Erich Honecker (25/8/1912 – 29/5/1994), nhà hoạt động trong phong trào cộng sản Đức và quốc tế, người đứng đầu nước Cộng hoà Dân chủ Đức từ 1971 tới 1989.
|
Erich Honecker (1912 – 1994) |
Honecker sinh tại Max-Braun-Straße ở Neunkirchen, nay là Saarland, con trai một người thợ mỏ. Năm 1926, ông gia nhập Liên đoàn Thanh niên cộng sản Đức (KJVD) - đội hậu bị của Đảng Cộng sản Đức (KPD).
Năm 1929, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đức. Năm 1930, ông sang Matxcơva để học tại Trường Quốc tế Lênin.
Năm 1931, ông quay trở lại Đức và bị bắt giữ năm 1935, hai năm sau khi phe phát xít lên nắm quyền.
Năm 1937, ông bị kết án mười năm tù vì các hoạt động cộng sản và tiếp tục ở tù cho tới khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Honecker nối lại các hoạt động trong Đảng dưới sự lãnh đạo của Walter Ulbricht. Năm 1946, ông trở thành một trong những thành viên đầu tiên của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands, SED), được thành lập sau sự hợp nhất của Đảng Cộng sản Đức và Đảng Dân chủ xã hội Đức(SPD).
Sau chiến thắng của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức trong cuộc bầu cử tháng 10 năm 1946, Honecker là một trong số những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức trong Nghị viện Đông Đức sau chiếntranh - Đại hội Nhân dân Đức (Deutscher Volkskongress).
Ngày 7 tháng 10 năm 1949, Cộng hoà Dân chủ Đức tuyên bố thành lập và thông qua Hiến pháp mới. Honecker giữ chứcThư ký Uỷ ban Trung ương từ năm 1950; tới năm 1958, ông là ủy viên Bộ chính trị.
Năm 1971, ông giữ chức vụ Bí thư thứ nhất Uỷ ban Trung ương Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.
Năm 1976, ông là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức (Vorsitzender desStaatsratsder DDR).
Trong cuộc khủng hoảng của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa những năm đầu 1980, Honecker và Chính phủ Cộng hoà dân chủ Đức đã từ chối áp dụng các cải cách tại Cộng hoà Dân chủ Đức.
Trước tình trạng bất ổn dân sự, ngày 18 tháng 10 năm 1989, Honecker bị buộc phải từ chức và sang sống lưu vong ở Liên Xô.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô tháng 12 năm 1991, Honecker vào tị nạn trong Đại sứ quán Chile tại Matxcơva.
Năm 1993, Honecker đã sang Chile. Ông lâm bệnh và tạ thế tại Santiago ngày 29 tháng 5 năm 1994.