Ba Lan (Poland)

Cộng hòa Ba Lan (Republic of Poland)

Mã vùng điện thoại: 48               Tên miền Internet: .pl

Quốc kỳ Cộng hòa Ba Lan

Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Âu, giáp biển Ban-tích, Nga, Lít-va, Bê-la-rút, U-crai-na, Xlô-va-kia, CH Séc và Đức

Diện tích: 321.658 km2 (thứ 9 châu Âu).

Thủ đô: Vác-sa-va (Warsaw)

Lịch sử: Ba Lan là một quốc gia hùng mạnh từ thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XVI. Thế kỷ XVII, Ba Lan bị các nước Áo, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chia cắt. Tháng 11-1918, Ba Lan giành được độc lập và thiết lập nền cộng hòa. Năm 1939, Ba Lan bị phát xít Đức chiếm đóng. Tháng 5-1945, Ba Lan được giải phóng, tuyên bố thành lập nước cộng hòa nhân dân. Tháng 12-1989, Ba Lan đổi tên Cộng hòa Ba Lan.

Ngày quốc khánh: 3/5 (1791)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 16 tỉnh Dolnoslaskie, Kujawsko-Pomorskiw, Lodzkie, Lubelskie, Lubuskie, Malopolskie, Mazowieckie, Opolskie, Podkarpackie, Podlaskie, Pomorskie, Slaskie, Swietokrzyskie, Warmisko-Mazurskie, Wielkopolskie, Zachodniopomorskie.

Hiến pháp: Thông qua ngày 16/10/1997.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm và được Hạ viện thông qua.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm hai viện: Hạ viện (460 ghế, được lựa chọn theo một hệ thống đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm; Thượng viện (100 ghế, được các cử tri ở các tỉnh bầu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán được Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng Quan toà quốc gia với nhiệm kỳ không xác định; Tòa án Hiến pháp, các thẩm phán được Hạ viện lựa chọn, nhiệm kỳ 9 năm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Liên minh Dân chủ cánh tả (SLD), Đảng Nông dân Ba Lan (PSL), Liên minh Tự do (UW), Liên minh Dân tộc Thiên chúa giáo (ZCHN), v.v..

Khí hậu: Ôn đới; mùa đông lạnh giá, mùa hè ôn hòa có mưa rào. Lượng mưa trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng: 500 - 600 mm, miền núi: 1800 mm.

Địa hình: Phần lớn là đồng bằng; núi ở biên giới phía nam.

Tài nguyên thiên nhiên: Than, lưu huỳnh, đồng, khí tự nhiên, bạc, chì, muối.

Dân số: 38,139 triệu (năm 2008).

Các dân tộc: Người Ba Lan (97%), người Đức, Ucraina, Bêlarút, v.v..

Ngôn ngữ: Tiếng Ba Lan; tiếng Anh, Đức, Nga cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (95%), Đạo Chính thống, Đạo Tin lành và các tôn giáo khác (5%).

Kinh tế: Ba Lan là nước có nền kinh tế chuyển đổi thành công. Kinh tế tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 70% các hoạt động kinh tế. Chính phủ áp dụng chính sách tăng cường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài và được các nước EU khuyến khích trợ giúp tài chính. Ba Lan được xếp thứ 5 trên thế giới về độ hấp dẫn đầu tư nước ngoài, đã ký được nhiều dự án lớn với các nước trên thế giới.

Sản phẩm công nghiệp: Máy móc, phương tiện vận tải biển, sắt, thép, hóa chất; thực phẩm; các sản phẩm dầu mỏ.

Sản phẩm nông nghiệp: Khoai tây, hoa quả; thịt gia súc, gia cầm, sữa.

Đơn vị tiền tệ: zloty (Zl); 1 Zl = 100 groszy

Văn hóa: Ba Lan có lịch sử văn hóa lâu dài hàng nghìn năm, có ảnh hưởng từ cả phương Đông và phương Tây. Ngày nay chúng ta vẫn thấy các ảnh hưởng đó trong kiến trúc, văn hóa dân gian và nghệ thuật Ba Lan. Ba Lan cũng nằm trong vùng ảnh hưởng từ các nước như Ý, Đế chế Ottoman, Pháp và Mỹ. Giáo hoàng John Paul II, Fryderyk Chopin, Mikołaj Copernicus, Lech Wałęsa, Henryk Sienkiewicz, Adam Mickiewicz, Jan Matejko, Marie Curie, Roman Polański, Witold Gombrowicz và nhiều người khác đều là công dân Ba Lan. Những món ăn nổi tiếng của ẩm thực Ba Lan gồm bigos, kiełbasa, barszcz (súp củ cải đỏ), czernina (súp máu vịt), schabowy z kapustą, pierogi, gołąbki và nhiều món khoai tây khác.

Giáo dục: Giáo dục được miễn phí và bắt buộc trong 8 năm. Việc vào học ở các trường đại học do kỳ thi tuyển quyết định. Chỉ có khoảng 5% những người dự tuyển được vào học ở các trường tốt nhất. Giáo dục đại học thực hiện trong 5 - 6 năm. Các trường trung học kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp học 4 - 5 năm, các trường dạy nghề 3 năm.

Các thành phố lớn: Katiwice, Lodz, Gdansk, Krakow...

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 04/02/1950.

Tham gia các tổ chức quốc tế BIS, EBRD, ECE, IMF, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, ILO, Interpol, IOC, ISO, ITU, OECD, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Viện bảo tàng Vác-sa-va, Viện bảo tàng văn học, nhà thờ thánh Giôn, cung điện Ben-vê-đe, Viện bảo tàng Mari Quyri, thành phố Kracow, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 4/2/1950

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam:

Địa chỉ: Số 3 Chùa Một Cột, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 84-04-38452027/38453728

Fax: 84-04-38236914

Email: hanoi.amb.sekretariat@msz.gov.pl ; vnhanamb@msz.gov.pl

Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan:

Địa chỉ: Resorowa 36. 02-956-Warsaw

Điện thoại: +48-22-6516098/50; +48-22-6516093

Fax: +48-22-6516095

Email: vnemb.pl@mofa.gov.vn

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website