Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) - World Wide Fund For Nature (WWF)

Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên được thành lập ngày 11 tháng 9 năm 1961 tại Thụy Sĩ, với tên ban đầu là World Wildlife Fund. Ngay năm đầu tiên, WWF đã có chi nhánh tại Thụy Sĩ, Vương quốc Liên hiệp Anh và Hoa Kỳ, sau đó mở rộng những chi nhánh tại Áo, Đức, Hà Lan, và Nam Phi. Ngày nay, WWF có chi nhánh tại 59 quốc gia trên thế giới. Năm 1986, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập, và vì mở rộng phạm vi hoạt động nên WWF quyết định đổi tên thành World Wide Fund For Nature (ngoại trừ Hoa Kỳ và Canada còn giữ lại tên cũ).

Biểu tượng của WWF là hình phác họa con gấu trúc lớn tên Chi Chi đang sống tại Sở thú Luân Đôn lúc thành lập WWF.

Mục đích và hoạt động

WWF hoạt động vì mục đích làm giảm bớt sự tàn phá, hủy hoại thiên nhiên do con người gây ra trên toàn cầu, xây dựng một môi trường, trong đó, con người bảo vệ, chăm sóc và sống hòa đồng cùng thiên nhiên.

WWF đưa ra những mục tiêu sau:

Bảo tồn sự đa dạng sinh học của thế giới.

Đảm bảo duy trì sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh.

Xúc tiến việc giảm bớt ô nhiễm môi trường và tiêu thụ lãng phí.

Trong Văn bản thành lập có ghi hoạt động của WWF là "bảo vệ động vật, thực vật, rừng, cảnh quan, nguồn nước, đất đai và những nguồn tài nguyên thiên nhiên qua việc sử dụng và quản trị những khu vực địa lý. Những khoản tài trợ sẽ được chi tiêu cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục các tầng lớp nhân dân, thông tin đại chúng, điều hòa, phối hợp những cố gắng và liên kết những nhóm quan tâm". Về mục tiêu hoạt động, WWF có sự khác biệt với những tổ chức bảo vệ môi trường khác ở chỗ WWF chú trọng vào những vận động hành lang, liên kết với những công ty thương mại để tài trợ cho những dự án dài hạn bảo vệ hệ sinh thái, thay vì tạo những chiến dịch gây dư luận và thu hút hoạt động truyền thông đại chúng ngắn hạn. Trong quá trình hoạt động, WWF đã mở rộng phạm vi hoạt động để trở thành một tổ chức bảo vệ thiên nhiên đaị chúng, đặc biệt, WWF chú trọng ngăn ngừa làm giảm sự phát triển mở rộng của hiệu ứng nhà kính gây ra sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, thành lập những khu vực bảo vệ (conservator) thường xuyên, dài hạn những loài động vật, thực vật bị đe dọa, thay vì chỉ nhắm vào động, thực vật hoang dã như mục tiêu ban đầu.Từ năm 1961, WWF đã tài trợ cho khoảng 12.000 dự án trên 153 quốc gia để chuyển một triệu rưỡi cây số vuông diện tích thành vườn quốc gia.

Trên thế giới hiện có khoảng 4000 nhân viên của trên 100 quốc gia đang hoạt động trong khoảng 300 khu vực địa lý được bảo vệ. Năm 2006, hơn 5 triệu người trên thế giới đã ủng hộ tài chính, với số tiền quyên góp được lên tới trên 374 triệu Euro, sử dụng cho các mục đích bảo vệ thiên nhiên. Nhờ đó, năm 2006 đã triển khai 2000 dự án bảo vệ thiên nhiên và môi trường.

Chủ tịch

1. Hoàng tử Bernhard của Hà Lan (1962–1976) 
2. John H Loudon (1976–1981) 
3. Hoàng thân Philip, Công tước Edinburgh (1981–1996) 
4. Syed Babar Ali (1996–1999) 
5. Ruud Lubbers (2000–2000) 
6. Sara Morrison (2000–2001) 
7. Emeka Anyaoku (2001- đến nay )

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website