Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010
  • Về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010
  • 17-CT/TW
  • Chỉ thị
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • 23/10/2002
  • 23/10/2002
  • Ban Bí thư
  • Phan Diễn
Nội dung:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

*

Số: 17-CT/TW

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2002

 

CHỈ THỊ

CỦA BAN BÍ THƯ

Về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010

 

Sau 8 năm thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII) và 4 năm thực hiện Thông tri 03-TT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), sự nghiệp thể dục thể thao nước ta đã có bước phát triển đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Thể dục thể thao quần chúng được mở rộng trong các đối tượng và địa bàn với nhiều hình thức phong phú, đã có 13% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Thể dục thể thao trường học được chú trọng hơn. Thành tích các môn thể thao được nâng cao, nhiều môn đạt thứ hạng cao tại các Đại hội thể thao Đông - Nam Á (SEA Games) và một vài môn đạt trình độ chung của châu Á. Công tác tổ chức và quản lý ngành thể dục thể thao được tăng cường một bước quan trọng. Cơ sở vật chất thể dục thể thao bước đầu được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới. Quan hệ quốc tế về thể thao được mở rộng.

Tuy nhiên, thể dục thể thao quần chúng phát triển còn chậm, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi, biên giới; chất lượng và hiệu quả thể dục thể thao trong trường học còn hạn chế, thiếu những điều kiện để phát triển. Thành tích của nhiều môn thể thao còn thấp so với khu vực và thế giới. Trong hoạt động thể thao còn nhiều biểu hiện tiêu cực. Công tác quản lý chưa theo kịp nhu cầu phát triển của thể dục thể thao.

Nguyên nhân chủ quan của những mặt hạn chế, yếu kém kể trên chủ yếu là do nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư thích đáng cho công tác thể dục thể thao. Công tác quản lý, chỉ đạo của ngành thể dục thể thao chậm được đổi mới, chưa thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá hoạt động thể dục thể thao nhằm phát huy tiềm năng to lớn của nhân dân. Ngành Giáo dục - Đào tạo chưa có những giải pháp tích cực và hiệu quả để phát triển thể dục thể thao trong trường học. Đội ngũ cán bộ thể dục thể thao, nhất là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyện viên, giáo viên, còn thiếu và yếu. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu.

Trong giai đoạn mới, sự nghiệp thể dục thể thao cần được tiếp tục phát triển theo những quan điểm đã nêu trong Chỉ thị 36-CT/TW và phương hướng, nhiệm vụ đã được Đại hội IX của Đảng xác định:

"Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đông - Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động văn hoá thể thao".

Công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước, trước hết là góp phần nâng cao sức khoẻ, rèn luyện ý chí, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống và nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao lòng tự hào dân tộc và đẩy lùi tệ nạn xã hội ở từng địa phương. Phấn đấu đến năm 2010 toàn quốc đạt tỉ lệ 18 - 20% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 80 - 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định; giữ vị trí là một trong ba nước đứng đầu về thể thao ở khu vực Đông - Nam Á, một số môn có thứ hạng cao tại các giải thể thao châu Á và thế giới.

Để thực hiện phương hướng, nhiệm vụ trên, các cấp uỷ đảng và chính quyền cần lãnh đạo thực hiện tốt những việc sau:

1. Tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể về nhiệm vụ phát triển thể dục thể thao nhằm nâng cao thể lực, bồi dưỡng ý chí, phát huy nhân tố con người, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Hoạt động thể dục thể thao quần chúng ở xã, phường, cơ sở là cái nền cơ bản để phát triển thể dục thể thao ở nước ta. Cần có sự chỉ đạo hướng dẫn phát triển thể dục thể thao quần chúng ở cơ sở trong toàn quốc, đối với tất cả các đối tượng, kể cả người cao tuổi, người khuyết tật, trước hết là thanh, thiếu niên, lực lượng vũ trang; chú trọng địa bàn nông thôn, miền núi; khai thác và phát huy các hình thức tập luyện cổ truyền và các môn thể thao dân tộc. Xây dựng mạng lưới hướng dẫn viên, vận động viên làm nòng cốt cho phong trào. Từng bước hình thành khu trung tâm thể dục thể thao của xã, phường, thị trấn gắn với trường học, các điểm vui chơi của thanh, thiếu niên và các thiết chế văn hoá tại cơ sở. Trên cơ sở đó, phát hiện, bồi dưỡng các tài năng thể thao trẻ.

3. Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao ở trường học. Tiến tới bảo đảm mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục thể chất; xem đây là một tiêu chí xét công nhận trường chuẩn quốc gia.

4. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo cán bộ thể dục thể thao và đào tạo tài năng thể thao quốc gia; hình thành các cơ sở y học thể dục thể thao. Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, ý chí, tinh thần dân tộc, lòng dũng cảm, trí sáng tạo, tính trung thực cho vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ thể dục thể thao.

5. Phát triển các môn thể thao Việt Nam có ưu thế. Tiếp tục thực hiện chuyên nghiệp hoá một số môn thể thao phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và sớm tổng kết, rút kinh nghiệm để thống nhất nhận thức, thực hiện tốt hơn, đảm bảo định hướng phát triển lành mạnh.

6. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá thể dục thể thao. Đổi mới cơ bản các hình thức và biện pháp quản lý nhà nước về thể dục thể thao; chuyển giao phần lớn việc điều hành các hoạt động thể thao cho các tổ chức xã hội về thể dục thể thao. Tạo cơ sở phát triển kinh tế thể thao.

7. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ và xây dựng cơ sở vật chất để đảm bảo cho sự nghiệp thể dục thể thao nước ta phát triển bền vững, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước. Coi trọng tổng kết thực tiễn và xây dựng lý luận chuyên ngành thể dục thể thao.

8. Tăng mức đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực thể dục thể thao, ưu tiên cho việc phát triển thể dục thể thao ở trường học, ở nông thôn và miền núi.

Các địa phương cần có biện pháp tích cực nhằm huy động nguồn đóng góp, đầu tư của xã hội để phát triển thể dục thể thao. Thực hiện nghiêm túc việc quy hoạch đất đai cho hoạt động thể dục thể thao ở xã, phường, trường học.

9. Ngành Thể dục thể thao, các bộ, ngành và địa phương có liên quan cần góp phần với tinh thần tích cực nhất việc chuẩn bị về mọi mặt để tổ chức tốt nhất SEA Games 22 (năm 2003) và thi đấu đạt thành tích cao tại SEA Games, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân, nhằm đảm bảo các mục tiêu chính trị, văn hoá, ngoại giao. Cần có kế hoạch và biện pháp bảo quản, sử dụng có hiệu quả các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao sau SEA Games, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể đăng cai Đại hội Thể dục thể thao châu Á và các giải thể thao quốc tế khác.

Dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng các bộ, ngành, trước hết là Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ ngành thể dục thể thao xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao đến năm 2010.

Các tỉnh uỷ, thành uỷ có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra công tác thể dục thể thao với những chỉ tiêu, biện pháp cụ thể. Cần đưa nhiệm vụ phát triển thể dục thể thao vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá của mỗi địa phương.

Ban Khoa giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Uỷ ban Thể dục thể thao có trách nhiệm giúp Ban Bí thư hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị.

Chỉ thị này được phổ biến đến chi bộ để tổ chức thực hiện./.

 

T/M BAN BÍ THƯ

Phan Diễn

 

Văn bản khác

Số hiệu
Trích yếu
Ngày ban hành
Ngày hiệu lực
File
94/QĐ-TW
15/10/2007
15/10/2007

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website