Ngành quân y làm theo lời Bác

BS Cát Huy Dương

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như trong kháng chiến chống xâm lược Mỹ để thống nhất đất nước, Bác Hồ rất quan tâm đến ngành quân y. Bác thường gửi thư đến các cuộc hội nghị của ngành và nhiều lần đến thǎm các cơ sở quân y thuộc trung ương hoặc địa phương. 

Qua các thư bác gửi cho ngành, qua các lời huấn thị của bác khi đến thǎm các cơ sơ quân y, ngành quân y đã lấy chính trị làm gốc, tư tưởng dẫn đầu, thường xuyên quán triệt hai nhiệm vụ cơ bản của Đảng giao là cùng với các ngành có liên quan tham gia bảo vệ sức khoẻ, sức chiến đấu của quân đội và phát huy sáng kiến đè cao trách nhiệm trong việc cấp cứu, cướp cứu và điều trị thương binh bệnh binh trả nhanh nhiều quân số khoẻ về chiến đấu, công tác và sản xuất giảm tỷ lệ tử vong tàn phế tới mức thấp nhất, đối tượng phục vụ là quân đội, dân quân, du kích và nhân dân trong vùng hoạt động của bộ đội. Cục quân y đã chỉ đạo xây dựng ngành qua các phương châm y học cách mạng trước hết là quan điểm phục vụ "lương y như từ mẫu ", phương châm y học đự phòng lấy phòng bệnh làm chính, phương châm điều trị toàn diện, phương châm Đông Tây y kết hợp , phương châm tự lực cánh sinh lấy tự lực làm chính tranh thủ sự viện trợ của các ngành có liên quan ở trong nước và sự viện trợ của nước ngoài, phương châm kết hợp quân dân y. Cục quân y đã tạo điều kiện để toàn ngành tham gia các đợt chỉnh huấn chính trị, tham gia học tập các chỉ thị nghị quyết của Đảng khi chuyển giai đoạn cách mạng để quán triệt trong mọi hoạt động của ngành. Hằng nǎm dựa vào nhiệm vụ trên giao và dựa vào các phương châm y hoặc cách mạng của ngành mà phát động thi đua và kiểm điểm rút kinh nghiệm để không ngừng tiến lên. Vấn đề Đảng lãnh đạo chuyên môn kỹ thuật cũng được từng bước đấu tranh và thực hiện. 

Trong công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quân y trong thư gửi cho Hội nghị quân y tháng 3-1948, Người viết: " Chúng ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Vì vậy, nhân tài chuyên môn thứ nhất là nhân tài về môn y tế, chỉ sẽ thiếu chứ chưa có thừa. Vì vậy, các ngành chuyên môn, thứ nhất là thuốc, sẽ được đặc biệt trọng đãi... Bội đội ta thì nhiều, mà nhân tài quân y ta thì còn thiếu. Vì vậy ta phải có những cơ quan quân y lưu động". 

Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc nǎm 1953, về chuyên môn người nói: "Cần luôn luôn học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta hiện nay. Về cán bộ: cần lựa chọn và dào tạo cán bộ mới trong số thanh niên nam nữ". 

Quán triệt lời dậy của bác, ngành quân y đã tích cực chǎm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ngay từ ngày mới thành lập. Để đáp ứng nhu cầu y tá cứu thương ở tuyến đại đội trung đội, Cục quân y đã mở các lớp cứu thương y tá ngắn ngày, đúc rút kinh nghiệm dào tạo và biên soạn tài liệu giáo khoa rồi giao cho các bệnh viện khu vực đào tạo đảm bảo nhu cầu cho địa phương. Cụ liền mở lớp đào tạo quân y sĩ, quân được sĩ và bổ túc các y tá, dược tá khá lên quân y sĩ và quân dược sĩ. Những anh chị em cứu thương giỏi có thành tích được bồi dưỡng thành y tá. Những anh chị em y tá khá do bận phục vụ chiến đáu không về học được thì được đề bạt lên quân y sĩ, quân dược sĩ rồi rút về bổ túc sau. Đường lối cán bộ công nông của Đảng gây một không khí phấn khởi trong đội ngũ quân y sơ cấp và trung cấp của ngành. 

Lực lượng vũ trang ngày càng phát triển nhiều quân khu được hình thành, nhiều sư đoàn được thành lập, nhu cầu cán bộ bác xĩ, dược sĩ ngày một nhiều, Cục quân y được phép thành lập một chi nhánh sinh viên quân y, quân dược trong trường đại học y khoa để đào tạo cho quân đội... 

Sau kháng chiến chống Pháp, thấy rõ đối tượng tác chiến sắp tới là Mỹ nguỵ, nhu cầu cán bộ sẽ rất lón, quán triệt lời dậy của Bác ngành quân y tranh thủ thời gian hoà bình đào tạo cấp tốc cán bộ quân y phục vụ kháng chiến chống Mỹ. Trường đại học quân y được thành lập đào tạo hàng nǎm bác sĩ trẻ cho chiến trường. Các quân y sĩ, quân dược sĩ đào tạo trong kháng chiến chống pháp được lần lượt gọi về bổ túc về vǎn hoá và chuyên môn đào tạo thành bác sĩ. Để rút ngắn thời gian bảo đảm nhu cầu cán bộ cho chiến trường, trường đại học quân y biên soạn chương trình đào tạo thành các bác sĩ chỉ huy quân y các bác sĩ nội khoa chủ yếu điều trị bệnh sốt rét và các bệnh phổ biến của chiến trường B, các bác sĩ ngoại khoa. Số bác sĩ này biệt danh là bác sĩ chuyên tu vào chiến trường phục vụ rất đắc lực vì đã có kinh nghiệm phục vụ trong kháng chiến chống Pháp. 

Bên cạnh việc đào tạo tại Trường y dược khoa Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình... 

Thấy chiều hướng xây dựng quân đội tiến dần từng bước lên chính quy hiện đại và sẽ kháng chiến chống Mỹ, Cục quân y đã tranh thủ thời gian hoà hoãn đưa hằng trǎm cán bộ quân y cốt cán đi học tập ở Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung, Trung Quốc... về chỉ huy quân y, về ngoại khoa dã chiến, về nội khoa dã chiến phòng chống chất độc hoá học và chất phóng xạ, về quân y hải quân, quân y không quân, quân y thiết giáp để bổ sung cho quân đội. Ngoài ra cũng đã chú ý đào toạ các cán bộ nội khoa và chuyển khoa cao để xử trí những vết thương nặng phức tạp do chiến tranh chống Mỹ gây nên. Từ đó đã xuất hiện nhiều chuyên gia đầu ngành về nội khoa. 

Trong kháng chiến chống Mỹ nhu cầu bác sĩ của chiến trường N2 nam Bộ rất lớn, Bộ Y tế đã cùng Cục quân y cho hép miền Nam B2 mở trường dào toạ bác sĩ từ y sĩ lên tạo ra một luồng không khí hồi hởi phấn khởi trong toàn ngành. Số ngày được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn theo nhu cầu bồi dưỡng của chiến trường nên đã đáp ứng yêu cầu phục vụ chiến đấu. Sau khi thống nhất đất nước, anh chị em được tập tủng bồi dưỡng nâng cao về trình độ vǎn hoá cũng như về chuyên môn một cách toàn diện nên vẫn giữ được vai trò cốt cán của mình. 

Về mặt tổ chức , theo huấn thị của Bác là phải gọn nhẹ hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta, ngành quân y đã áp dụng nguyên tắc bảo đảm quân y theo khu vực vì đất nước ta vừa và vừa hẹp lại bị nhiều sông ngòi chia cắt do đó trong kháng chiến chống Mỹ gay go ác liệt, trong miền Nam đã hình thành nhiều khu vực: khu vực miền Tây Nam Bộ, khu vực Miền Nam B2, khu vực Tây nguyên, khu vực Khu 5 và khu vực Bình Trị Thiên, quân y từng chiến trường tự bảo đảm quân y cho bộ đội tác chiến trong khu vực. Cục quân y tǎng cường cán bộ, thuốc men và cả các đội điều trị, đội vệ sinh phòng dịch các đội chuyên khoa vào chiến trường để từng chiến trường tự lực cấp cứu điều trị, chỉ chuyển những thương bệnh binh nặng mãn tính vượt khả nǎng theo đường mòn Hồ Chí Minh ra điều trị và an dưỡng ở ngoài Bắc. 

Quân y từng chiến trường tuỳ theo hoạt động của địch và cách đánh của ta mà hình thành tổ chức bảo đảm quân y cho phù hợp. Thông thường các quân y tỉnh đội được củng cố có nhiều đội phẫu lưu động, nhiều bệnh xá ở giáp ranh được phụ vụ tác chiến của bộ đội địa phương đồng thời phục vụ cho chủ lực khi dược trên điều đến đánh địch, sau khi đánh địch xong chủ lực rút đi quân y tỉnh đội phải thu nhận thương bệnh binh của chủ lực trả số khỏi cho chủ lực đưa số mãn tính về bệnh viện của quân khu. Do địch rất cơ động mặt khác do bộ đội ta trưởng thành cũng rất nhanh nên các bệnh viện khu vực thường có lực lượng vận tải để chuyển thương, chuyển lương thực từ đồng bằng lên, để tǎng gia cải thiện đời sống và để xây dựng bệnh viện khi di chuyển hoặc bị oanh tạc. Các khoa của bệnh viện thường phải đóng cách nhau một hai cây số và tự lập về mọi mặt để khi bị địch uy hiếp có kế hoạch phòng vệ hạn chế thiệt hại và khi trên thành lập đơn vị mới thì toàn khoa được bổ sung để kịp thời bảo đảm về mặt quân y... 

Về mặt phòng bệnh và chữa bệnh , nhiệm vụ của y tế không dừng ở chỗ chữa bệnh chờ người bệnh đến để chữa mà cần quan tâm nhiều đến công tác phòng bệnh nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bác khuyên cần chủ động trong việc chǎm sóc sức khoẻ chú ý bồi dưỡng cho anh chị em y sĩ, y tá nắm được tình hình bệnh tật cán bộ nhân viên từng cơ quan, hướng dẫn biết cách phòng chống để anh chị em tự biết giữ sức khoẻ. Trong hoàn cảnh khó khǎn thiếu thốn cần cơ nhiều biện pháp thích hợp để cải thiện đời sống làm cho sinh hoạt vui tươi thoải mãi. Lại phải vận động nhân dân cùng làm thì công tác phòng bệnh mới có hiệu quả cao. Trong chữa bệnh cần thực hiện khẩu hiệu người thầy thuốc phải như là người mẹ hiền . Về thuốc men cần lưu tâm sử dụng thuốc Nam trong vùng, vận dụng y học dân tộc trong chữa bệnh. 

Lời khuyên của Bác thật là thiết thực, giản dị, áp dụng được trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ và thực tế đã nâng cao sức khoẻ của anh chị em trong các cơ quan đơn vị. Lời khuyên của Bác còn là những phương châm cơ bản để xây dựng ngành Y tế Việt Nam. 

Kỷ yếu hội nghị khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khoẻ
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website