Đông Ti-mo (Timor-Leste)

Cộng hòa Dân chủ Đông Ti-mo (The Democratic Republic of Timor-Leste) 

Mã vùng điện thoại: 670    Tên miền Internet: .tl

c

Quốc kỳ Cộng hòa Dân chủ Đông Ti-mo

Vị trí địa lý: Đông Ti-mo gồm phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Ti-mo (đảo Ti-mo nằm ở phía Nam quần đảo In-đô-nê-xi-a) cùng hai đảo nhỏ phụ cận là Cam-Binh và Gia-Cô. Phía Tây của đảo Ti-mo là lãnh thổ của In-đô-nê-xi-a (thuộc tỉnh Nusa Tenggara Timur). Phía Đông và Bắc của Đông Ti-mo gần với các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a, phía Nam gần với Ố-xtrây-li-a và được ngăn cách cách bởi biển Ti-mo.

Diện tích: 24.000 km2

Khí hậu: Nhiệt đới ấm và nóng. chia làm 2 mùa: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 12, mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 4.

Địa hình: Về phía bắc của đảo nhiều núi đồi là eo biển Ombai and eo biển Wetar.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ; khí tự nhiên; ngành công nghiệp cà phê lớn và giàu tiềm năng

Dân số: khoảng 1.178.300 người (2013)

Các dân tộc: Gồm hai chủng tộc chính là Malay, Papuan và thiểu số người Hoa.

Ngôn ngữ chính: Tiếng Tetum và tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức, tiếng In-đô-nê-xi-a và tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc.

Lịch sử: Năm 1509, các thương nhân Bồ Đào Nha bắt đầu đến đảo Ti-mo và năm 1556 lập thuộc địa đầu tiên ở Lifau (hiện là quận Oecussi) ở phía Tây Bắc của đảo Ti-mo, sau đó mở dần phạm vi thuộc địa ra toàn đảo Ti-mo. Từ 1942 đến 1945, phát xít Nhật xâm chiếm Ti-mo, dùng đây làm căn cứ chống Ố-xtrây-li-a và quân đồng minh. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Bồ Đào Nha quay lại quản lý Đông Ti-mo và coi đây là một tỉnh “hải ngoại” của mình.

Đầu năm 1975, Lãnh đạo Liên minh Dân chủ Ti-mo (UDT) đã cùng Hiệp hội Dân chủ Hoà bình Ti-mo (APODETI) hợp thành mặt trận chống lại Mặt trận Cách mạng vì một Đông Ti-mo Độc lập (FRETILIN), chủ trương sát nhập Đông Ti-mo vào In-đô-nê-xi-a. Tháng 9-1975, FRETILIN giành lại được quyền kiểm soát Di-li và đơn phương tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Đông Ti-mo. Tháng 12-1975, In-đô-nê-xi-a đã đưa quân chiếm Dili, thủ phủ Đông Ti-mo, lật đổ chính phủ Cộng hoà Dân chủ Đông Ti-mo.

Trong suốt thời gian sau khi In-đô-nê-xi-a chiếm đóng Đông Ti-mo, LHQ đã ra nhiều nghị quyết lên án In-đô-nê-xi-a, yêu cầu rút quân khỏi Đông Ti-mo và tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Đông Ti-mo. Tháng 1-1999, In-đô-nê-xi-a đã thay đổi lập trường đối với vấn đề Đông Ti-mo, đưa ra “Đề nghị 2 điểm”: Đông Ti-mo chọn độc lập hoặc tự trị. Kết quả, Đông Ti-mo đã chọn con đường độc lập. Tháng 10/1999, Hội đồng Hiệp thương Nhân dân In-đô-nê-xi-a (MPR) phê chuẩn kết quả bỏ phiếu ngày 30/8/1999 ở Đông Ti-mo và chính thức chấp nhận để Đông Ti-mo tách ra khỏi In-đô-nê-xi-a.

Tháng 4-2006, Đông Ti-mo rơi vào khủng hoảng với một loạt vụ xung đột bạo lực xảy ra trên khắp các đường phố thủ đô Đi-li, chính quyền không kiểm soát được tình hình, buộc phải cầu cứu sự giúp đỡ của lực lượng quốc tế. Tháng 4-2007, Đông Ti-mo tổ chức tổng tuyển cử bầu Tổng thống mới. Tháng 5-2007, ông Jose Ramos Horta chính thức nhậm chức Tổng thống.

Tháng 2-2009, LHQ đã quyết định gia hạn thêm hoạt động của UNMIT và tiếp tục triển khai lực lượng an ninh quốc tế (ISF) theo yêu cầu của Chính phủ Đông Ti-mo. Sứ mệnh này đảm bảo an ninh cho Đông Ti-mo cũng như đào tạo các lực lượng địa phương.

Tôn giáo: Thiên chúa giáo (98%), Tin Lành (1%) và Hồi giáo (1%).

Tổ chức nhà nước:

Chế độ chính trị: Cộng hoà nghị viện.

Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống (nhiệm kỳ 5 năm, mặc dù theo Hiến pháp 22/3/2002 Tổng thống chỉ đóng vai trò là biểu tượng quốc gia nhưng vẫn có quyền phủ quyết, giải tán quốc hội và tổ chức tổng tuyển cử).

Người đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng

Tên gọi Chính phủ: Hội đồng Bộ trưởng

Sau bầu cử 30/8/2001, Quốc hội lập hiến Ti-mo Lex-te chuyển thành Quốc hội đầu tiên của Đông Ti-mo, cơ quan quyền lực cao nhất gồm 88 đại biểu (nhiệm kỳ 5 năm). Hiện nay, số lượng đại biểu Quốc hội (nhiệm kỳ 2007-2012) giảm xuống còn 65 người.

Hệ thống Toà án, công tố, kiểm soát theo mô hình Nhà nước Cộng hoà

Các khu vực hành chính: Được chia thành 13 tỉnh, 65 quận, thị: Lautém, Baucau, Viqueque, Manatuto, Dili AileuManufahi, Liquiçá, Ermera, Ainaro, Bobonaro, Cova, Lima, Oecusse.

Kinh tế: Khi LHQ tiếp quản năm 1999, nền kinh tế Đông Ti-mo bị tàn phá nặng nề. Hiện Đông Ti-mo là nước nghèo nhất Châu Á, phải sống dựa hoàn toàn vào sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế và LHQ. Là nước mới độc lập, nền kinh tế của Đông Ti-mo còn rất nhiều khó khăn. Nông nghiệp là khu vực chủ đạo trong nền kinh tế Đông Ti-mo, chiếm 25% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) và sử dụng 75% lực lượng lao động. Một nửa dân số có thu nhập dưới 1 USD/ngày. Tỷ lệ thất nghiệp cao, theo điều tra của LHQ là 20%. Đông Ti-mo có tiềm năng lớn về dầu lửa và khí đốt. Dự kiến Đông Ti-mo có thể thu được 7 tỷ USD trong 20 năm tới từ việc khai thác và phân chia dầu khí với Ô-xtrây-li-a.

Văn hóa: Văn hoá Đông Ti-mo phản ánh nhiều ảnh hưởng, gồm Bồ Đào Nha, Công giáo La-mã, và Ma-lai-xi-a. Văn hoá Đông Ti-mo bị ảnh hưởng mạnh bởi các truyền thuyết Austronesian, dù ảnh hưởng của Ki-tô giáo cũng mạnh mẽ. Nước này cũng có truyền thống về thi ca.

Giáo dục, y tế: Ti-mo Lét-xtê đã xây dựng được một số trường Đại học, Cao đẳng và trường học các loại, hiện có tới 6.000 công chức thuộc ngành giáo dục. Tuy nhiên, Đông Ti-mo còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực này như tỷ lệ mù chữ còn cao (chiếm tới 40% dân số), chất lượng giáo dục thấp, thiếu kinh phí, sách giáo khoa và trang thiết bị cơ bản. Đông Ti-mo đã lập được 20 trung tâm y tế mới. Ngành này cũng đang gặp nhiều khó khăn do thiếu ngân sách để mua trang thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc chữa bệnh, đặc biệt, đội ngũ bác sĩ, y tá thiếu trầm trọng.

Thủ đô: Hải cảng Đi-li (Dili)

Các tỉnh, thành phố lớn: Viqueque, Manatuto, Lautém

Đơn vị tiền tệ : Đôla Mỹ (chưa có tiền bản địa).

Quốc khánh : 28/11 (1975)

Danh lam, thắng cảnh: Thủ đô Đi-li, bãi biển Com, ...

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức Quốc tế: LHQ, ASEAN, AsDB, FAOIMF, WB, AMM, v.v..

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 28/7/2002

Đại sứ quán Đông Ti-mo tại Ma-lai-xi-a kiêm nhiệm Việt Nam

Địa chỉ: 62 Jalan Ampang Hilir 55000 Kuala Lumpur

Điện thoại: +60-3-42562046

Fax: +60-3-42562016

E-mail: embaixoda_tl_kl@yahoo.com

Đại sứ quán Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a kiêm nhiệm Đông Ti-mo

Ðịa chỉ: JL- Teuku Umar. No 25, Jakarta Pusat, 10350

Ðiện thoại : 310 0358; 315 6775

Lãnh sự: 315 8537 (Di động: 00-62-811161025)

Fax : 314 9615.

Code: 00-62-21

Email: jakarta@mofa.gov.vn 

 

Ban Tư liệu - Văn kiện (Nguồn tham khảo: chinhphu.vn; mofa.gov.vn)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website