Gru-di-a (Georgia)

Cộng hòa Gru-di-a (Georgia Republic)

Mã vùng điện thoại: 995                   Tên miền Internet: .ge


  Quốc kỳ Cộng hòa Gru-di-a

 
 Vị trí địa lý: Nằm ở phía tây nam châu Á, giáp Nga, A-déc-bai-gian, Ác-mê-ni-ca, Thổ Nhĩ Kỳ và biển Đen. Tọa độ: 42000 vĩ bắc, 43030 kinh đông. 

Diện tích: 69.700 km2

Thủ đô: Tbi-li-xi (Tbilisi)

Lịch sử: Gru-di-a là vùng đất có nền văn minh tương đối phát triển từ thời đồ đá mới. Năm 1801, Gru-di-a sáp nhập vào nước Nga. Năm 1917, những người Men-sê-vích nắm chính quyền. Năm 1918, Đức Anh, Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Gru-di-a. Năm 1921, chính quyền Xô-viết được thành lập tại Gru-di-a. Ngày 12/3/1922, Gru-di-a gia nhập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Da-cáp-ca-dơ và ngày 5/12/1936 trở thành một nước cộng hòa của Liên Xô (cũ). Năm 1991, Gru-di-a tuyên bố là nước cộng hòa độc lập.

Quốc khánh: 26/5 (1991)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa

Hiến pháp: Thông qua ngày 17/10/1995.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Tổng thống.

Bầu cử Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan lập pháp: Hội đồng tối cao (235 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm.

Cơ quan tư pháp: Tòa án tối cao, các thẩm phán do Hội đồng Tối cao lựa chọn theo đề cử của Tổng thống; Tòa án Hiến pháp.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, bầu theo phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Liên minh Công dân Grudia (CUG); Đảng Nhân dân; Đảng Dân chủ quốc gia (NDP); Đảng Xã hội (SPG); Đảng Cộng sản thống nhất Grudia (UCPG); Đảng Cộng hòa thống nhất (URP), v.v..

Khí hậu: Ôn đới ấm áp dễ chịu. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 4 - 70C, tháng 7: 22 - 240C. Lượng mưa trung bình: 1.500 mm. Ở vùng đồng bằng và vùng cao khí hậu khô hơn (lượng mưa: 400 - 600 mm).

Địa hình: Phần lớn là núi với các dãy núi Cáp-ca-dơ lớn ở phía bắc, các dãy Cáp-ca-dơ nhỏ hơn ở phía nam. Vùng đất thấp Côn-khi-đa kéo dài đến biển Đen ở phía tây.

Tài nguyên thiên nhiên: Rừng, tiềm năng thủy điện, mangan, sắt, đồng, than, dầu mỏ, khí hậu vùng ven biển và đất đai rất phù hợp để trồng chè và cam quýt.

Dân số: 3.483.800 người (2013)

Các dân tộc: người Gru-dia (83,7%), người A-déc-bai-gian (6,5%), người Ác-mê-nia (5,7%), người Nga (1,5%), dân tộc khác (2,6%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Gru-di-a (71%); tiếng Nga (9%), tiếng Ác-mê-ni-a (7%), tiếng A-ze-ri (6%), ngôn ngữ khác (7%).

Tôn giáo: đạo Chính thống 83,9%, đạo Hồi 9,9%, Chính thống giáo Ác-mê-ni-a 3,9%, Thiên chúa giáo 0,8%, không tôn giáo 0,7% (số liệu thống kê năm 2003).

Kinh tế: Nền kinh tế Gru-di-a dựa vào hoạt động du lịch biển Đen; trồng trọt cam quýt, chè, nho; khai thác mangan, đồng; sản xuất rượu vang, máy móc, hóa chất, hàng dệt. Nhập khẩu phần lớn năng lượng, bao gồm khí tự nhiên và các sản phẩm dầu mỏ. Nguồn tài nguyên năng lượng lớn là tiềm năng thuỷ điện. Nhập khẩu năng lượng, trong đó có khí đốt và các sản phẩm dầu khí.

Sản phẩm công nghiệp: Thép, máy bay, máy công cụ, dụng cụ đúc, đầu máy xe lửa điện, xe tải, máy kéo, hàng dệt, giầy dép, hóa chất, sản phẩm gỗ, rượu vang.

Sản phẩm nông nghiệp: Cam quýt, nho, chè, rau, khoai tây; nuôi thú.

Đơn vị tiền tệ: đồng Lari (GEL), 1USD = 1,66 GEL (tháng 6/2013).

Văn hóa: Văn hóa Gru-di-a đã phát triển từ hàng nghìn năm cùng lịch sử nền văn minh hai quốc gia tiền thân của nó là Iberian và Colchian, tiếp tục phát triển cùng Vương quốc Gru-di-a thống nhất ở thời triều đình Bagrationi đạt tới đỉnh cao về văn học cổ điển, nghệ thuật, triết học, kiến trúc và khoa học ở thế kỷ XI. Ngôn ngữ Gru-di-a tràn đầy sức sống cộng với bảng chữ cái độc nhất, và nền văn học Gru-di-a cổ điển với nhà thơ sử thi huyền thoại Shota Rustaveli đã được hồi sinh ở thế kỷ XIX sau một giai đoạn hỗn loạn kéo dài, lập nên những nền tảng cho các thành tựu của các tác giả thuộc trường phái lãng mạn. Văn hóa Gru-di-a với nền văn minh độc đáo và duy nhất cũng có ảnh hưởng từ Hy Lạp cổ điển, La Mã và Đế chế Byzantine, và sau này là bởi Đế chế Nga góp phần tạo ra bản sắc Châu Âu của nền văn nước này.

Gru-di-a nổi tiếng vì có một nền văn hóa dân gian phong phú, âm nhạc truyền thống độc đáo, sân khấu, phim, nghệ thuật,... Người dân Gru-di-a được thế giới biết tới về lòng yêu âm nhạc, khiêu vũ, sân khấu và điện ảnh như đã được chứng minh trong thế kỷ XX với những đóng góp to lớn của họ vào nền nghệ thuật thế giới..

Giáo dục:
 Trẻ em bắt đầu đến trường từ năm 6 tuổi và tốt nghiệp khi 17 tuổi. Học sinh tốt nghiệp được cấp bằng và có thể đi làm hoặc tiếp tục học lên cao hơn. Nhiều tộc người thiểu số có những trường học riêng dung cả thổ ngữ lẫn tiếng Gru-di-a. Các trường tư và trường chuyên ngày càng phát triển. Có 21 trường đại học cao đẳng, hơn 100 trường tư và bán công.

Các thành phố lớn: K'ut'aisi, Bat'umi...

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế CIS, EBRD, ECE, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, V.V..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Tbi-li-xi, K'u-tai-si, Su-khu-mi, các bãi biển, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 30/6/1992

Đại sứ quán Gru-di-a tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ca-dắc-xtan kiêm nhiệm Gru-di-a

Địa chỉ: 6 Saryarka, 10floor, office 1030-1040, Astana 010000, Kazakhstan

Điện thoại: +7-7172-990375

Fax: +7-7172-990379

Email: vnemb.kz@mofa.gov.vn

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website