Công nhân viên chức lao động ngành công nghiệp với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

KS. Vũ Tiến Sáu

Quán triệt học thuyết Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rất rõ vị trí, vai trò của công nhân Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, sự nghiệp công nghiệp hoá nói riêng. Theo Hồ Chí Minh, những người xây dựng xã hội chủ nghĩa nói chung là những người lao động trong xã hội gồm công nhân, nông dân, trí thức cách mạng..., nhưng lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nhân". Người nhấn mạnh, "giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo, khác hẳn với trước kia, công nhân bây giờ là người chủ đất nước, chủ xã hội, chủ cuộc sống. Bởi vậy mọi người đều phải thấm nhuần sâu sắc ý thức làm chủ tập thể và đạo đức cách mạng" mình vì mọi người". Hồ Chí Minh luôn cǎn dặn, muốn thực hiện đúng vai trò làm chủ, giai cấp công nhân phải quản lý tốt kinh tế, quản lý tốt xí nghiệp, làm cho nǎng suất lao động không ngừng nâng cao, của cải xã hội ngày càng nhiều với phẩm chất tốt, giá thành hạ. 

Thực hiện những lời cặn cặn của Hồ Chí Minh giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân viên chức lao động ngành công nghiệp nói riêng đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước nhất là trong hơn mười nǎm đổi mới. Bình quân tǎng trưởng công nghiệp trong thời kỳ 1991 - 1997 là 13,6% từ nǎm 1997 đến nay tốc độ tǎng trưởng có giảm dần nhưng vẫn ở mức trên 10%. 

Trong hơn mười nǎm qua trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp đã được đổi mới ở nhiều ngành sản xuất với mức độ khác nhau, khu vực đầu tư nước ngoài phần lớn là công nghệ hiện đại, một số sản phẩm đã cạnh tranh được với sản phẩm các nước trong khu vực. 

Cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, công nhân lao động đã làm chủ được công nghệ, thiết bị mới, do các doanh nghiệp đã đầu tư đúng mức cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân, do việc các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tiếp nhận nhiều lao động trẻ được tạo từ các trường đại học, dạy nghề: Đặc biệt nhiều cán bộ, công nhân do nhận thức được việc cần thiết phải nâng cao trình độ, tay nghề đã tự bỏ tiền để học. Vì vậy, số công nhân có trình độ đại học ngày càng tǎng, số cán bộ kỹ thuật có thêm bằng cấp ngày càng nhiều. 

Quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp, sắp xếp lao động theo QĐ176/HĐBT, QĐ111/HĐBT đã đưa ra khỏi doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp hàng vạn lao động lớn tuổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề thấp. 

Quá trình tiếp nhận mới và sàng lọc lực lượng lao động cũ, ý thức tự đào tạo của cán bộ, công nhân đã góp phần trẻ hoá và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ngành công nghiệp. 

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất nhiều, (khoảng gần 70%) cơ sở sản xuất công nghiệp hiện vẫn ứ đọng công nghệ cũ, nǎng suất lao động thấp, tiêu hao vật tư, nguyên, nhiên liệu nhiều, chất lượng sản phẩm, giá thành cao. ở những doanh nghiệp này việc đổi mới lao động khó, nên tuổi đời bình quân cao, nhiều cơ sở nằm trong tình trạng vưa thừa, vừa thiếu lao động: thừa những người nǎng lực, tay nghề yếu, thiếu những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, công nhân tay nghề giỏi. Về số lượng: số lao động đang làm việc trong 20 Tổng Công ty, Cục và các đơn vị trực thuộc Bộ công nghiệp là trên 400.000 người và khu vực làm ra là 22% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (nǎm 1998). Khu vực quốc doanh địa phương chiếm 15% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Với khoảng trên 300.000 lao động. Khu vực tư nhân chiếm 21% tổng giá trị sản xuất công nghiệp với khoảng 500.000 lao động (khu vực lao động thủ công nhiều). Khu vực đầu tư nước ngoài liên doanh và 1005 vốn nước ngoài) chiếm 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp với khoảng trên 200.000 lao động (khu vực này do công nghệ, thiết bị hiện đại nên xử dụng lao động ít. Ngoài ra các ngành khác có sản xuất công nghiệp như Dầu khí, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn... với giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 7,7% và số lao động khoảng 130.000 người. Tổng số lao động ngành công nghiệp trong cả nước khoảng 1530.000 người. 

Dự kiến trong những nǎn tới ở khu vực Nhà nước có tǎng nhưng không nhiều, chủ yếu là thay thế số đến tuổi nghỉ hưu, số trình độ tay nghề thấp. Khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài sẽ tǎng nhiều và trách nhiệm Công đoàn công nghiệp là phải tập hợp tất cả những người lao động này. 

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn tập hợp, phát huy vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân cần tổ chức tốt các tổ chức công đoàn. Bởi lẽ "công đoàn nói chung, là trường học chủ nghĩa cộng sản, thì nói riêng phải là trường học chủ nghĩa cộng sản, thì nói riêng phải là trường học quản lý công nghiệp xã hội chủ nghĩa (rồi dần dần quản lý nông nghiệp) cho tất cả quần chúng công nhân, rồi cho tất cả những người lao động". Hồ Chí Minh nhấn mạnh "Công đoàn phải vận động quần chúng lao động tham gia ngày càng rộng rãi vào toàn bộ sự nghiệp xây dựng nền kinh tế quốc dân, vào các kế hoạch kinh tế sản xuất, phân phối"1. 

Muốn tổ chức tốt công đoàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị này, cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ công đoàn vững mạnh về mọi mặt "cán bộ công đoàn phải là người hiểu biết sản xuất, đời sống, nguyện vọng của công nhân, viên chức, phải hiểu chính sách của Đảng, phải hiểu về quản lý kinh tế, khoa học, kỹ thuật". 

Đặc biệt "cán bộ công đoàn chẳng những phải giỏi về chính trị, mà còn phải thạo về kinh tế, không thể lãnh đạo chung chung. Phải biết dựa vào quần chúng, phát huy sức sáng tạo của quần chúng, học tập kinh nghiệm của quần chúng, tạo điều kiện cho họ nắm được những hiểu biết khoa học, kỹ thuật. Nếu cán bộ công đoàn không hiểu việc họ làm, không hiểu bằng họ, thì làm sao mà lãnh đạo được" 2. 

Thời gian qua, các tổ chức công đoàn và cán bộ công đoàn công nghiệp đã hoạt động theo phương châm này. 

Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Công đoàn công nghiệp có trách nhiệm tập hợp những người lao động (lao động chân tay và lao động trí óc) ngành công nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của những người lao động công nghiệp. Song về mặt công đoàn thì các công đoàn cơ sở công nghiệp lại do nhiều công đoàn ngành, nhiều Liên đoàn Lao động địa phương quản lý chỉ đạo trực tiếp. Vì vậy, việc xây dựng giai cấp công nhân công nghiệp không chỉ do Công đoàn công nghiệp làm mà phải có sự phối hợp giữa Công đoàn công nghiệp với các công đoàn ngành khác, với các Liên đoàn Lao động địa phương, trong đó Công đoàn công nghiệp là nòng cốt. 

Công đoàn công nghiệp có trách nhiệm tham gia với Bộ Công nghiệp về chiến lược phát triển công nghiệp, về chính sách phát triển công nghiệp. Đây là tiền đề để tǎng lao động, đồng thời tham gia về chính sách, chế độ đối với người lao động ngành công nghiệp, tạo động lực để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hộ và để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời Công đoàn công nghiệp cũng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục làm cho người lao động ngành công nghiệp có nhận thức đầy đủ về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước, nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất với công nghệ mới, cải tạo công nghệ cũ, đồng thời phải đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân có trình độ, tay nghề cao. Như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi đội ngũ lao động vừa phải góp phần vào việc tạo vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, vừa phải học tập nâng cao trình độ mọi mặt để làm chủ công nghệ, thiết bị hiện đại làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khu vực. 

Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ đặt ra đối với các tổ chức công đoàn rất nặng nề, trước hết là vận động công nhân viên chức lao động góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tǎng tích luỹ để tạo vốn: 

Công đoàn công nghiệp phải vận động, tổ chức các phong trào để công nhân viên chức lao động góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng, cụ thể: 

- Tiết kiệm trong sản xuất, trong chi phí quản lý, đây là phong trào mọi người có thể tham gia, nếu mỗi cơ sở công nghiệp mỗi nǎm tiết kiệm được 1% giá thành thì toàn ngành công nghiệp sẽ tiết kiệm được khoảng 1200-1500 tỉ. 

- Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật: hàng nǎm Công đoàn ngành xét đề nghị Tổng liên đoàn cấp Bằng khen và Huy hiệu Lao động sáng tạo cho trên 100 người (có sáng kiến cải tiến làm lợi từ 50 triệu trở lên) trong khu vực do Công đoàn công nghiệp quản lý trực tiếp, tổng giá trị làm lợi hàng nǎm của những người này là trên 100 tỉ. Nếu tính hết ở các ngành khác, địa phương và kể cả những sáng kiến làm lợi ít, nhưng số lượng nhiều thì có thể tới ngàn tỉ mỗi nǎm. 

- Nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu, thay thế sản phẩm, vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị - nhập khẩu bằng sản phẩm, vật tư, nguyên liệu máy móc thiết bị trong nước cũng chính là tạo vốn ngoại tệ để nhập công nghệ, thiết bị hiện đại.. 

- Nghiên cứu đưa các công trình, đề tài, các nguồn tài nguyên mới, các công trình xây dựng vào sản xuất. 

- Thực hiện đúng quy trình, quy phạm, quản lý, sử dụng, bảo quản tốt máy móc, thiết bị, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, chống lãng phí, tham ô cũng chính là tạo vốn. 

- Tích cực hưởng ứng việc cổ phần hoá, ủng hộ việc sắp xếp lại doanh nghiệp, sắp xếp lao động cũng là góp phần tạo vốn... 

Thứ hai là xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân và ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá: 

Đội ngũ công nhân, trí thức ngành công nghiệp là bộ phận quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam, vì đã góp phần làm ra 32,5% tổng sản phẩm quốc hội (GDP nǎm 1999) và trong những nǎm tới với sự tǎng trưởng cao sẽ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong GDP, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy việc xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một đòi hỏi cấp bách mà Đảng, Nhà nước và công đoàn phải quan tâm. Xây dựng đội ngũ công nhân phải chú trọng đủ cả hai mặt số lượng và đặc biệt là chất lượng. 

Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam đã xác định mục tiêu hoạt động của Công đoàn trong thời gian tới là "Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển về số lượng và chất lượng, làm nóng cốt trong việc xây dựng khối liên minh vững chắc với nông dân và trí thức, ra sức phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế, tiếp tục xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, nâng cao trình độ cán bộ công đoàn, tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Luật pháp, chính sách có liên quan đến công nhân, viên chức lao động, chǎn lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng khối đoàn kết trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, động viên cán bộ công nhân viên chức lao động phát động nội lực phát triển kinh tế xã hội vì mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh" theo con đường xã hội chủ nghĩa". 

Công đoàn công nghiệp đã và đang tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu chung của Đại hội Đảng lần thứ VIII của Đảng. Công đoàn công nghiệp đang triển khai chương trình xây dựng đội ngũ lao động ngành công nghiệp trong phạm vi chức nǎng, nhiệm vụ của mình. 

Trước hết phải khảo sát để nắm chắc số lượng, chất lượng đội ngũ lao động ngành công nghiệp. Qua khảo sát thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ, đồng thời cǎn cứ vào yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đề ra những yêu cầu đối với đội ngũ công nhân viên chức lao động đối chiếu với tình hình thực tế của đội ngũ hiện tại kiến nghị cần tập trung xây dựng đội ngũ về những vấn đề gì và mục tiêu đạt được trong từng thời kỳ. 

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh đội ngũ cán bộ công nhân viên chức lao động ngành công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải có các đặc trưng sau: 

- Vững vàng về chính trị, giác ngộ về giai cấp, thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

- Có trình độ vǎn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cao, có tư duy sáng tạo và kỹ nǎng thực hành giỏi, nhiều người giỏi một nghề và biết nhiều nghề khác để thích ứng với việc thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi sản phẩm, diễn ra nhanh hơn so với thời kỳ trước. 

- Có tác phong làm việc công nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. 

- Có sức khoẻ và lối sống vǎn hoá giàu tình nghĩa. 

Để đảm bảo cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức lao động ngành công nghiệp có đầy đủ các đặc trưng trên, trong phạm vi chức nǎng, nhiệm vụ của mình, Công đoàn công nghiệp phải thực hiện những việc sau: 

Một là, định kỳ khảo sát xã hội học nhận thức của công nhân viên chức lao động về chính trị, giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về Đảng. Trên cơ sở đó kiến nghị Tổng liên đoàn, Đảng có giải pháp, đồng thời biên soạn các tài liệu cơ bản để tuyên truyền, giải thích, đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục chính trị - tư tưởng cho phù hợp với từng loại đối tượng, từng loại hình cơ sở (Quốc doanh, tư nhân, vốn nước ngoài). 

Hai là, làm cho công nhân viên chức lao động nhận thức rõ lao động là hàng hoá, muốn có chỗ làm việc tốt, muốn có thu nhập cao, muốn dễ kiếm việc làm phải luôn luôn tự đào tạo mình, đồng thời tham gia với cơ quan quản lý có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho những người lao động được đào tạo, hoặc tự đào tạo nghề mới, nâng cao nghề cũ. Tuyên truyền giới thiệu những kinh nghiệm hay về đào tạo của đơn vị làm tốt, của những cán bộ, công nhân lao động thành đạt nhờ chịu khó học tập phối hợp với các Liên đoàn lao động, các trường Đại học, Cao đẳng, tổ chức các lớp đại học tại chức, các lớp bổ túc vǎn hoá. Duy trì và phát triển phong trào thi thợ giỏi, phấn đấu đến 2003 không còn công nhân lao động chưa phổ cập vǎn hoá phổ thông cơ sở, tǎng tỷ lệ đại học, thợ bậc cao trong công nhân viên chức lao động. 

Ba là, đi đôi với việc nâng cao nhận thức chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệm vụ, tay nghề, công đoàn cần tuyên truyền giáo dục làm cho đội ngũ công nhân viên chức lao động nhận thức được sự cần thiết phải rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, ý thức tổ chức lý luận cao. Chỉ có như vậy mới phù hợp với trình độ quản lý hiện đại, công nghiệp, thiết bị hiện đại. Đây là một trong những tiêu chuẩn đối với người lao động mà các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi cao, nhất là ở những cơ sở hiện đại, cơ sở Liên doanh, 100% vốn nước ngoài. 

Bốn là, giáo dục công nhân viên lao động về luật pháp, nhất là những luật pháp có liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của công nhân viên chức lao động về lối sống vǎn hoá, giàu tình nghĩa. Trong cơ chế thị trường, tất yếu có sự phân hoá giàu nghèo ngay trong công nhân viên chức lao động. Do đó, cần phải thương yêu, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khǎn, quan tâm đến cộng đồng, nâng cao và phát triển các hoạt động xã hội của các cấp công đoàn nhằm vào việc chǎm lo đáp ứng các yêu cầu chính đáng của đoàn viên công nhân viên chức lao động, như việc làm, thu nhập, học tập, nghỉ ngơi, hoạt động vǎn hoá, thể thao... 

Xây dựng giai cấp công nhân ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một trong nǎm chuyên đề Ban chấp hành Công đoàn công nghiệp Việt Nam khoá I đã, đang và sẽ thảo luận và sẽ có nghị quyết. 

Nghị quyết của Bộ Chính trị sắp tới về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ được triển khai đến các cấp uỷ Đảng và Nhà nước cụ thể hoá bằng Luật pháp, chính sách sẽ là kim chỉ nam và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng giai cấp công nhân ngành công nghiệp. 

Phát biển tại Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định: "Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị". 

Công đoàn là một thành viên trong hệ thống chính trị, là người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động, nên có trách nhiệm trực tiếp trong việc tập hợp, tuyên truyền giáo dục, tổ chức phong trào hành động cách mạng trong công nhân viên chức và tham gia với Nhà nước trong việc xây dựng, cơ chế, chính sách để xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn. Giai cấp công nhân mạnh thì Đảng mạnh, công đoàn mạnh, Đảng mạnh là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng. Công đoàn mạnh sẽ làm tốt chức nǎng đại diện, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp, cho người lao động. 

Xây dựng giai cấp công nhân gắn liềm với xây dựng Đảng và xây dựng tổ chức công đoàn; công đoàn phải tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào hành động cách mạng, phát hiện, bồi dưỡng những đoàn viên ưu tú giới thiệu để Đảng kết nạp, tǎng số lượng, chất lượng và trẻ hoá Đảng, tǎng thành phần công nhân trong Đảng, tuyên truyền và vận động lớp trí thức, công nhân lao động trẻ ở các thành phần kinh tế gia nhập công đoàn, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn để công đoàn thực sự là chỗ dựa của công nhân lao động, là người đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân viên chức lao động. 

Hơn 10 nǎm đổi mới đã cho thấy công nhân viên chức lao động ngành công nghiệp đã vượt qua thử thách có những kinh nghiệm của thành công và thất bại. Cùng với sự phát triển của đất nước thời gian tới công nhân viên chức lao động ngành công nghiệp chắc chắn sẽ nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt trở thành động lực mạnh mẽ trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó chính là phương thức tốt nhất để công nhân viên chức lao động ngành công nghiệp thực hiện mong muốn, khát vọng của Bác Hồ kính yêu, thực hiện trọn vẹn "Di chúc" Lịch sử của người.

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.12, tr.568. 
2. Sđd, tr.568-569.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website