PGS, TS. Bùi Thế Vĩnh, NCS. Đỗ Thị Hải Ninh
I- Vị trí của thể chế điều kiện tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Toàn bộ các chuẩn mực, quy tắc có tính hệ thống, đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một định hướng nhất định, được coi là thể chế. Một thể chế tiên tiến là một công cụ nâng đỡ, khai thông mọi nội lực quốc gia, giải phóng triệt để sức sản xuất. Thể chế bao gồm thể chế đối nội và thể thế đối ngoại.
Đi từ chức nǎng của bộ máy nhà nước có ba loại thể chế: thể chế lập pháp, thể chế hành pháp và thể chế tư pháp.
Thể chế hành pháp (con gọi là thể chế hành chính nhà nước), là một bộ phận cấu thành của thể chế, là những vǎn bản quy phạm pháp luật.
Theo Luật ban hành vǎn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa xã hội Việt Nam khoa IV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 12-11-1996 thì hệ thống vǎn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
Cấp ban hành
|
Loại hình vǎn bản
|
Quốc hội
|
Hiến pháp, luật, nghị quyết
|
Thường vụ Quốc hội
|
Pháp lệnh, nghị quyết
|
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành các vǎn bản để thi hành vǎn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội:
|
|
Chủ tịch nước
|
Lệnh, quyết định
|
Chính phủ
|
Nghị quyết, nghị định
|
Thủ tướng Chính phủ
|
Quyết định, nghị định
|
Thủ tướng Chính phủ
|
Quyết định, chỉ thị
|
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
|
Quyết định, chỉ thị
|
Hội đồng thẩm phán, Toà án nhân dân Tối cao
|
Nghị quyết
|
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
|
Quyết định, chỉ thị, thông tư
|
Liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhau và với tổ chức chính trị xã hội
|
Thông tư
|
Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân ban hành vǎn bản để thi hành vǎn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội, cơ quan nhà nước cấp trên. ủy ban nhân dân còn ban hành vǎn bản để thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp:;
Hội đồng nhân dân: ; Nghị quyết
ủy ban nhân dân ; Quyết định, chỉ thị
Khó khǎn nhất trong thể chế là mọi vǎn bản của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền khi ban hành phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống vǎn bản quy phạm pháp luật.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thành công trong sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta trong 13 nǎm qua, nhưng nguyên nhân đầu tiên có tính mở đường là sự đổi mới về thể chế, cơ chế. Trong đó đột biến là : cơ chế khoán sản phẩm đến hộ và cá nhân người lao động trong nông nghiệp; gửi tiền tiết kiệm lãi suất cao; xác định tỷ giá hối đoái; định giá sản phẩm, dịch vụ theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
II- Những thể chế ban hành sau Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945 đến nǎm 1950 đều là những thể chế tiên tiến, mang đậm thành tựu trí tuệ loài người và bản sắc dân tộc Việt Nam
ở đây, chúng tôi xin được nêu một số sự kiện liên quan đến "thể chế":
- Sắc lệnh số 14/SL ngày 8-9-1945 về tổ chức tuyển cử trên phạm vi cả nước.
- Sắc lệnh số 34/SL ngày 29-9-1945 về Uỷ ban dự thảo Hiến pháp.
- Sắc lệnh số 39/SL ngày 26-9-1945 về Uỷ ban dự thảo thể lệ cuộc tổng tuyển cử.
- Sắc lệnh số 63/SL ngày 22-11-1945 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.
- Sắc lệnh số 76/SL ngày 20-5-1950 về quy chế công chức Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, tư tưởng vì dân là một tư tưởng lướn của Hồ Chí Minh, là cội nguồn của một sức mạnh, mọi thành công.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân có thể tổng quát như sau:
Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết
Dân là gốc của nước, của cách mạng
Dân là chủ, mọi quyền hành và lực lượng là ở nơi dân.
Dân có quyền, nhưng phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với đất nước.
Cùng với các thể chế trên, trong các thư, bài viết, nói chuyện của Bác, tư tưởng vì dân được thể hiện nhất quán:
- "Chính phủ ta đã hứa với dân, sẽ giành sức làm cho ai nấy đều có có phần hạnh phúc... Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân". 1
- "Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm". "Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh" 2 , chúng ta phải yêu dân, kính dân, thì dân mới yêu ta, kính ta" 3.
- "Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá" 4.
Tư tưởng vì dân, giúp Nhà nước vượt qua mọi khó khǎn với tinh thần khiêm tốn, cầu thị và dũng cảm thực hiện nhiệm vụ:
- Phiên họp đầu tiên của Hôi đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 3-9-1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ, Người nói với các bộ trưởng, thứ trưởng:
- "Sau tám mười nǎm bị áp bức, bị bóc lột và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuật hành chính.
Nhưng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa làm, vừa học, vừa học, vừa làm. Chắc chắn rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa. Chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm.
Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng ta sẽ thành công" 5.
- Với biết bao khó khǎn đang chồng chất sau khi vừa giành được độc lập, nước ta đã tổ chức được một cuộc tổng tuyển cử thật sự dân chủ lập kỳ tích sáng chói ở châu á và thế giới. Lúc ấy cũng có người lo lắng về tổng tuyển cử không kết quả vì trình độ nhân dân thấp, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng nhân dân sẽ biết sử dụng lá phiếu của mình. Tổng tuyển cử nhất định thành công. Nguyên nhân của thành công trước hết là nhờ có mọt thể chế tiên tiến, Người nói:
"Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà.
Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử... hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó" 6.
Ngay từ những nǎm tháng đó, cử tri muốn được trực tiếp nghe các ứng cử viên của mình nói rõ chươg trình hành động thì đều được tổ chức rộng rãi và sôi nổi ở khắp mọi nơi; dân chủ và tiếp xúc không mang tính hình thức, thủ tục hànhh chính. Ngày 5-1-1946, trước cử tri Khu học xá, Người nói:
"Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu. Ngày mai không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện cái quyền dân chủ ấy" 7.
Nhân đây, chúng ta cần nhớ 88 câu hỏi của các đại biểu quốc hội chất vấn chính phủ đã diễn ra tại kỳ họp Quốc hội khoá I. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ trả lời về chính sách ngoại giao. Trước khi bước xuống, Người nói với các đại biểu:
Nếu trong Chính phủ có những người khác lầm lỗi, thì lỗi ấy tôi xin chịu, xin gánh và xin lỗi với đồng bào.
III. Những mặt hạn chế của thể chế hành chính hiện hành
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc xây dựng thể chế nước ta, sau khi có Hiến páp nǎm 1992, về mặt số lượng, từ ngày 1-1-1992 đến ngày 31-12-1998 nước ta đã ban hành 4.565 vǎn bản các loại, trong đó có:
- 2 bộ luật
- 54 Luật
- 52 Pháp lệnh.
- 571 Nghị định Chính phủ
- 646 Quyết định Chính phủ
- 171 Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, trên lĩnh vực thể chế hành chính, còn nhiều hạn chế:
- Thể chế hành chính nặng về các giải pháp tình thế, yếu về giải pháp cơ bản, lâu dài, đồng bộ, do đó luôn luôn bị động trước những yêu cầu mới của đât snc và thế giới.
- Thể chế hành chính chưa giải quyết tốt trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân, chế độ trách nhiệm pháp lý cá nhân thiếu cụ thể, gây ra nguy cơ đặc quyền, sách nhiễu, tham nhũng.
- Thể chế hành chính chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội, không dứt khoát và ổn định.
- Thể chế hành chính rất phức tạp và rườm rà, khó đánh giá và phân định, sai, phải, trái.
Những sắc lệnh được ban hành trong vòng 5 nǎm sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công rất dễ hiểu va dễ áp dụng. Ví dụ về sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính:
Định nghĩa về Hội đồng nhân dân vfa Uỷ ban hành chính (ủy ban nhân dân), rất rõ ràng.
+ Hội đồng nhân dân là một cơ quan do dân bầu ra theo phổ thông và trực tiếp đầu phiếu, là cơ quan thay mặt dân.
+ Uỷ ban hành chính là cơ quan do Hội đồng nhân dân bầu vưa thay mặt dân, vừa đại diện cho chính phủ.
Những vấn đề thuộc về thẩm quyền, có cách xử lý dứt khoát:
+ Khi Hội đồng nhân dân xã ra một nghị quyêté trái với mệnh lệnh cấp trên, thì phải huỷ bỏ nghị quyết đó, Uỷ ban hành chính huyện cảnh cáo Hội đồng nhân dân xã. Nếu Hội đồng nhân dân xã không tuân lệnh thì Uỷ ban hành chính tỉnh giải tán Hội đồng nhân dân xã theo đề nghị của Uỷ ban hành chính huyện và Uỷ ban hành chính tỉnh chỉ định một Uỷ ban tạm thời, vừa làm nhiệm vụ của Uỷ ban hành chính xã, vừa làm nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân xã.
Có những nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã cần phải được Uỷ ban hành chính huyện chuẩn y mới được thi hành như sau:
+ Cho thuê bất động sản.
+ Thay đổi công nǎng của bất động sản.
+ Mở hay bỏ chợ.
Mặt khác, có những thẩm quyền lại thuộc về Uy rban hành chính tỉnh chuẩn y thì nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã mới được thi hành như:
+ Bán, nhượng, đổi bất động sản.
+ Đóng góp bất thường hoặc vay.
+ Tham dự một phần vào một cuộc kinh doanh có tính công ích.
Tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh là cần có một hệ thống thể chế. Hệ thống đó thuộc phạm trù thượng tầng kiến trúc được đổi mới tư duy một cách cǎn bản, thật sự thoát ra khỏi cơ chế cũ của quản lý kế hoạch hoá tập trung. Thượng tầng kiến trúc tiến bộ, chắc chắn là một điều kiện, một tiền đề cho việc đẩy mạnh "công nghiệp hoá, hiện đại hoá", "Thượng tầng" là "bà đỡ" cho hạ tầng "phát triển", "khai hoá".
IV- Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về thiết chế nhằm cải cách thể chế nền hành chính nước ta trong những nǎm sắp tới
Khái lược về một số thể chế được thiết lập ở nước ta vào những nǎm đầu tiên sau khi Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945 thành công càng thấy rõ tính hiện đại vǎn minh của những tư tưởng xây dựng thiết chế sâu sắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại với thời gian và với lịch sử của dân tộc ta. Rõ ràng việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về thiết chế để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một vấn đề lớn, đòi hỏi nhiều công trình nghiên cứu tầm cỡ. ở đây chúng tôi mạnh dạn nêu lên các khía cạnh sau đây:
1. Đã đến lúc cầy thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính bằng một thể chế mới, thể chế đó có vai trò như là một trong khâu đột phá khẩu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuẩn bị chủ động, sẵn sàng cho hội nhập Quốc tế
Hiến pháp 1946 là minh chứng mẫu mực cho một sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá kiểu mới đầy chông gai thử thách mà Đảng ta đã tiếp cận ngay từ tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tháng 9 nǎm 1960. Đã 40 nǎm trôi qua, nhưng đường lối công nghiệp hoá, trong đó có sự ưu tiên phát triển công nghiệp mà đất nước có lợi thế (điện lực, dầu khí, xi mǎng...), càng trở nên hiện thực. Chỉ có đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì mới vượt qua sự tụt hậu nghiêm trọng về kinh tế. Thể chế hành chính là thượng tầng kiến trúc, là tư duy trí tuệ, không thể là rào cản để phát huy nội lực, sức mạnh hạ tầng cơ sở, thành quả hợp tác quốc tế của 15 nǎm đổi mới kinh tế mang lại. Với những kết quả bước đầu cải cách thể chế hành chính (trong đó có thủ tục hành chính), cho phép khẳng định thể chế của nền hành chính là "bà đỡ" cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thể chế phải đóng vai trò mở đường, là tầm nhìn chiến lược những thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI.
2. Cần thừa kế các ưu điểm trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống thể chế trong những nǎm đổi mới vào cải cách thể chế hành chính, nổi bật nhất là
- Bảo đảm môi trường pháp lý để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Thể chế phải đi trước một bước, không bị động với sự biến động tất yếu của thực tiễn đời sống. Điều này đòi hỏi cải cách thể chế hành chính gắn liền với khoa học dự báo về môi trường kinh tế - xã hội trong nước và bối cảnh khách quan của thế giới bên ngoài.
3. Cần từng bước khắc phục một số thiếu sót trong quá trình phát triển thể chế trong những nǎm đã qua
- Thiếu tính cụ thể và đồng bộ, nhiều chữ song ít nội dung hàng động, quá nhiều vǎn bản dưới luật.
- Thiếu tầm nhìn, chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, lạc hậu với bối cảnh mới.
- Chậm pháp chế hoá các đường lối và chính sách mới.
- Mất cân đối nghiêm trọng giữa ban hành luật và khâu tổ chức thực hiện luật.
4. Xây dựng chương trình tổng thể cải cách thể chế hành chính, trong đó
- Đánh giá, rà soát thể chế hành chính hiện hành theo tiêu chuẩn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Xác định cơ cấu và mối quan hệ biện chứng, thứ tự trước sau các bộ phận thuộc hệ thống thể chế hành chính cần được cải cách.
- Xác định tính ưu tiên trong cải cách thể chế hành chính, tập trung chuyên gia giỏi, nâng cao chất lượng và tầm nhìn cải cách thể chế hành chính.
- Thay đổi quy trình xây dựng thể chế hành chính, trong đó có những bước thực nghiệm trước lúc công bố.
- Củng cố nǎng lực tổ chức thực hiện và sửa đổi thể chế sau khi được ban hành một cách kịp thời, nhanh chóng, đúng với phong cách đại công nghiệp.
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 4, tr. 56.
2. Sđd, tr, 56, 57.
3. Sđd, tr, 57.
4. Sđd, tr,101.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 4, tr. 7.
6. Trích theo Lịch sử quốc hội Việt Nam 1946 - 1960, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 34.
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 4, tr. 147