Kỷ niệm những lần gặp Bác Hồ - ghi nhớ và thực hiện lời Bác dạy

Anh hùng lao động Nguyễn Thị Thạc

Vinh dự và cũng là hạnh phúc lớn nhất của đời tôi là những lần được gặp Bác Hồ, được trực tiếp nghe Bác nói, Bác hỏi, Bác cǎn dặn và chỉ bảo tôi luôn ghi nhớ và đã nguyện phấn đấu suốt đời thực hiện lời Bác dạy. 

Tôi sinh ra ở một làng quê miền Trung du, thôn Lâu Hạ, xã Sông Pô thành phố Việt Trì (Phú Thọ), bố mất sớm, bầm tần tảo nuôi tôi, vất vả nhất là những nǎm kháng chiến phải tản cư lên tận Đoan Hùng, và anh tôi đi bộ đội Nam tiến. Cuộc sống lam lũ của người con gái nông dân rǎng đen, khǎn vấn, áo nâu chân đất, quanh nǎm làm bạn với ngô khoai; dầm mình trên đồng trũng mà không ngày nào được bữa cơm no, chỉ những ngày mưa mới có một bát cơm "định lượng" vào buổi tối. 

Vừa đến tuổi 18 (1956), anh tôi lúc này đã tập kết ra Bắc, công tác tại Quân khu Hữu Ngạn xin cho tôi được vào làm công nhân sợi Nhà máy liên hợp dệt Nam Định, ấn tượng đầu tiên là ngày hai bữa cơm no. Đó là cả một sự đổi đời, dù phải đi ca với những tiếng ồn và buồng máy nóng rực, tôi vẫn thấy không thể vát vả hơn những ngày lao động cực nhọc trên ruộng đồng. 

Tôi làm việc chǎm chỉ. Chịu khó học hỏi các bác thợ già, các chị thợ giỏi nên ai cũng thương, cũng sẵn lòng chỉ bảo. 

Nǎm 1957, Bác Hồ về thǎm nhà máy và đã đề xướng phong trào thi đua giữa Nhà máy Dệt Nam Định (Việt Nam) và Nhà máy dệt Bình Nhưỡng (Triều Tiên). Mong ước phấn đấu để có ngày được đón Bác về thǎm Nhà máy lần sau và mình được gặp Bác đã thôi thúc tôi làm việc không biết mệt mỏi. Phong trào mang tên "Thiên lý mã" sôi động diễn ra trong từng buồng máy và toàn nhà máy, lại được Đoàn thanh niên cổ vũ tạo điều kiện nên tôi luôn đạt nǎng suất cao, liên tục đạt lao động tiên tiến và danh hiệu Chiến sĩ thi đua. 

Nǎm 1960, được cùng đi tham quan học tập ở Nhà máy Dệt Bình Nhưỡng (Triều Tiên) - đơn vị kết nghĩa, đã mở rộng tầm hiểu biết của tôi về nghề nghiệp lên rất nhiều. Tôi về vận dụng ngay những điều mắt thấy tai nghe vào điều kiện sản xuất của Nhà máy, tạo thêm sáng kiến, kinh nghiệm trong khi đi nối sợi, nhất là kết hợp mắt nhìn, tay nối, chân quơ bông vương vãi... đưa nǎng suất từ chỉ tiêu định mức 300 cọc sợi ngang, lên chỉ tiêu đến 600 cọc sợi một ca máy, gây thành phong trào phổ biến đứng tǎng thêm cọc sợi của Nhà máy sợi. Bản thân đã đứng 1.000, 1.100 cọc sợi vẫn bảo đảm kỹ thuật nêu kỷ lục cao nhất. 

Mong ước thầm kín đạt thành tích cao nhất để có ngày được gặp Bác Hồ đã đến với tôi. Là thanh niên đoàn đại biểu của tỉnh Nam Định đi dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba (1961) lần đầu tiên tôi được đến rất gần, được thoả sức ngắm nhìn Bác kính yêu. Hồi hộp và xúc động nhưng tôi vẫn lắng nghe như nuốt từng lời Bác biểu dương cǎn dặn thế hệ trẻ. Sung sướng hơn nữa là sau đại hội tôi được chọn cùng đoàn thanh niên Việt Nam và quốc tế đến chào Bác tại Phủ Chủ tịch. Bác chủ động giới thiệu thanh niên Việt Nam (bằng tiếng nước ngoài) với thanh niên quốc tế, Bác gọi đến tên tôi và vừa giới thiệu vừa làm động tác nghề nghiệp làm cả phòng họp cười vui sôi nổi (các anh ở Trung ương Đoàn bảo lời Bác giới thiệu cô làm công nhân ngành dệt có thành tích xuất sắc được cử đi dự đại hội). Hôm ấy Bác rất vui, tôi nhớ câu Bác nói "..........một đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên là Lý Tự Trọng đến nay đã có hàng vạn đoàn viên ưu tú, những thắng lợi ấy làm cho Bác phấn khởi như hoa nở mùa xuân". 

Tôi được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động (Quyết định ký ngày 3-5-1962) cùng với chị Nguyễn Thị Hiếu nhà máy dệt. Nhận tấm bằng có chữ ký của Bác, nước mắt tôi trào ra vì xúc động trong lòng, lo lắng bội phần, làm sao để giữ vững danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đá tin tưởng phong tặng? Tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc (ngày 11-5-1962) tôi vẫn nhớ đinh ninh lời Bác dậy: "Anh hùng, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến phải làm đầu tầu lôi cuốn người khác cùng tiến bộ đồng thời phải luôn luôn khiêm tốn, luôn luôn cố gắng học hỏi thêm để tiến bộ không ngừng"1. 

Là đại biểu Quốc hội 3 khoá liền (khoá III, IV, V) lại thường được tham gia đoàn Chủ tịch của mỗi kỳ họp, nên nǎm nào tôi cũng được đôi bờ lần gặp Bác. Đứng trước Bác tôi thấy mình thật bé bỏng, lúng túng trước những câu hỏi bất ngờ của Bác nhưng lại luôn được Bác khích lệ động viên. 

Trong một lần gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, Bác nhắc nhở: "Mình được nhân dân tín nhiệm cử ra gánh vác việc của dân của nước, bất kỳ công việc gì có lợi cho dân, cho nước thì phải ra sức khắc phục khó khǎn mà làm. để hoàn thành tốt nhiệm vụ phải nắm vững hiến pháp khiêm tốn, gần gũi và lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân". 

Một lần ngồi chờ trong phòng họp của Đoàn Chủ tịch Quốc hội, bất ngờ Bác Hồ đi đến từ phía sau, Bác vỗ vào đầu tôi hỏi: "Cháu Thạc, tình hình chất lượng sản phẩm của nhà máy đến nay đoạn bao nhiêu phần trǎm loại A rồi? Tôi lúng túng đứng lên "Dạ, Dạ thưa Bác..." Tôi định thưa với Bác về nǎng suất, chất lượng của lô", của phân xưởng tôi sản xuất, nhưng Bác hỏi chuyện của nhà máy cơ mà! Thấy tôi lúng túng Bác vỗ vai bảo ngồi xuống, là từ đó về sau mỗi lần đi họp tôi lại xin gặp lãnh đạo nhà máy để biết tình hình chung và những đề xuất cụ thể, không còn mắc lỗi với Bác. 

Tại Hội nghị chính trị đặc biệt, tôi được Đoàn Chủ tịch giao cho đọc thư quyết tâm. Tôi đã đọc đi đọc lại gần như thuộc lòng, thế mà khi đọc xong Đoàn Chủ tịch hỏi: Đại biểu có ý kiến thêm bớt? Tôi thấy Bác giơ tay đứng lên (tôi sợ quá phát run lên không biết mình đọc có điều gì sai sót, nhưng giọng Bác đầm ấm và vui vẻ đã cất lên: "Tôi đề nghị hội nghị cho sửa câu: Kính gửi Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch - bằng câu Kính gửi Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ" cả hội trường tươi cười vỗ tay hoan hô rầm rầm "nhất trí" đồng ý "Bác Hồ muôn nǎm". Bác mỉm cười vẫy tôi lại gần: "Cháu đọc được như thế là tốt". Bác lấy một bông hoa thưởng cho tôi và thơm lên trán. 

Sâu đậm nhất đối với tôi là lần gặp Bác tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định (1963) ngày Bác về chợ đã ở lại ǎn bữa cơm trưa với đại hội. Bác ......... nhìn khắp lượt, mắt Bác dừng lại ở chỗ tôi và chị Trương Thị Thu (Trưởng ty y tế) đang ngồi ở bàn cuối. Bác vẫy tay và bảo lên ngồi ǎn cơm với Bác cho vui. Chị Thu đứng lên ngay, dắt tay tôi đến chào Bác và ngồi bên cạnh, tôi không còn nhớ bữa cơm hôm đó có những món ǎn gì vì mắt không......... cơm nắm đã xắt thành miếng, đĩa muối tiêu ớt và một lọ nhỏ đặt ở cạnh bàn nơi Bác ngồi, Bác cầm đua gắp từ trong lọ bỏ vào bát cho tôi. - "Cháu có biết cái gì không?" "Thưa Bác con tằm khô ạ" (Chả là quê tôi cũng có tằm ..... ngâm rượu thuốc). Bác cười "Không phải là tằm mà là một loại thuốc bổ, có đồng chí bạn gửi biếu Bác, cháu ǎn đi, tốt lắm". Tôi xin Bác và gắp đưa lên miệng nhấm nhấm vừa thơm vừa ngậy. 

Nhìn Bác cầm miếng cơm nắm chấm muối đưa lên miệng ǎn ngon lành. Tôi mạnh dạn: "Thưa Bác, mỗi bữa Bác ǎn được mấy bát cơm ạ? - "Bác ǎn được 2 "chén", còn cháu mỗi bữa cháu ǎn được mấy "chén"? - "Thưa Bác, cháu ǎn được 4 bát ạ". Rất nhanh Bác cầm một đĩa thức ǎn xắt làm đôi gạt một nửa vào bát cho tôi. "Cháu hơi gầy , chắc lao động vất vả, cháu được ǎn nửa suất, còn cô Thu, cô béo và Bác già, ta ǎn ít thôi". Cả dãy bàn và các đồng chí lãnh đạo như vừa ǎn vừa chú ý nghe câu trò chuyện của Bác, cháu đều cười vui với chúng tôi qua câu nói của Bác, mấy món ǎn nữa Bác đều xắt làm đôi, gắp cho tôi đầy cả bát. 

Thấy tôi ǎn chậm Bác bảo: "Cháu ǎn mỗi bữa 4 bát sao nãy giờ chưa ǎn hết một bát? - Thưa Bác, được ngồi gần Bác, nhìn Bác ǎn ngon cháu thấy no rồi". Bác cầm quả táo đã cắt tư đưa cho tôi một nửa, thấy tôi tần ngần định gói về làm quà, Bác hiểu ngay: "Cháu ǎn đi, quà của Bác Hồ phải nhiều hơn chứ". 

Sau bữa ǎn, Bác Hồ còn ân cần hỏi tôi nhiều chuyện. Bác hỏi tình hình quê tôi, bố, mẹ, anh chị em đang làm gì, đời sống ra sao? Tôi lần lượt thưa với Bác. Đến lúc Bác hỏi đến chuyện lấy chồng, tôi thành thực: "Thưa Bác cháu đã có người yêu đang ở bộ đội, gia đình anh cũng có ý xin cưới... nhưng công ơn Đảng Bác đối với gia đình cháu to lớn quá, cháu thấy phải giành thêm thời gian đền đáp, cống hiến"... 

Bác xua cả hai tay: "Không nên, không nên, không nên... Với cháu 25 tuổi là lấy chồng được rồi". 

Nǎm sau tôi xây dựng gia đình, Đoàn thanh niên Nhà máy tổ chức lễ kết hôn của chúng tôi tại hội trường. Lễ cưới ngày ấy rất giản dị mà đông vui: hai tút thuốc là Thǎng Long không đầu lọc, 400 điếu mời một lượt với nước chè tươi và ca hát chúc mừng nhau mà sôi nổi tưng bừng gần 2 tiếng đồng hồ. 

Nghĩ rằng Bác bận trǎm công nghìn việc, tôi nào dám báo tin vui. Thế mà Bác vẫn biết, Bác hỏi đồng chí Kha Vạng Cân, Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ: "Cháu Thạc lấy chồng các chú có biết không? Cưới đời sống cũ hay đời sống mới?" Bác dặn nhà máy phải quan tâm sắp xếp chu đáo nhà ở cho vợ chồng tôi... 

Trong cuộc mít tinh trọng thể mừng Quốc khánh (2-9-1969) tại hội trường Ba Đình lịch sử, ngồi trên Đoàn Chủ tịch tôi đã linh cảm có điều gì nghiêm trọng xảy ra bởi không thấy Bác Hồ ra dự? Không ai dám nghĩ dám nói ra nỗi lòng thiêng liêng sâu thẳm, thế mà... Tin Bác qua đời tôi khóc mấy ngày liền, khóc ở nhà, khi vào ca máy gặp chị em lại ôm nhau khóc. Tôi về Hà Nội dự lễ tang Bác với đôi mắt sưng huýp. Ban tang lễ đã cử cán bộ đến gặp tôi mấy lần vẫn thấy tôi khóc, các anh động viên và yêu cầu tôi không được để ảnh hưởng đến kỷ luật chung mới đưa tôi đến túc trực bên linh cữu Bác quàn tại hội trường Ba Đình. 

Đại biểu cho giai cấp công nhân đứng túc trực bên linh cữu Bác, Ban tổ chức đã chọn cử 4 Anh hùng lao động tiêu biểu cho 4 ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Anh Nguyễn Cường ngành cơ khí, anh Huyên ngành xi mǎng, anh Thuỷ ngành than và tôi ngành dệt sợi... 

10 phút đứng nghiêm trang bên Bác mà trời đất quanh tôi như ngừng mọi chuyển động, người tôi đứng thẳng như cứng lại, mắt nhìn thẳng, rǎng nghiến chặt, tay nắm chặt... mà chân tựa hồ không trụ vững, sắp quỵ xuống đến tôi... Tôi đã có may mắn tìm được bức ảnh ôm hoa đến dâng Bác, chụp lại từ báo ảnh Phụ nữ với Bác Hồ. Tôi ao ước có được bức ảnh lúc trực bên linh cữu Bác (bổ sung cho kỷ vật của gia đình) sẽ có thêm ý nghĩa biết chừng nào? 

(chỗ bổ sung mờ quá........) 

Từ đó đến nay, trong mỗi suy nghĩ, trong mỗi việc làm, lúc đang công tác hay đã nghỉ hưu tôi luôn nhớ và phấn đấu theo lời Bác dạy, 40 nǎm qua gắn bó với Nhà máy đã để lại tình cảm sâu nặng cả trong điều kiện thuận lợi cũng như lúc khó khǎn. 

Sự ưu ái của Bác Hồ thực ra đâu chỉ cho riêng tôi mà là cho giai cấp công nhân cho ngành dệt. Sinh thời Bác Hồ kính yêu rất quan tâm đến Nhà máy. Nhưng lần về thǎm, Bác huấn thị cho cán bộ: "Phải làm công tác phát động quần chúng cải tiến quản lý, xí nghiệp"... "Phải đảm đảm kế hoạch cả về sản lượng và chất lượng"... "Phải đi vào công nhân"... "Phải chú trọng bồi dưỡng và cất nhắc cán bộ nữ...". Bác động viên cán bộ, công nhân "Cần phải gương mẫu, đầu tầu trong sản xuất, tiết kiệm, đẩy mạnh sự tiến bộ của Nhà máy mà "phải đoàn kết...". 

Những lời dạy của Bác Hồ đã cách đây 35 - 40 nǎm nhưng cho tới nay vẫn có ý nghĩa thời sự. Ngày nay đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ và sự bùng nổ của thông tin, buộc đất nước ta phải "Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc" vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Mặc dầu khả nǎng tiếp cận của bản thân là rất có hạn, song chúng tôi cũng hiểu được phần nào và rất hoan nghênh ủng hộ những nghiên cứu chiến lược "đón đầu", "đi tắt" của bộ ta đế sớm hội nhập khu vực và thế giới. Chỉ xin có một đề nghị nhỏ, bản chất chế độ mà chúng ta đã và đang xây dựng là "vì con người", "tất cả vì hạnh phúc con người", đứng trước những thử thách nghiệt ngã của cơ chế thị trường, giai cấp công nhân Việt Nam phải đối đầu với những khó khǎn về việc làm và đời sống, vì vậy bộ và ngành cũng cần có chính sách xã hội phù hợp để giữ gìn và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giòi và công nhân lành nghề. 

Làm theo lời Bác, điều được lớn nhất của tôi là ở cương vị nào cúng giành được sự tin yêu quý mến và sự dìu dắt giúp đỡ của tập thể. 

Trong cuộc sống riêng tư, Bác dặn: "Phải có kế hoạch để công việc giữa gia đình và xã hội đều tốt". Lớp chị em chúng tôi đã dừng lại ở hai con, và nuôi dậy chúng trưởng thành; con gái có chồng con, có đóng góp tích cực vào việc đào tạo những học sinh giỏi của tỉnh, con trai còn đang học đại học, song cũng có chí lập thân. 

Với lòng thành kính biết ơn Bác Hồ kính yêu và niềm tin tưởng tương lai phát triển của đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tôi nguyện giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng trong sáng đến trọn đời.

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr. 559

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website