Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na (Boxina and Herzegovina)

Cộng hòa Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na

Mã vùng điện thoại: 387                Tên miền Internet: .ba

bo xni

Quốc kỳ Cộng hòa Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na

Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Nam châu Âu, giáp biển A-đri-a-tic, Crô-a-ti-a, Xéc-bi-a và Môn-tê-nê-grô. Với đường biên giới đã được thừa nhận, đất nước được phân chia thành Liên bang Hồi giáo/Crô-at (chiếm khoảng 51% lãnh thổ) và Cộng hòa Srpska của những người Xéc-bi Bô-xni-a (khoảng 49% lãnh thổ); khu vực gọi là Héc-xe-gô-vi-na tiếp giáp với Crô-a-ti-a và theo truyền thống là nơi sinh sống của đa số người Crôat. Tọa độ: 44000 vĩ bắc, 18000 kinh đông.

Diện tích: 51.129 km2

Thủ đô: Xa-ra-e-vô (Sarajevo)

Lịch sử: Thế kỷ thứ 6-7, Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na là nơi cư trú của người Xla-vơ, đến thế kỷ 14 trở thành Vương quốc Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na. Từ năm 1463 bị Ôt-tô-man chiếm đóng. Sau khởi nghĩa giải phóng dân tộc 1875 - 1878 lại bị đến quốc Áo - Hung chiếm. Từ năm 1918, là thành viên của Vương quốc Xéc-bi-a, Cro-a-ti-a và Xlô-ve-ni-a. Năm 1945 sau giải phóng gia nhập Liên bang Nam Tư. Năm 1991, Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na tách khỏi Liên bang Nam Tư và tuyên bố độc lập. Ngày 21/11/1995, tại Dayton, Ohio, ba bên tham chiến thuộc Liên bang Nam Tư (Bô-xni-a, Crô-a-ti-a và Xéc-bi-a) đã ký hiệp ước hòa bình dẫn tới việc chấm dứt hơn 3 năm xung đột ở Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na (hiệp ước cuối cùng đã được ký tại Pa-ri (Pháp) vào ngày 14/12/1995). Hiệp ước Dayton đã phân chia Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na tương đối bằng nhau giữa Liên bang Hồi giáo/Crô-at và Cộng hòa Srpska, trong khi vẫn bảo toàn đường biên giới hiện tại của Bô-xni-a.

Quốc khánh: 25-11

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Dân chủ

Các khu vực hành chính: có hai khu hành chính cấp một - Liên bang Bô-xni-a/Crô-at ở Bô-xni-a và Cộng hòa Srpska của người Xéc-bi ở Bô-xni-a

Hiến pháp: Hiệp ước Dayton, ký ngày 14-12-1995, trong đó có bản hiến pháp mới đã có hiệu lực.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Chủ tịch Hội đồng Ttổng thống; các thành viên khác trong ba thành viên đại diện cho dân tộc Xéc-bi, Crô-at và Hồi giáo luân phiên làm Tổng thống (8 tháng một lần).

Riêng: Tổng thống và Phó Tổng thống của Liên bang Hồi giáo/Crô-at thực thi nhiệm vụ luân phiên 3 tháng một lần.

Bầu cử: Ba thành viên Hội đồng Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm; người được số phiếu cao nhất sẽ trở thành Chủ tịch Hội đồng Tổng thống trừ phi ông ta đang là Chủ tịch đương nhiệm; Đồng chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng do Hội đồng Tổng thống bổ nhiệm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện, gồm: Hạ viện (42ghế, trong đó 14 ghế cho người Xéc-bi, 14 ghế cho người Crôat, và 14 ghế cho người Hồi giáo; các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 2 năm); Thượng viện (15 ghế cũng chia đều cho 3 nhóm người; các thành viên do Hạ viện Liên bang Hồi giáo/Crô-at và Quốc hội của Cộng hòa Srpska bầu, nhiệm kỳ 2 năm). Liên bang Hồi giáo/Crô-at cũng có Hạ viện (140 ghế; được bầu theo phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng viện(72 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án hiến pháp, gồm 9 thành viên (4 người do Hạ viện của Liên bang Hồi giáo/Crô-at bầu, 2 người do Quốc hội Cộng hòa Srpska bầu và 3 người không phải là người Bô-xni-a do Chánh án Tòa án châu Âu về quyền con người bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 16 tuổi, nếu đã đi làm; từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Bô-xni-a vì các quyền (BSP), Đảng Yêu nước Bô-xni-a (BPS), Liên minh Dân chủ Crô-a-ti-a (HDZ-BiH), Tổ chức Hồi giáo Bô-xni-a (MBO), Đảng Dân chủ tiến bộ của Cộng hòa Srpska...

Khí hậu: Mùa hè nóng và mùa đông lạnh; ở các vùng cao mùa hè mát, ngắn và mùa đông dài, khắc nghiệt; ở các vùng ven biển khí hậu cận nhiệt đới Địa Trung Hải, mùa đông có mưa, ấm áp.

Địa hình: Núi và thung lũng thuộc dãy An-pơ Đi-na-rich; ở phía bắc, dọc sông Xa-na là đồng bằng hẹp.

Tài nguyên thiên nhiên: Than, sắt, bô xít, măng-gan, đồng, crôm, chì, kẽm, gỗ.

Dân số: 4,6 triệu người (năm 2011)

Các dân tộc: Người Xéc-bi (31%), Bô-xni-a (44%), Crô-at (17%), các dân tộc khác (8%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Crô-at, Xéc-bi, Bô-xni-a.

Tôn giáo: Đạo Hồi (40%), Đạo truyền thống (31%), Đạo Thiên chúa (15%), Đạo Tin lành (4%) và tôn giáo khác (10%)

Kinh tế: Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na là nước chậm phát triển trong Liên bang Nam Tư cũ song cũng có một số ngành kinh tế khá phát triển như khai khoáng, thép, than, lắp ráp phương tiện vận tải, lắp ráp xe tăng và máy bay, dệt may, thuốc lá, đồ gỗ, đồ gia dụng, lọc dầu. Nông nghiệp kém phát triển do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng không thuận lợi, luôn phải nhập khẩu lương thực. Chiến tranh Nam tư vào đầu những năm 1990 đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na. GDP bị giảm 75%, hệ thống hạ tầng cơ sở bị tàn phá nặng nề. Hiện nay, nền kinh tế đang dần được hồi phục, tuy nhiên Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp cao và nhập siêu lớn. Từ năm 2000, nền kinh tế Bô-xni-a đã dần dần hồi phục, GDP tăng bình quân 5% chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài và sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Các ngành công nghiệp chủ yếu của Bô-xni-a là sắt thép, lắp ráp, may mặc, đồ gỗ, lọc dầu.. Các bạn hàng chủ yếu là các nước láng giềng Crô-a-ti-a, Xlô-ven-ni-a, I-ta-li-a, Đức, Áo, Hun-ga-ri.

Sản phẩm công nghiệp: Thép, than, chì, mangan, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, vũ khí.

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, ngô, rau quả, thịt gia súc, gia cầm.

Đơn vị tiền tệ: Mác chuyển đổi (1 BAM = 0,72 USD) -GDP: 31.366 tỷ USD (2011)

Văn hóa: Ẩm thực Bô-xni-a sử dụng nhiều gia vị, nhưng thường với số lượng vừa phải. Nhiều món nhẹ, bởi chúng được nấu với rất nhiều nước, các loại nước chấm hoàn toàn tự nhiên, với số lượng ít hơn các loại nước rau quả trong món. Các nguyên liệu thông thường gồm cà chua, khoai tây, hành, tỏi, hạt tiêu, dưa chuột, cà rốt, bắp cải, nấm, rau bina, zucchini, đậu khô, đậu tươi, mận, sữa, cháo đặc và kem được gọi là Pavlaka. Ẩm thực Bô-xni-a cân bằng giữa các ảnh hưởng phương Tây và phương Đông. Hậu quả của gần 500 năm cai trị của Ốt-tô-man, thực phẩm Bô-xni-a liên quan chặt chẽ tới ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, và các nền ẩm thực của Đế chế Ốt-tô-man và Địa Trung Hải. Tuy nhiên, vì những năm cai trị của Áo, có nhiều ảnh hưởng từ Trung Âu. Các món thịt thông thường gồm chủ yếu là thịt bò và thịt cừu. Một số món đặc sản địa phương là ćevapi, burek, dolma, sarma, pilaf, goulash, ajvar và toàn bộ các loại đồ ăn ngọt phương Đông. Các loại rượu ngon nhất địa phương có từ Héc-xê-gô-vi-na nơi có khí hậu thích hợp cho việc trồng nho. Héc-xê-gô-vi-na Lô-ra (tương tự như Italian Grappa nhưng ít ngọt hơn) rất phổ biến. Mận (sljiva/rakija) hay táo (jabukovaca (jabuka = táo)) được sản xuất tại Bosnia. Các nhà máy rượu Herzegovinian sản xuất rất nhiều rượu mạnh và cung cấp cho toàn bộ các nhà máy rượu của Nam Tư cũ (rượu mạnh là cơ sở của hầu hết các loại đồ uống có cồn).

Giáo dục: Giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 15. Phần lớn trẻ em sau khi học xong tiểu học đều theo học trung học ở các trường dạy nghề, trường năng khiếu hoặc các trường khác, Hơn 85% số người trong độ tuổi biết chữ. Trong nước có 4 trường đại học.

Các thành phố lớn: Banja Luka, Zenica...

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế: EBRD, ECE, FAO, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, OSCE, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Ở thủ đô Xa-ra-e-vô: Nhà thờ cổ (thế kỷ XV), tổ hợp các công trình thể thao của Thế vận hội Ô-lim-píc mùa đông, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 26/01/1996, Việt Nam công nhận và lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ với Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na. Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na cử Đại sứ thường trú tại Ma-lai-xi-a kiêm nhiệm Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam tại Hung-ga-ri kiêm nhiệm Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na. Cho đến nay, quan hệ chính trị, kinh tế giữa Việt Nam và Bạn chưa có gì đáng kể.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website