở nên người tốt. Đồng thời phải có kỷ luật thích đáng đối với những kẻ ngoan cố, không chịu ǎn nǎn sửa chữa. Phải làm đúng mức, không tràn lan, bằng cách phát động tư tưởng của quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí; biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí còn chỗ ẩn nấp. 

Chống tham ô, lãng phí "là một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt với cái xấu, cái cũ với cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần kiệm liêm chính, chí công vô tư với kẻ địch là tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liệu [...]. Để giành lấy thắng lợi, chúng ta phải nắm vững chính sách của Đảng, đi đúng đường lối quần chúng, phải dựa vào lực lượng của quần chúng, phải lắng nghe ý kiến của quần chúng, phải thật sự mở rộng dân chủ" 11. 

Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, trong hơn mười nǎm đổi mới, Đảng ta thường xuyên nhấn mạnh cần kiệm để công nghiệp hoá, khắc phục xu hứng chạy theo xã hội tiêu dùng. 

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhấn mạnh: "Mỗi đảng viên và tổ chức đảng phải gương mẫu thực hiện Nghị quyết; phải tạo được phong trào hành động cách mạng sôi nổi của toàn dân; nâng cao nǎng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất công tác, triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Lúc này, từ các đồng chí lãnh đạo cao nhất, các đồng chí Trung ương đến mỗi người dân phải chống xa hoa, lãng phí, phải hạn chế những nhu cầu chưa thật cần thiết, phải soát xét lại những việc xây cất trụ sở, mua sắm ô tô và các tiện nghị sinh hoạt đắt tiền, giảm bớt các lễ nghi, tiệc tùng.. dồn tiền bạc của cải cho đầu tư phát triển, kiên quyết đấu tranh với các tệ quan liêu, tham nhũng đang là những trở ngại lớn làm triệt tiêu các động lực phát triển, là nguồn gốc của nhiều tệ nạn xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ" 12. 

Việc chúng ta ban hành pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng là một bước phát triển mới những quan điểm của Hồ Chí Minh về tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô. Chúng ta tin tưởng rằng từ việc tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, đến việc ban hành pháp lệnh và cả nước dấy lên phong trào cần kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, sẽ tạo được động lực mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1. Hồ Chí Minh. Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 10, tr. 313. 
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 5, tr. 637. 
3. Sđd, t. 10, tr. 55, 56. 
4. Sđd, 1995, t. 5, tr. 638. 
5 . Sđd, 1995, t. 4, tr. tr. 57. 
6. Sđd, 1995, t. 6, tr. 496. 
7. Sđd, 1995, t. 6, tr. 496. 
8. Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.6. tr. 497. 
9. Sđd, 1995, t. 10. tr. 313. 
10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 10, tr. 58. 
11. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 10, tr. 578. 
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vǎn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 98, 99.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website