Crô-a-ti-a (Croatia)

Cộng hòa Crô-a-ti-a (Republic of Croatia)

Mã vùng điện thoại: 385                        Tên miền Internet: .hr


  Quốc kỳ Cộng hòa Crô-a-ti-a

Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Nam châu Âu, giáp Slô-ven-nia, Hung-ga-ri, Xéc-bia, Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na và biển A-đri-a-tíc. Án ngữ phần lớn các tuyến đường bộ từ Tây Âu đến biển Aegean và eo biển Thổ Nhĩ Kỳ. Tọa độ: 45010 vĩ bắc, 15030 kinh đông.

Diện tích: 56.542 km2

Thủ đô: Da-gờ-rép (Zagreb)

Lịch sử: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khi đế chế Habsburg kết thúc, Nghị viện Crô-a-ti-a chấm dứt quan hệ với Hung và Áo. Crô-a-ti-a sáp nhập vào Xéc-bi-a, Bô-xni-a và Hec-xê-gô-vi-na, Môn-te-nê-grô và Xlô-ven-nia hình thành Vương quốc của người Xéc-bi, Crô-a-ti-a và Xlô-ven. Năm 1929, vua Alexander I của Xéc-bi tuyên bố hủy bỏ hiến pháp và đổi tên vương quốc thành Nam Tư. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nam Tư trở thành nước độc lập dưới sự lãnh đạo của Nguyên soái Titô. Tháng 5-1991, Crô-a-ti-a tuyên bố độc lập và tách khỏi Nam Tư.

Quốc khánh: 25/6/1991

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Dân chủ nghị viện.

Các khu vực hành chính: 21 hạt, 1 thành phố: Bjelovar-Bilogora, thành phố Zagreb, Dubrovnik-Neretva, Istra, Karlovac, Koprivnica-Krizevci, Krapina-Zagorje, Lika-Senj, Medimurje, Osijek-Baranja, Pozega-Slavonia, Primorje-Gorski Kotar, Sibenik, Sisak-Moslavina, Slavonski Brod-Posavina, Split-Dalmatia, Varazdin, Virovitica-Podravina, Vukovar-Srijem, Zadar-Knin, Zagreb.

Ngoài ra, có 2 quận tự quản đặc biệt là Glina và Knin dưới sự giám sát của người Xécbi.

Hiến pháp: Thông qua ngày 22/12/1990.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm hai viện gồm Thượng viện (68 ghế, 63 ghế được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu, 5 ghế do Tổng thống bổ nhiệm, nhiệm kỳ 4 năm) và Hạ viện (127 ghế, các thành viên được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, Tòa án Hiến pháp, các thẩm phán do Hội đồng Tư pháp bổ nhiệm, nhiệm kỳ 8 năm. Hội đồng Tư pháp do Hạ viện bầu ra.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu (từ 16 tuổi nếu có công ăn việc làm).

Các đảng phái chính: Đảng Tự do xã hội Crôatia (HSLS); Đảng Dân chủ xã hội Crô-a-ti-a (SDP); Đảng Nông dân Crô-a-ti-a (HSS); Đảng Nhân dân Crô-a-ti-a (HNS); Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (HKDU), v.v..

Khí hậu: Địa Trung Hải và lục địa; mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình mùa đông: 5-100C; tháng 7: 25 - 260C.

Địa hình: Rất đa dạng; các đồng bằng bằng phẳng dọc theo biên giới với Hung-ga-ri, các dãy núi thấp và vùng đất cao gần bờ biển A-đri-a-tic và các hòn đảo.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, than đá, bôxit, sắt, silic, mica, đất sét, muối.

Dân số: 4,5 triệu người (2012)

Các dân tộc: người Crô-a-ti-a: 89,63%, người Xéc-bi-a: 4,54%...

Ngôn ngữ chính: Tiếng Xéc-bô-crô-át; tiếng I-ta-li-a, Hung-ga-ri, Séc, Xlo-vak và tiếng Đức cũng được sử dụng.

Tôn giáo: đạo Thiên chúa: 87,83%; đạo Chính thống: 4,42%...

Kinh tế: Trong Liên bang Nam Tư trước đây, Crô-a-ti-a là nước được công nghiệp hoá và có nền kinh tế phát triển với bình quân thu nhập theo đầu người cao hơn so mức bình quân của Nam Tư. Sau khi tuyên bố độc lập, chính phủ đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế. Từ năm 2000 đến nay kinh tế phát triển tốt. Các lĩnh vực du lịch, dược phẩm, chế tạo máy, thiết bị y tế, đóng tàu là thế mạnh của Crôatia.

Sản phẩm công nghiệp: Hóa chất, kim loại, thiết bị máy móc, sắt thép, sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng, tàu biển.

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, đường, hạt có dầu, hoa quả; gia súc, gia cầm, sữa.

Đơn vị tiền tệ: Cu-na (Kuna); 1 USD = 5,89 Cu-na (11/2012)

Văn hoá: Văn hóa Crô-a-ti-a là kết quả của một lịch sử dài mười bốn thế kỷ đã chứng kiến sự phát triển của nhiều thành phố và các công trình. Đất nước này có bảy Địa điểm di sản thế giới và tám vườn quốc gia; có một nền nghệ thuật và văn học lâu dài và một truyền thống âm nhạc. Một khía cạnh đáng chú ý khác là sự đa dạng về ẩm thực và loại quà tặng truyền thống nổi tiếng của Croatia.

Giáo dục: Giáo dục cơ bản là bắt buộc, bắt đầu từ 7 - 8 tuổi. Hệ trung học 4 năm không bắt buộc. Giáo dục ở các cấp là miễn phí.

Các thành phố lớn: Split, Rijeka, Dsijek...

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 01/7/1994. Tham gia các tổ chức quốc tế BIS, EBRD, ECE, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thành phố Dubrovnik, thủ đô Đa-grép, bãi biển A-đri-a-tic, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 1/7/1994

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán của Crô-a-ti-a tại Ma-lai-xia kiêm nhiệm Việt Nam:

Địa chỉ: Số 3 Jalan Mengkuang, Off Jalan Ru, Ampang, 55000 Kuala Lumpur, Malaixia.

Điện thoại: +60-3-42535340

Fax: +60-3-42535217

Email: croemb.kuala-limpur@mvpei.hr

 Đại sứ quán Việt Nam tại Hung-ga-ri kiêm nhiệm Crô-a-ti-a:

Ðịa chỉ : 1146 Budapest – Thokoly Ut 41

Ðiện thoại: 342 5583, 342 9922

Fax : 352 8798

Email: vp.budapest@mofa.gov.vn

Code: 00-36-1

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website