Fidel Castro (1926 - 2016)
 
 Fidel Castro (1926 - 2016)

Trong thời gian học đại học, Castro tham gia vào nhiều tổ chức chống đối chính quyền. Ông hành nghề luật sư từ năm 1950 đến 1952; trở thành đảng viên Đảng Chính thống (tiếng Tây Ban Nha: Partido Ortodoxo) và vận động để tranh cử vào Quốc hội Cuba. Thế nhưng ý định của Castro chưa thành thì nổ ra cuộc đảo chính của tướng Fulgencio Batista. Batista muốn lên nắm chính quyền để ngăn cản sự lớn mạnh của Đảng Chính thống. Dưới sự cai trị của Batista, hàng ngàn người bị ám sát và nhân dân bị sống dưới sự đàn áp.

Fidel Castro bắt đầu vận động chống lại Batista bằng biện pháp quân sự. Ông liên kết được hơn 200 chiến sĩ cách mạng trên toàn quốc và trở thành thủ lĩnh của họ. Ngày 26 tháng 7 năm 1953, Castro và các đồng chí của mình tấn công vào trại lính Moncada. Hơn 80 chiến hữu bị tử trận, Castro bị bắt. Ông bị đưa ra tòa và bị kết án 15 năm tù. Cuối phiên tòa, Castro đã hùng hồn đọc bài diễn văn "Lịch sử sẽ giải oan cho tôi" (La historia me absolverá), phản ánh quan điểm chính trị của ông.

Một năm sau, Batista đại xá cho nhiều tù chính trị, trong đó có Castro. Castro sang Mexico và lập nhóm vũ trang kháng chiến. Nhóm này lấy tên là nhóm Hai mươi sáu tháng Bảy, để tưởng niệm cuộc nổi dậy Moncada ngày 26 tháng 7 năm 1953. Trong số những người tham gia vào nhóm này có Che Guevara, một sinh viên y khoa đang tập sự tại Mexico City.

Ngày 2 tháng 12 năm 1956, nhóm Hai mươi sáu tháng Bảy, gồm 80 người, trở lại Cuba trên chiếc thuyền Granma dài 18 mét. Họ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi quân chính phủ. Chỉ có 12 người sống sót và rút vào vùng rừng núi Sierra Maestra để tổ chức kháng chiến. Trong số những người sống sót, ngoài Fidel Castro còn có Raul Castro (em trai ông), Che Guevara và Camilo Cienfuegos. Nhóm kháng chiến được quần chúng ủng hộ và phát triển lên đến 800 người. Trong suốt 2 năm, họ áp dụng chiến thuật đánh du kích gây nhiều thiệt hại cho quân chính phủ. Tháng 5 năm 1958, Batista huy động nhiều tiểu đoàn tiến đánh quân kháng chiến. Dù bị thua kém về quân số, phe kháng chiến vẫn thắng nhiều trận quan trọng. Quân của Batista đào ngũ và đầu hàng rất nhiều.

Ngày 1 tháng 1 năm 1959 Fidel Castro đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Cuba, Batista chạy trốn khỏi Cuba. Fidel Castro lên làm Chủ tịch nước.

Hoa Kỳ ban đầu công nhận chính quyền Fidel Castro, nhưng sau khi Castro quốc hữu hóa các công ty Hoa Kỳ tại Cuba thì quan hệ Hoa Kỳ – Cuba trở nên lạnh nhạt.

Tháng 2 năm 1960, Cuba ký một hiệp định thương mại với Liên Xô, trong đó Liên Xô đồng ý bán dầu hỏacho Cuba. Hoa Kỳ cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao và áp dụng chính sách cấm vận đối với Cuba vào ngày31 tháng 1 năm 1961. Cuba tiếp tục thắt chặt quan hệ với Liên Xô và ngày càng nhận nhiều viện trợ quân sự và kinh tế trong ba thập kỷ sau đó.

Là người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cuba, Fidel Castro luôn duy trì được quyền lực và sự tín nhiệm tuyệt đối. Bất chấp những khó khăn về kinh tế những năm 1990, ông từ chối đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, một con đường mà các nước thuộc Liên Xô cũ đã chọn. Ông là mục tiêu của một loạt âm mưu lật đổ của Oa-sinh-tơn, trong đó có âm mưu xâm nhập thất bại vào vịnh Con Lợn của hơn 1.000 phần tử Cuba lưu vong được Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đào tạo và hỗ trợ tài chính, mà sau đó chuyển thành âm mưu ám sát Fidel.

Fidel Castro là vị lãnh tụ có biệt tài hùng biện. Ông là một con người huyền thoại luôn xuất hiện với những suy nghĩ xuất chúng, và hài hước, sự thẳn thắng và thông thái đến kinh ngạc. Riêng trong năm 2005, ông đã có 28 bài phát biểu được truyền hình trực tiếp, so với 15 bài của năm trước. Những cuộc nói chuyện trước công chúng của ông có thể kéo dài tới 6 hoặc 7 giờ liền. Những phát biểu nổi tiếng nhất của ông được thực hiện trong lễ nhậm chức năm 1959, sau cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân thập kỷ 1960 và sau sự kiện Bức tường Béc-lin sụp đổ. Với bộ râu quai nón, dễ nhận ra và thật thân thuộc với bộ quân phục và chiếc mũ lưỡi trai màu xanh ô liu, ông là nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ những người theo đường lối cánh tả ở Mỹ Latinh. Người dân gọi Fidel Castro là “Fidel vô cùng yêu mến” và đề cao “sự nhạy cảm đặc biệt của ông đối với những người khác” cũng như “tinh thần chiến đấu không mệt mỏi vì lý tưởng”. Một chính trị gia Na Uy là thành viên của ủy ban đề cử giải Nobel cho rằng Chủ tịch Castro xứng đáng được ghi nhận vì những nỗ lực không mệt mỏi của ông trong việc giúp đỡ các quốc gia khác, đặc biệt là việc bất chấp thái độ cứng rắn và chống đối của Mỹ mà biểu hiện rõ nhất là lệnh cấm vận áp đặt lên Cuba từ khi nước này giành được độc lập

Ngày 20 tháng 10 năm 2004, Fidel Castro lâm bệnh. Sau cuộc phẫu thuật dạ dày năm 2006, Fidel Castro đã tạm trao quyền lãnh đạo đất nước cho người em trai của mình là ông Raul Castro. Kể từ đó, Fidel Castro không xuất hiện trước công chúng.

Ngày 18 tháng 2 năm 2008, ông đã quyết định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng Tư lệnh quân đội Cuba sau gần 50 năm lãnh đạo.

Fidel Castro đã từ trần hồi 22 giờ 29 phút ngày 25 tháng 11 năm 2016 (theo giờ Cuba), hưởng thọ 90 tuổi./.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website