Gioóc-đa-ni (Jordan)

Vương quốc Ha-si-mít Gioóc-đa-ni (Hashemite Kingdom of Jordan)

Mã vùng điện thoại: 962            Tên miền Internet: .jo

c

Quốc kỳ Vương quốc Ha-si-mít Gioóc-đa-ni

Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Đông, giáp Xy-ri, I-rắc, A-rập Xê-út, I-xra-en, Địa Trung Hải, Pa-le-xtin. Tọa độ: 31000 vĩ bắc, 36000 kinh đông.

Diện tích: 92.300 km2

Khí hậu: Chủ yếu là sa mạc khô cằn, ở miền tây từ tháng 11 đến tháng 4 là mùa mưa. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 8 - 140C, tháng 7: 24 - 300C. Lượng mưa trung bình: 100 - 700mm.

Địa hình: Phần lớn là cao nguyên sa mạc ở miền đông; vùng núi cao ở miền tây; thung lũng Great Rift chia tách bờ Tây và bờ Đông của con sông Gioóc-đa-ni.

Tài nguyên thiên nhiên: Phốt phát, bồ tạt, dầu mỏ, đá phiến.

Dân số: khoảng 6.459.000 người (2013)

Các dân tộc: Người A-rập (98%), Circasi (1%), Ac-mê-ni (1%)

Ngôn ngữ chính: Tiếng A-rập; tiếng Anh được sử dụng rộng rãi.

Lịch sử: Từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX, Gioóc-đa-ni là bộ phận của đế chế Ốt-tô-man; đến năm 1920, thuộc quyền kiểm soát của Anh. Năm 1921, Vương Quốc Gioóc-đa-ni do Anh quản lý được thành lập. Năm 1946, Gioóc-đa-ni giành được độc lập. Theo các hiệp ước năm 1946 và năm 1948, Anh được quyền có quân đội và căn cứ quân sự trên đất Gioóc-đan-ni. Năm 1957, các hiệp ước đó bị huỷ bỏ và quân độ Anh rút khỏi Gioóc-đa-ni vào năm 1958. Từ năm 1959, Gioóc-đa-ni đã khôi phục lại các cuộc bầu cử nghị viện và mở rộng quyền tự do chính trị. Năm 1994, ký kết hiệp định hoà bình chính thức với I-xra-en.

Tôn giáo: Đạo Hồi dòng Sun-ni (96%), Đạo Thiên chúa (4%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Quân chủ lập hiến.

Các khu vực hành chính: 12 vùng: Ajlun, Al Aqabah, Al Balqua, Al Karak, Al Mafraq, Amman, At Tafilah, Az Zarqa, Irbid, Jarash, Ma an, Madaba.

Hiến Pháp: Thông qua ngày 8/1/1952.

Thể chế: Quân chủ hành pháp

Đứng đầu Nhà nước: Quốc Vượng.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng

Quốc vương theo chế độ quân chủ cha truyền con nối, Thủ tướng do Quốc Vương chỉ định.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm: Thượng viện (55 ghế, các thành viên do Quốc hội chỉ định, nhiệm kỳ 4 năm) và Hạ viện 110 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, trên cơ sở đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Phá án; Tòa án Tối cao (Toà thượng thẩm cuối cùng).

Chế độ bầu cử: Từ 20 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Al-Ahrar (Đảng Tự do), Đảng Tiến bộ của người Ba'th A-rập, Đảng Dân chủ Hồi giáo A-rập, Đảng Ansar của người Gioóc-đa-ni A-rập, Đảng Dân chủ Cánh tả, Mặt trận Hành động Hồi giáo, v.v..

Kinh tế:

Tổng quan: Gioóc-đa-ni là một nước nhỏ có ít trữ lượng về nguồn nước và các tài nguyên thiên nhiên. Tăng trưởng kinh tế chậm, nợ kéo dài, nghèo khổ, thất nghiệp là những vấn đề nan giải của nước này.

Sản phẩm công nghiệp: Phốt phát, sản phẩm dầu mỏ, xi măng, bồ tạt, hàng công nghiệp nhẹ.

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, lúa mạch, cam quýt, cà chua, dưa hấu, ô liu, cừu, dê, gia cầm.

Giáo dục, y tế: Gioóc-đa-ni là nước có lực lượng lao động có trình độ cao nhất trong nhóm các nước A-rập. Giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ, được thực hiện bắt buộc và miễn phí trong 10 năm và có thể đào tạo học sinh thêm 3 năm nữa. Phần lớn trẻ em đến tuổi đều đi học. Những học sinh muốn học tiếp đại học phải trải qua kỳ thi Tanjihi. Có 9 trường đại học công lập và tư nhân ở Gioóc-đa-ni.

Gioóc-đa-ni luôn tự hào về các dịch vụ y tế của mình, là một trong những nước có dịch vụ y tế tốt nhất trong khu vực, ước tính tuổi thọ trung bình tại Gioóc-đa-ni là 80, cao thứ hai trong khu vực (sau I-xra-en). Hệ thống y tế của đất nước được phân chia giữa các tổ chức công cộng và tư nhân, trong đó, Bộ Y tế hoạt động 1.245 trung tâm chăm sóc sức khỏe và 27 bệnh viện, chiếm 37% tổng số bệnh viện trong cả nước. Dịch vụ y tế Hoàng gia của quân đội có 11 bệnh viện, cung cấp 24% tổng số bệnh viện và Bệnh viện Đại học Jordan chiếm 3% trong tổng số bệnh viện cả nước. Khu vực tư nhân cung cấp 36% của tất cả các giường bệnh, phân bố trong 56 bệnh viện.

Thủ đô: Am-man (Amman)

Các thành p-hố lớn: Az Zarqa, Irbid, Al Aqabah...

Đơn vị tiền tệ: đi-na Gioóc-đa-ni (JD); 1 JD = 100 fil.

Quốc khánh: 25-5 (1946)

Danh lam thắng cảnh: Amman, đền Héc-quyn, pháo đài La Mã A-rắc, đèo Sic, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Quan hệ đối ngoại với Việt Nam

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: 09/8/1980.

Địa chỉ Đại sứ quán của hai nước:

Đại sứ quán Việt Nam tại I-rắc kiêm nhiệm Gioóc-đa-ni:

Địa chỉ: Dawoodi Al-Mansour, Baghdad - Iraq

Điện thoại: 00873.762387890

Fax: 00873.762387891

Đại sứ quán Gioóc-đa-ni tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam:

Địa chỉ: 5 Dong Liu Jie, San Li Tun, Chaoyang Dist, Beijing 100600

Điện thoại: +86-10-65323906

Fax: +86-10-65323283

Email: beijing@fm.gov.jo 


 

 

Ban Tư liệu - Văn kiện (Nguồn tham khảo: chinhphu.vn; mofa.gov.vn)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website