Tổ chức phi chính phủ (NGO) - Non-Governmental Organization (NGO)

Một số hội từ thiện ra đời từ giữa thế kỉ XVII ở Anh và một số nước châu Âu, do các giáo hội và những người hoạt động xã hội, từ thiện đứng ra thành lập; ban đầu hoạt động trong phạm vi quốc gia, sau đó mở rộng ra ngoài nước, chủ yếu là ở các nước thuộc địa của họ. Ở Hoa Kỳ, năm 1789 có Quỹ Cứu trợ thế giới do Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ thành lập. Từ sau các cuộc Chiến tranh thế giới I, II, các Tổ chức phi chính phủ (TCPCP) ra đời ngày càng nhiều, hoạt động rộng khắp các nước.

 Ngày nay, có nhiều TCPCP được thành lập ở các nước phát triển, chủ yếu hoạt động ở các nước nghèo, đang phát triển với phạm vi không chỉ trong khuôn khổ nhân đạo, từ thiện ban đầu, mà còn tham gia vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, văn hoá, giáo dục, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, chính trị, v v. 

 Ở Việt Nam, các TCPCP của nước ngoài đã vào hoạt động từ nhiều thập kỷ qua, nhất là thời kỳ đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, chủ yếu trong vùng tạm chiếm, họ hoạt động cứu trợ những người di cư từ Bắc vào Nam, di dân vào ấp chiến lược, nạn nhân chiến tranh. Sau ngày miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, phần lớn các tổ chức này rút khỏi miền Nam, chỉ còn lại một vài tổ chức hoạt động ở miền Bắc. Từ ngày Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, các TCPCP dần dần trở lại, hoạt động ở hầu khắp các địa phương trong nước; với hình thức phong phú, đa dạng, đã góp phần tích cực vào đời sống xã hội, nhất là việc cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người khuyết tật, viện trợ y tế, phát triển giáo dục, xây dựng nông thôn, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo vv. Tuy nhiên, đã có những người thuộc TCPCP nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thiếu thiện chí, vi phạm chủ quyền Việt Nam.

 Tác dụng và hiệu quả hoạt động của các TCPCP tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, phía nước ngoài phải tôn trọng chủ quyền, luật pháp và truyền thống văn hoá của nước sở tại; phía nước sở tại phải tăng cường quản lí, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Từ năm 1989 đến nay, Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có nhiều văn bản về tổ chức, phân công quản lí, về quan hệ với các TCPCP, gần đây có Quyết định số 59 QĐ/TTg ngày 24.4.2001 của thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Công tác về các TCPCP nước ngoài. 

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website