An-ba-ni (Albania)

Cộng hòa An-ba-ni (Republic of Albania)

Mã vùng điện thoại: 355         Tên miền Internet: .al

co

Quốc kỳ Cộng hòa An-ba-ni

Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam bán đảo Ban-căng, giáp Xéc-bi-a, Môn-te-nê-grô, Ma-xê-đô-nia, Hy Lạp, biển Lô-ni-an và biển A-đri-a-tíc. Tọa độ: 41000 vĩ bắc, 20000 kinh đông. 

Diện tích: 28.748 km2

Thủ đô: Ti-ra-na (Tirane)

Lịch sử: Vùng đất An-ba-ni ngày nay vốn là một tỉnh của nhà nước In-li-ri-a thời La Mã cổ đại. Sau đó, bị By-dăng-tin và đế quốc Ốt-tô-man lần lượt cai trị. Ngày 28/11/1912, An-ba-ni tuyên bố độc lập. Trong những năm 1939 - 1943, bị phát xít I-ta-li-a và Đức chiếm. Cuối năm 1944, An-ba-ni tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân. Từ tháng 3-1992, An-ba-ni thay đổi thể chế chính trị, đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Ngày quốc khánh: 28-11 (1912)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Dân chủ nghị viện.

Các khu vực hành chính: 36 khu và 1 thành phố*: Berat, Bulqize, Delvine, Devoll, Diber, Durres, Elbasan, Fier, Gjirokaster, Gramsh, Has, Kavaje, Kolonje, Korce, Kruje, Kucove, Kukes, Lac, Lexhe, Librazhd, Lushnje, Malesi e madhe, Mallakaster, Mat, Mirdite, Peqin, Permet, Pogradec, Puke, Sarande, Shkoder, Skrapar, Tepelene, Tirane, Tirane*, Tropoje, Vlore.

Hiến pháp: Thông qua ngày 28-11-1998

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (155 ghế, phần lớn các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu và một số được bầu theo tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, Chánh án do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 4 năm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu và bắt buộc.

Các đảng phái chính: Đảng Xã hội An-ba-ni (PS), Đảng Dân chủ (PD), Đảng Cộng hòa An-ba-ni (PR), Đảng Dân chủ xã hội (PSD), Đảng Thống nhất vì quyền con người (PBDNJ), v.v..

Khí hậu: Ôn đới hải dương (khí hậu Địa Trung Hải).

Địa hình: Phần lớn là đồi núi; đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

Tài nguyên: Dầu mỏ, khí tự nhiên, than, crôm, đồng, gỗ, niken.

Dân số: 2.994.667 người;

Các dân tộc: Người An-ba-ni (95%), người Hy Lạp (3%), các dân tộc khác (2%).

Ngôn ngữ: Tiếng An-ba-ni; tiếng Hy Lạp cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Hồi (70%), Đạo Chính thống An-ba-ni (20%), Đạo Thiên chúa (10%).

Kinh tế: An-ba-ni là nước nghèo theo tiêu chuẩn châu Âu. Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nước này đã xây dựng được một nền công nghiệp có nhiều ngành quan trọng như: điện, hoá dầu, khai khoáng, điện khí hoá nông thôn. Sau năm 1992, tiến độ cải cách của An-ba-ni chậm so với các nước Đông Âu khác do chính trị mất ổn định, hạ tầng năng lượng và giao thông kém. Giai đoạn 2000 - 2008, nhờ sự giúp đỡ của quốc tế và lượng kiều hối lớn (bằng khoảng 15% GDP hàng năm) của người An-ba-ni ở Hy lạp và I-ta-li-a gửi về, kinh tế An-ba-ni bắt đầu tăng trưởng trung bình 6%/năm, tuy nhiên đời sống nhân dân còn khó khăn, phân hoá giàu nghèo sâu sắc. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế An-ba-ni giảm xuống còn 3,3% năm 2009, 3,5% năm 2010 và khoảng 2% năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp còn cao (13,3%); lạm phát khá thấp và ổn định (3,5%); nợ công: 59,7% GDP; dự trữ ngoại tệ: 2,665 tỷ USD; nợ nước ngoài: 5,7 tỷ USD. Thương mại: An-ba-ni quan hệ thương mại chủ yếu với các nước Châu Âu. Năm 2011, xuất khẩu đạt 1,954 tỷ USD với các mặt hàng xuất chủ yếu là: dệt may, giày da, nhựa đường, kim loại và quặng kim loại, dầu thô, rau quả, thuốc lá nguyên liệu... 

Đơn vị tiền tệ: Leke (lếch); 1 USD = 113 Leke (1/2012).

Văn hóa: Một trong những di sản chính của năm thế kỷ cai trị của t-tô-man là sự cải đạo của 60% dân số An-ba-ni từ Thiên chúa giáo sang Hồi giáo. Vì thế, nước này đã trở thành quốc gia đa số Hồi giáo sau khi giành lại độc lập từ t-tô-man.

Ngày nay, với quyền tự do tôn giáo và thờ cúng, Albania có nhiều tôn giáo và giáo pháiSự cuồng tín tôn giáo chưa từng xảy ra, và mọi người thuộc các nhóm tôn giáo khác nhau chung sống trong hoà bìnhHôn nhân khác tôn giáo là điều thường thấy, và tại Albania không hề có sự ngăn cản nào với việc các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau cùng hoạt động tôn giáo của mình…

Dù có quá khứ tôn giáo khác biệt như vậy, tại An-ba-ni không hề có xung đột tôn giáo, chủ yếu bởi người dân An-ba-ni có truyền thống khoan dung tôn giáo rất lớn.

Giáo dục: Giáo dục miễn phí và bắt buộc với tất cả trẻ em từ 7 đến 15 tuổi. An-ba-ni có 4 trường đại học: Ti-ra-na, Fan S.Nôli, Đại học nông nghiệp Ti-ra-na, Luigj Gu-ra-ku-qi và có 5 viện giáo dục cao học.

Quan hệ quốc tế: Lâp quan hệ với Việt Nam 11-2-1950.

Tham gia các tổ chức quốc tế: EBRD, ECE, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, ILO, IMF, IOM, Interpol, IOC, ITU, UN, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Ti-ra-na, cảng Đu-rét, bãi biển Vla-rơ, A-pơ-lô-nia, v.v..

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ An-ba-ni tại Ma-lai-xia (kiêm nhiệm Việt Nam):

Địa chỉ: Kuala Lumpur 31st Floor UBN Tower SLN, P.Rampee 50250 KL.

Điện thoại: +60-3-20788690

Fax: +60-3-20702285

Email: info@albanianembassy.com.mg

Đại sứ Việt Nam tại Hungari kiêm nhiệm An-ba-ni:

Địa chỉ: 1062 Delibab U.29, Budapest, Hungary

Điện thoại: (36-1) 342 5583, 9922

Fax: (36-1) 342 8798

Email: su_quan@elender.hu

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website