Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển Liên hợp quốc (UNDAF) - United Nations Development Assistance Framework (UNDAF)

UNDAF là một văn kiện xác định khuôn khổ dể lập kế hoạch chiến lược và xây dựng chương trình phối hợp, góp phần xác định những ưu tiên trong hoạt động của Liên hợp quốc ở cấp quốc gia. UNDAF là cơ sở để tăng cường sự hợp tác của Liên hợp quốc ở cấp quốc gia với sự nhất trí của Chính phủ sở tại. UNDAF còn giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp với các đối tác phát triển nước sở tại.

 - UNDAF không phải là văn kiện về chương trình hoạt động mà là khuôn khổ hướng dẫn chung cho hoạt động chương trình của từng tổ chức Liên hợp quốc. Cụ thể là, trên cơ sở văn kiện UNDAF, từng tổ chức quốc tế xây dựng một khuôn khổ hợp tác riêng với Chính phủ. UNDAF không phải văn kiện đề cập đến tất cả mọi nhu cầu phát triển mà chỉ nhằm đáp ứng những nhu cầu phát triển được ưu tiên của Chính phủ và Liên hợp quốc, do nguồn lực của Liên hợp quốc chỉ ở mức hạn chế. Phạm vi hỗ trợ phát triển cho các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc không phải là toàn diện mà mang tính chất xúc tác. 

 - UNDAF không phải là khuôn khổ để điều phối phát triển tổng thể của Chính phủ và các nhà tài trợ. 
Mục tiêu, nội dung của UNDAF 

 Mục tiêu của UNDF là nhằm nâng cao tác động của các hoạt động hỗ trợ của Liên hợp quốc ở cấp quốc gia trên cơ sở: Chú trọng vào kết quả; Thống nhất về mục đích; Tăng cường sự phối hợp của các tổ chức Liên hợp quốc; Sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực.

 Nội dung của UNDAF thường bao gồm các phần sau: Tóm tắt văn kiện UNDAF; Thông tin cơ sở và giới thiệu; Các mục tiêu bao trùm và mục tiêu cụ thể; Các chiến lược hợp tác; Theo dõi và tổng kết đánh giá; Khuôn khổ kinh phí của chương trình; Các phụ lục. 

 Các đối tác tham gia UNDAF 
Các đối tác tham gia UNDAF gồm: các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống phát triển Liên hợp quốc và các cơ quan tài chính quốc tế Britton Ut có văn phòng tại nước sở tại; các NGOs; Cộng đồng tài trợ; và sự tham gia của các cơ quan đối tác liên quan của Chính phủ sở tại.

 Việt Nam là một trong số 18 nước được Liên hợp quốc chọn để xây dựng thí điểm văn kiện UNDAF. Cho đến nay, các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống phát triển Liên hợp quốc đã xây dựng hai UNDAF cho Việt Nam (UNDAF I cho giai đoạn 1997-2000, UNDAF II cho giai đoạn 2001-2005 và hiện nay đang chuẩn bị đề án xây dựng UNDAF III cho giai đoạn 2006-2010). Việc xây dựng UNDAF không chỉ nhằm tạo ra một sản phẩm thực sự mà còn là một quá trình xây dựng tinh thần cộng tác tập thể. Ngoài phạm vi các quỹ, chương trình và tổ chức thuộc Liên hợp quốc, việc xây dựng UNDAF còn dựa trên cơ sở tham khảo rộng rãi các cơ quan chính phủ, các tổ chức quần chúng, quốc hội, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các nhà tài trợ song phương. 

(Nguồn: Các tổ chức quốc tế và Việt Nam. NxbCTQG)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website