Cộng hòa Bun-ga-ri (The Republic of Bulgaria)
Mã vùng điện thoại: 359 Tên miền Internet: .bg
Quốc kỳ Cộng hòa Bun-ga-ri
Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Nam châu Âu, trên bán đảo Ban-căng, giáp Ru-ma-ni, biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ma-xê-đô-ni-a và Xec-bi-a. Có vị trí chiến lược gần eo biển Thổ Nhĩ Kỳ; kiểm soát tuyến đường bộ từ châu Âu tới Trung Đông và châu Á. Tọa độ: 43000 vĩ bắc, 25000 kinh đông.
Diện tích: 110.910 km2.
Thủ đô: Xôphia (Sofia).
Lịch sử: Từ thế kỷ VI, Bun-ga-ri là vùng đất của người Xla-vơ, đến thế kỷ VII có thêm người Bun-ga-ri nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Vào cuối thế kỷ XIV, Bun-ga-ri nằm dưới sự thống trị của đế quốc Ốt-tô-man. Năm 1878, Bun-ga-ri giành được độc lập và dưới sự trị vì của nhà vua người Xla-vơ. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Bun-ga-ri đứng trong phe của Đức và Áo. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Bun-ga-ri theo Khối liên minh Đức – I-ta-li-a – Nhật. Ngày 9/9/1944, với sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân Bungari đã giành được độc lập từ tay bọn phát xít. Từ đó cho tới năm 1989, chính quyền nằm trong tay Đảng Cộng sản. Sau khi thay đổi thể chế chính trị (tháng 11-1989), Bun-ga-ri đã đổi tên thành Cộng hòa Bun-ga-ri và đã nhiều lần thay đổi chính phủ. Từ tháng 5-1997, chính quyền do Liên minh các lực lượng dân chủ (UDF) nắm.
Quốc khánh: 3-3 (1878)
Tổ chức nhà nước:
Chính thể: Dân chủ nghị viện.
Các khu vực hành chính: 9 tỉnh: Burgas, Grad Sofiya, Khaskovo, Lovech, Montana, Plovdiv, Ruse, Sofiya, Varna.
Hiến pháp: Thông qua ngày 12-7-1991.
Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.
Đứng đầu Chính phủ: Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ tướng).
Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ tướng) do Tổng thống bổ nhiệm.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội (một viện) gồm 240 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm.
Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, Chánh án do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 7 năm; Tòa án Hiến pháp, 12 thẩm phán được bổ nhiệm hoặc bầu với nhiệm kỳ 9 năm.
Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.
Các đảng phái chính: Đảng Xã hội chủ nghĩa Bun-ga-ri (BSP), Liên minh các lực lượng dân chủ (UtdDF), Đảng châu Âu cánh tả, Liên minh nhân dân (PU), v.v..
Khí hậu: Ôn hoà, phía bắc và vùng trung tâm ôn đới lục địa, phía nam khí hậu Địa Trung Hải. Nhiệt độ trung bình tháng 1: từ -20C đến 20C, tháng 7: 250C. Lượng mưa trung bình: 450 - 600 mm ở vùng đồng bằng, 1.300 – 3000 mm ở vùng núi.
Địa hình: Phần lớn là núi với miền đất thấp ở phía bắc và đông nam, vùng trung tâm có dãnh núi Stara Planina chạy từ tây sang đông.
Tài nguyên thiên nhiên: Bô-xít, đồng, chì, kẽm, than, gỗ, đất canh tác.
Dân số: ước tính 7,2651 triệu (năm 2010)
Các dân tộc: Người Bun-ga-ri (83%), Thổ Nhĩ Kỳ (8,5%), Hy Lạp (2,6%) và các dân tộc khác.
Ngôn ngữ chính: Tiếng Bun-ga-ri; tiếng Nga được sử dụng rộng rãi.
Tôn giáo: Đạo Chính thống (36,5%), Đạo Hồi (13%), Đạo Do Thái (0,85), Đạo Thiên chúa (1,5%), v.v..
Kinh tế: Bun-ga-ri là nước cộng hòa nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm 23,3%, công nghiệp chiếm 22,7% GDP. Thập kỷ 1990 sau chuyển đổi nền kinh tế Bun-ga-ri gặp rất nhiều khó khăn, tăng trưởng âm, lạm phát phi mã. Từ năm 2000, kinh tế bắt đầu phục hồi, đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Từ năm 2002 đến nay mức tăng GDP hàng năm đạt trên 5%. Đời sống người dân được cải thiện, tuy nhiên do giá cả sinh hoạt cao nên một bộ phân vẫn nghèo đói, khó khăn.
Sản phẩm công nghiệp: Máy móc, kim loại, hóa chất, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nhiên liệu hạt nhân.
Sản phẩm nông nghiệp: Rau quả, thuốc lá, rượu, hạt cỏ dừa, đường...
Đơn vị tiền tệ: Lê-va (Leva). Tỷ giá 1 USD = 1,47 Leva (2/2012)
Văn hóa: Bun-ga-ri là đất nước có nền văn hóa lâu đời và phong phú với nhiều công trình kiến trúc cổ kính như nhà thờ Boyana, nhà thờ Alexander Nevsky, tu viện Rila…
Đây cũng là một trong những đất nước trồng hoa hồng lớn nhất thế giới, có lễ hội Hoa hồng được tổ chức hàng năm tại Kazanlak từ ngày 30/5 đến 1/6.
Giáo dục: Giáo dục miễn phí và bắt buộc trong 8 năm, bậc trung học cũng được miễn phí. Đào tạo khoa học - kỹ thuật được đặc biệt chú ý trong các trường học, nhưng còn thiếu trang thiết bị hiện đại và phương thức đào tạo chưa hợp lý. Để vào được trung học, học sinh phải qua một kỳ thi và phần lớn học sinh ở các thành phố chọn 1 trong 5 loại trường học chuyên ban. Có một số trường đại học và viện đào tạo mở những lớp trình độ cao hơn.
Các thành phố lớn: Plovdiv, Varna...
Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 8/2/1950. Tham gia các tổ chức quốc tế BIS, EBRD, ECE, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..
Danh lam thắng cảnh: Nhà thờ Hồi giáo thời cổ; Nhà thờ Thánh Gioóc; Viện bảo tàng khảo cổ học; Nhà thờ A-lếch-xan-đrơ Nép-xki; thành phố nghỉ mát Vá-can và các bãi tắm trên bờ biển Đen, v.v.
Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 8/2/1950
Địa chỉ Đại sứ quán:
Đại sứ quán Cộng hòa Bun-ga-ri tại Hà Nội:
Địa chỉ: Số 5, Phố Núi Trúc, khu Vạn Phúc – Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-04) 38452908
Fax: (84-04) 38460856
Email: bgremb@fpt.vn ; bgremb13@fpt.vn
Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Bun-ga-ri:
Địa chỉ: Phố Jetvarka, No 1, Sofia 1113
Điện thoại: +359-2-9632609/9632743
Fax: +359-2-9633658
Email: vnemb.bg@mofa.gov.vn
Website: http://www.vietnamembassy-bulgaria.org/